Hội nghị COP28 chính thức khai mạc - giữa lợi ích và trách nhiệm, thế giới có thể được 'giải cứu'?

19:40 30/11/2023

Hội nghị COP28 chính thức khai mạc vào 13h00 ngày 30/11 (giờ địa phương) tại Dubai - thành phố đông dân nhất của Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) với lời kêu gọi đẩy nhanh hành động vì khí hậu toàn cầu. Khi cuộc khủng hoảng môi trường trở nên tồi tệ hơn ở mọi nơi - đây chính là thời điểm quyết định để "giải cứu thế giới".

COP28 chính thức khai mạc - giữa lợi ích và trách nhiệm, thế giới có thể được 'giải cứu'?
Hội nghị COP28 chính thức khai mạc - giữa lợi ích và trách nhiệm, thế giới có thể được 'giải cứu'?. Trong ảnh: Nhà máy điện Jaenschwalde gần Peitz, miền Đông nước Đức. (Nguồn: Getty Images)

Theo lịch trình của nước Chủ nhà UAE, các sự kiện quan trọng sẽ lần lượt diễn ra từ ngày 30/11 đến ngày 12/12, tuy nhiên cũng có thể kéo dài hơn kế hoạch, như đã từng xảy ra trong các kỳ hội nghị trước đây, nếu các cuộc đàm phán còn chưa ngã ngũ.

Tin liên quan
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ và tham dự COP28
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ và tham dự COP28

Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP28) năm nay sẽ đối mặt nhiều vấn đề nóng và áp lực nhất từ trước tới nay, trong khi đó, mục tiêu kiềm chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C được cảnh báo là “không thể thương lượng!

Phần quan trọng nhất của hội nghị sẽ bắt đầu vào ngày 1/12 với hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo kéo dài hai ngày, trong đó khoảng 140 Nguyên thủ và Thủ tướng Chính phủ sẽ tham dự và trình bày các kế hoạch chống biến đổi khí hậu của quốc gia. Khoảng 70.000 đại biểu từ lãnh đạo các quốc gia và quan chức chính phủ đến các chuyên gia, nhà đàm phán, lãnh đạo doanh nghiệp, nhà báo, các nhóm xã hội dân sự, nhà hoạt động khí hậu từ khắp nơi trên thế giới, sẽ cùng ngồi lại để tìm đáp án cho câu hỏi “Thế giới có thể làm gì để chống lại cuộc khủng hoảng khí hậu tồi tệ hiện nay?”

Thời điểm then chốt buộc phải hành động

COP28 diễn ra vào thời điểm then chốt cho hành động toàn cầu về BĐKH. Nhiệt độ tăng cao kỷ lục và tác động khủng khiếp của các hiện tượng thời tiết cực đoan như cháy rừng, lũ lụt, bão và hạn hán trên toàn thế giới đang khiến việc giải quyết các vấn đề khí hậu ngày càng trở nên cấp bách. Vấn đề cốt lõi cần sớm giải quyết là thế giới phải làm gì để đảm bảo thời tiết không nóng hơn quá nhiều và BĐKH không gây ra thiệt hại nặng nề hơn.

Các nhà khoa học nhận định, thế giới không còn nhiều thời gian hành động để giữ mức gia tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp theo Thỏa thuận Paris tại COP21 vào năm 2015. Ủy ban liên Chính phủ về BĐKH (IPCC) của Liên hợp quốc cho rằng, mục tiêu này là rất quan trọng để tránh những hậu quả thảm khốc.

Trước giới truyền thông, ông Johan Rockström, Giám đốc Viện Nghiên cứu tác động khí hậu Potsdam ở Đức nhấn mạnh, COP28 là cơ hội cuối cùng để đưa ra những cam kết đáng tin cậy về việc bắt đầu cắt giảm lượng khí thải từ nhiên liệu hóa thạch. “Chúng ta cần có những kết quả đáng tin cậy ở Dubai để bắt đầu giảm lượng khí thải từ dầu, than và khí đốt. Mục tiêu kiềm chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C là không thể thương lượng”.

Theo kế hoạch của nước chủ nhà UAE, COP28 sẽ tập trung vào 4 mục tiêu chính. Cụ thể là đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng, có trật tự và bình đẳng; giải quyết vấn đề tài chính khí hậu; đặt thiên nhiên, cuộc sống và sinh kế của người dân vào trung tâm của hành động vì khí hậu và nỗ lực để đưa COP28 thành hội nghị toàn diện nhất từ trước đến nay.

Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng dự kiến sẽ là vấn đề chính khi các quốc gia vẫn còn chia rẽ về việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch trên thế giới. Liên minh châu Âu (EU) đang muốn thúc đẩy một thỏa thuận đầu tiên trên thế giới nhằm loại bỏ việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch gồm than, dầu và khí đốt trên toàn cầu.

Tuy nhiên, các khối và các quốc gia khác tham gia đàm phán tại COP28 có thể sẽ phản đối điều này. Những nhà sản xuất nhiên liệu hóa thạch lớn như Saudi Arabia và các nước đang phát triển hiện đang dựa vào nguồn nhiên liệu này để thúc đẩy nền kinh tế.

Bên cạnh đó, Tài chính khí hậu cũng dự kiến là một vấn đề được quan tâm thảo luận. Trước đó, tại COP27, các bên tham gia đã thống nhất thành lập quỹ chi trả cho những tổn thất mà các nước dễ bị tổn thương phải gánh chịu do tác động của BĐKH.

COP28 cũng là lần đầu tiên lãnh đạo thế giới sẽ cùng nhau đánh giá việc thực hiện mục tiêu đã đề ra trong COP20 năm 2015.

Theo giới quan sát, thách thức đối với COP28 là rất đáng kể, bởi đã đến lúc thế giới phải nghiêm túc đánh giá lại toàn bộ quá trình thực hiện các nội dung của Hiệp định Paris về BĐKH - Thỏa thuận “lịch sử” khi lần đầu tiên thiết lập được một mục tiêu mang tính ràng buộc cho cả thế giới về hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu.

Thu hẹp khoảng cách giữa cam kết và hành động

COP28 gây chú ý dư luận ngay từ bước khởi động, khi nổ ra tranh cãi liên quan tới địa điểm tổ chức sự kiện. UAE là 1 trong 10 quốc gia sản xuất dầu hàng đầu thế giới. Trong khi, Chủ nhà còn bổ nhiệm, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và công nghệ tiên tiến của UAE Sultan Ahmed Al Jaber và Giám đốc điều hành một Công ty dầu mỏ hàng đầu, làm Chủ tịch COP28.

Dầu, giống như khí đốt và than đá, là nhiên liệu hóa thạch. Đây là một trong các nguyên nhân chính gây ra BĐKH vì chúng thải ra khí nhà kính đang làm hành tinh nóng lên như carbon dioxide khi đốt dầu để tạo ra năng lượng. Ngoài ra, công ty dầu mỏ của ông Al Jaber vẫn đang có kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất. Tổ chức 350.org nhấn mạnh: “Điều này tương đương với việc bổ nhiệm giám đốc điều hành của một công ty thuốc lá để giám sát một hội nghị về chữa bệnh ung thư”.

Đáp lại, ông Al Jaber cho rằng, mình có vị thế đặc biệt để thúc đẩy ngành dầu khí hành động. Ngoài ra, ông còn là Chủ tịch Công ty năng lượng tái tạo Masdar, có thể giám sát việc phát triển và áp dụng các công nghệ sạch như năng lượng gió và Mặt trời.

Chuyên gia Mia Moisio từ Viện Khí hậu mới chỉ trích, trên thực tế chưa có quốc gia lớn nào có kế hoạch tăng cường chương trình bảo vệ khí hậu của họ trong năm nay. Ngay cả khi tất cả những lời cam kết được thực hiện vào năm 2030, thế giới vẫn đang hướng tới sự nóng lên toàn cầu khoảng 2,4 độ vào năm 2100, so với thời kỳ tiền công nghiệp.

COP28 chính thức khai mạc - giữa lợi ích và trách nhiệm, thế giới có thể được 'giải cứu'?
Các sự kiện quan trọng của Hội nghị COP28 tại UAE sẽ lần lượt diễn ra từ ngày 30/11 đến ngày 12/12, hoặc lâu hơn. (Nguồn: COP28)

Tại COP27, việc đạt được thỏa thuận trong đó các quốc gia giàu có sẽ phải đóng góp tiền vào quỹ khí hậu để bù đắp cho những thiệt hại khí hậu mà họ gây ra, được coi là một bước đột phá. Quỹ này sẽ giúp các quốc gia chịu ảnh hưởng đặc biệt nặng nề bởi BĐKH đối phó với những hậu quả của tình trạng này. Giờ đây, quỹ này sẽ phải được lấp đầy như cam kết.

Nhưng vẫn còn nhiều điều chưa rõ ràng, như quốc gia nào sẽ đóng góp tiền, khoản đóng góp là bao nhiêu? Quốc gia nào được hưởng và số tiền họ thực sự nhận được là bao nhiêu?

Theo chuyên gia Jan Kowalzig của tổ chức Oxfam, Thỏa thuận Paris năm 2015 là bước đột phá vào thời điểm đó. Nhưng cho đến nay, những kết quả đạt được vẫn chưa đáng kể. Có quá ít hành động được thực hiện. Nhiều quốc gia tiếp tục phụ thuộc nhiều vào than đá, dầu mỏ và khí đốt nên vẫn chưa thể đưa ra cam kết rõ ràng về việc loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch tại các hội nghị thượng đỉnh về khí hậu.

Liệu COP28 có thực sự mang tới những kết quả đột phá? Giới quan sát cho rằng, kỳ vọng về điều này là không nhiều, nhưng thay vì mục tiêu cũ, có thể một mục tiêu mới đầy tham vọng sẽ được thống nhất ở Dubai, nhằm mở rộng năng lượng tái tạo và một nguồn tài chính cụ thể cho những thiệt hại và mất mát do BĐKH.

Hiện chưa rõ kết quả đánh giá việc thực hiện mục tiêu Thỏa thuận Paris như thế nào, nhưng các phân tích chuyên sâu cho thấy, chặng đường để thế giới đạt mục tiêu về khí hậu còn khá dài. Theo dự báo của Liên hiệp quốc, thay vì 1,5 độ C, Trái Đất đang hướng tới mức tăng nhiệt gần 3 độ vào cuối thế kỷ này.

Kể cả mức tăng này cũng chỉ có thể đạt được khi tất cả các cam kết của các quốc gia được thực hiện. Nếu không, mức tăng nhiệt sẽ còn cao hơn nữa. Có vẻ hành động của các quốc gia không giống như cam kết của họ. Do đó, một câu hỏi quan trọng tại COP28 sẽ là làm thế nào để thu hẹp khoảng cách giữa cam kết và hành động.

string(23) "Can't connect to redis!"
Có thể bạn quan tâm
Lâm Đồng khẳng định Samten Hills Đà Lạt không được phép sinh hoạt tôn giáo

Lâm Đồng khẳng định Samten Hills Đà Lạt không được phép sinh hoạt tôn giáo

18:00 25/04/2023

Lâm Đồng - Xung quanh dự án Samten Hills Đà Lạt hiện còn nhiều tranh cãi về việc đây có phải là 'chùa Ấn Độ', 'chùa Tây Tạng' hay không....

Siêu thị ngập tràn khuyến mãi dịp 8-3

Siêu thị ngập tràn khuyến mãi dịp 8-3

06:20 06/03/2024

Từ nay đến hết ngày 13-3, hơn 800 điểm bán thuộc Saigon Co.op đồng loạt triển khai chương giảm giá hàng ngàn mặt hàng đặc trưng, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của chị em phụ nữ nhân dịp Ngày quốc tế phụ nữ 8-3.

Bác sĩ chữa hiếm muộn Phạm Thành Sơn: Người ‘gieo mầm hạnh phúc’

Bác sĩ chữa hiếm muộn Phạm Thành Sơn: Người ‘gieo mầm hạnh phúc’

07:20 11/08/2023

Hơn 10 năm làm việc và cống hiến trong lĩnh vực y khoa, bác sĩ Thành Sơn là một trong những bác sĩ chuyên sản phụ khoa - vô sinh nổi tiếng tại Hà Nội. Ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, bác sĩ đã sớm bộc lộ tài năng và tố chất “nghề”. Sau khi tốt nghiệp loại ưu trường Đại học Y Thái Bình, bác sĩ Thành Sơn về công tác tại Khoa sản - Bệnh viện đa khoa Đức Giang (Hà Nội). Thấu hiểu và đồng cảm với các gia đình hiếm muộn cùng với lòng yêu nghề,...

Nông dân 'thủ phủ' dưa hấu ở Quảng Nam thắng lớn nhờ được mùa, được giá

Nông dân 'thủ phủ' dưa hấu ở Quảng Nam thắng lớn nhờ được mùa, được giá

07:30 08/05/2024

Những ngày này, đi ngang qua các cánh đồng trên địa bàn huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam, đâu đâu cũng bắt gặp hình ảnh nông dân địa phương đang tất bật thu hoạch dưa hấu. Năm nay, bà con đã quẳng nỗi lo tiêu thụ khi dưa vừa được mùa lại được giá, bán 'đắt như tôm tươi' ngay tại ruộng. Đang cặm cụi hái dưa vận chuyển ra bãi tập kết, ông Huỳnh Sang (trú xã Tam Phước, huyện Phú Ninh) chia sẻ, ông bắt đầu xuống giống dưa hấu hồi tháng 1 Âm lịch....

Tàu mắc cạn khiến lưu thông qua kênh đào Suez ùn tắc ngày 25/5

Tàu mắc cạn khiến lưu thông qua kênh đào Suez ùn tắc ngày 25/5

12:30 25/05/2023

Chia sẻ trên Twitter, Leth Agencies cho biết tàu Xin Hai Tong 23 bị mắc cạn vào rạng sáng 25/5 khiến một số tàu có lịch trình qua eo biển bị kẹt lại phía sau.

Kiến nghị xây trạm sạc xe điện trên cao tốc

Kiến nghị xây trạm sạc xe điện trên cao tốc

11:50 27/06/2024

Ban quản lý khai thác - Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam - đang kiến nghị Bộ Giao thông vận tải sớm cho phép bổ sung các điểm sạc xe điện trên các tuyến cao tốc. Mỗi trạm dừng nghỉ bố trí tối thiểu 30 vị trí sạc, 1 trạm biến áp.

Cận cảnh khu đất làm dự án nhà ở bị thu hồi khiến nhiều người nếm trái đắng

Cận cảnh khu đất làm dự án nhà ở bị thu hồi khiến nhiều người nếm trái đắng

13:00 31/08/2023

Dự án Khu nhà ở thương mại đường sắt mở rộng tại Dĩ An, Bình Dương bị thu hồi chủ trương đầu tư, yêu cầu ngừng hoạt động đầu tư....

Đối thoại hữu nghị 2024: Lễ công bố biểu tượng hữu nghị quốc tế TP. Hồ Chí Minh

Đối thoại hữu nghị 2024: Lễ công bố biểu tượng hữu nghị quốc tế TP. Hồ Chí Minh

19:00 24/09/2024

Lễ công bố biểu tượng hữu nghị quốc tế TP. Hồ Chí Minh diễn ra chiều 24/9 tại Công viên Bến Bạch Đằng nằm trong khuôn khổ Đối thoại hữu nghị TP. Hồ Chí Minh (Ho Chi Minh City Friendship Dialogue - FD) năm 2024.

Gilimex khởi công trạm xử lý nước thải tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Gilimex khởi công trạm xử lý nước thải tại tỉnh Thừa Thiên Huế

16:10 16/02/2024

Lễ khởi công Trạm xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp Gilimex diễn ra vào ngày 15/2, tại xã Thủy Phù, thị xã Hương Thủy.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới