Hội đồng trường thành viên có làm giảm vai trò đại học quốc gia, đại học vùng?

02:45 13/07/2025

Nhiều ý kiến cho rằng mô hình hội đồng đại học quốc gia và hội đồng trường đại học thành viên đang hoạt động tốt, dù có những khúc mắc giai đoạn đầu.

Hội đồng trường Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) có các doanh nhân, nhà khoa học uy tín, đóng góp rất nhiều cho định hướng phát triển của trường - Ảnh: ĐHBK

Theo Luật Giáo dục đại học 2018, cơ cấu tổ chức của trường đại học gồm nhiều thành phần, trong đó có hội đồng trường đại học, hội đồng học viện (gọi chung là hội đồng trường).

Tương tự, cơ cấu tổ chức của đại học có hội đồng đại học. Mỗi hội đồng có chức năng và nhiệm vụ khác nhau.

Không làm giảm vai trò đại học quốc gia

Giải thích về sự khác biệt này, GS.TS Lê Minh Phương - chủ tịch hội đồng trường Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) - phân tích mô hình hội đồng trường 2 cấp ở hệ thống đại học quốc gia có thể hiểu đúng rằng cấp 1 là hội đồng đại học quốc gia quyết định chiến lược tổng thể, tài chính, nhân sự cấp cao, liên kết ngành nghề chung.

Cấp 2 là hội đồng trường tại các trường thành viên, điều hành hoạt động thường nhật, quyết định các vấn đề quan trọng về đào tạo, khoa học công nghệ, các chiến lược phát triển riêng phù hợp.

Từ thực tiễn điều hành, ông Phương cho biết đôi khi quyền hạn giữa hai cấp chưa phân định rõ, dễ xảy ra chồng chéo. Các trường thành viên khó tự quyết định các vấn đề mang tính đặc thù riêng, các chiến lược đột phá. Hội đồng cấp 1 chịu trách nhiệm quyết sách các vấn đề lớn, đồng thời trao đủ quyền chủ động cần thiết cho hội đồng cấp 2.

"Thực tế tự chủ tại Trường đại học Bách khoa đã chứng minh việc có hội đồng trường không làm mất vai trò của đại học quốc gia, mà tăng hiệu quả điều hành học thuật và phân quyền minh bạch" - ông Phương nói.

Tương tự, PGS.TS Lê Tuấn Lộc, chủ tịch hội đồng trường Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM), cũng cho rằng thiết chế hội đồng trường hình thành và hoạt động từ khi luật số 34 năm 2018 với những ưu việt và cũng còn nhiều bất cập trong thời gian đầu.

  • Hội đồng trường không phải chỉ 'gật' hay 'lắc'

Tuy nhiên thực tế nhiều năm qua cho thấy hội đồng trường và hội đồng đại học đang làm tốt vai trò và nhiệm vụ của mình.

Các trường thành viên xây dựng chiến lược phát triển đồng bộ với định hướng chung, không phát sinh bất nhất.

PGS.TS Lê Thị Ngọc Điệp - chủ tịch hội đồng trường Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) - cho rằng các trường đại học thuộc đại học quốc gia, đại học vùng đã xây dựng hội đồng trường và vận hành ổn định trong thời gian vừa qua. Hội đồng đại học quốc gia - hội đồng trường có sự phối hợp nhịp nhàng.

Theo bà Điệp, việc duy trì hội đồng trường tại mỗi trường thành viên giúp các trường chủ động, linh hoạt, nhanh chóng trong việc đưa ra các quyết định, chiến lược quan trọng, mà không phải phụ thuộc quá nhiều vào hội đồng đại học quốc gia.

Bên cạnh đó cũng không đặt trách nhiệm, áp lực lớn lên các thành viên của hội đồng đại học quốc gia khi đưa ra quyết định cho các trường thành viên, vốn có đặc thù riêng.

Đại học lớn mạnh từ trường thành viên

Ở khía cạnh pháp lý, PGS.TS Đoàn Thị Phương Diệp, trưởng phòng thanh tra pháp chế Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM), cho rằng về bản chất, mối quan hệ giữa hội đồng đại học và hội đồng trường không phải là quan hệ cấp trên - cấp dưới, hội đồng trường cũng không có trách nhiệm báo cáo và chịu trách nhiệm trước hội đồng đại học.

Vai trò hội đồng đại học tách biệt với hội đồng trường các trường. Đây là điểm quan trọng cần làm rõ để tránh hiểu nhầm rằng hội đồng đại học có thể thay thế vai trò của hội đồng trường. Nếu việc bỏ hội đồng trường thành viên được thông qua, đẩy toàn bộ chức năng đó lên hội đồng đại học là bất khả thi, vừa trái thực tiễn, vừa không phù hợp quy định pháp luật hiện hành.

"Sự lớn mạnh và phát triển bền vững của đại học quốc gia bắt nguồn từ sự lớn mạnh và phát triển bền vững của các đơn vị thành viên. Hội đồng trường ở các trường đại học thành viên là thiết chế đảm bảo tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, là nền tảng cho sự phát triển của các trường" - bà Diệp cho hay.

  • Hội đồng trường đại học: Ai vào, ai ra?

  • Bỏ hay giữ hội đồng trường đại học thành viên?

Theo các trường, tự chủ đại học gắn liền với hội đồng trường.

Việc tự chủ giúp các trường đại học thành viên phát triển nhanh chóng trong thời gian qua, góp phần nâng cao sức mạnh của hệ thống đại học quốc gia, đại học vùng.

Nếu bỏ hội đồng trường của trường đại học thành viên sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện tự chủ, kéo lùi sự phát triển, trưởng thành, từ đó sức mạnh hệ thống cũng bị ảnh hưởng.

PGS.TS Huỳnh Kỳ Phương Hạ - phó hiệu trưởng Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) - cho biết hội đồng trường có 30% là thành viên ngoài trường. Đây là những người có tiếng nói và tầm nhìn chiến lược rất lớn. Họ là các doanh nhân, nhà khoa học có uy tín, đóng góp rất nhiều cho định hướng phát triển của trường.

Từ đó ông cảnh báo "nếu bỏ hội đồng trường, chúng ta có thể bị tụt hậu so với thế giới. Khi các trường thành viên tụt hạng, cả hệ thống sẽ bị kéo theo. Điều này là rất đáng lo ngại".

Cần phân định rõ hơn

Các trường thành viên Đại học Quốc gia TP.HCM đều không đồng tình bỏ hội đồng trường trường đại học thành viên, giữ mô hình hội đồng đại học và hội đồng trường như hiện nay. Tuy nhiên từ thực tế hoạt động, nhiều ý kiến đề xuất cần có điều chỉnh để phân định rõ hơn vai trò của hội đồng đại học và hội đồng trường.

Ông Nguyễn Hoàng Dũng - phó hiệu trưởng Trường đại học Khoa học sức khỏe (Đại học Quốc gia TP.HCM) - đề xuất cần có văn bản pháp lý chi tiết hóa mối quan hệ giữa hội đồng trường và hội đồng đại học quốc gia, đại học vùng, đảm bảo nguyên tắc tự chủ, trách nhiệm, giải trình và giám sát. Ngoài ra cần xác định rõ vai trò giữa các cấp hội đồng.

PGS.TS Đinh Đức Anh Vũ - phó hiệu trưởng Trường đại học Quốc tế (Đại học Quốc gia TP.HCM) - cho rằng ban soạn thảo sửa đổi Luật Giáo dục đại học nên tập trung theo hướng phân định rõ ràng trách nhiệm và mối quan hệ giữa hội đồng đại học và hội đồng trường, làm rõ ràng hơn tính phân cấp, đồng thời đảm bảo hiệu quả quản trị đại học và giữ được tính tự chủ thực chất của từng trường trong hệ thống.

Có thể bạn quan tâm
Nga đóng cửa tổng lãnh sự quán Ba Lan ở Kaliningrad

Nga đóng cửa tổng lãnh sự quán Ba Lan ở Kaliningrad

02:00 12/07/2025

Nga tuyên bố sẽ đóng cửa tổng lãnh sự quán Ba Lan ở lãnh thổ hải ngoại Kaliningrad để đáp trả động thái tương tự trước đó của Warsaw.

Chỉ trình Quốc hội xem xét những nội dung cấp bách để tháo gỡ vướng mắc

Chỉ trình Quốc hội xem xét những nội dung cấp bách để tháo gỡ vướng mắc

14:45 11/07/2025

Cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 10, Chủ tịch QH đề nghị Chính phủ rà soát kỹ lưỡng, chỉ trình Quốc hội xem xét, thông qua nội dung cấp bách để tháo gỡ vướng mắc trong điều hành kinh tế-xã hội.

Người trẻ Việt không đợi giàu mới quản lý tiền

Người trẻ Việt không đợi giàu mới quản lý tiền

11:00 11/07/2025

Bắt đầu vì thấy vui - ở lại vì thấy hiệu quả. Hành vi tài chính mới của người trẻ Việt đang được kích hoạt bằng trải nghiệm số.

11 cán bộ diện Trung ương quản lý bị kỷ luật trong 6 tháng đầu năm

11 cán bộ diện Trung ương quản lý bị kỷ luật trong 6 tháng đầu năm

09:45 11/07/2025

Theo thông cáo từ Ban Nội chính Trung ương, ngày 7/7, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) họp phiên thứ 28 để thảo luận, cho ý kiến về báo cáo tình hình, kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo trong 6 tháng đầu năm 2025 và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm và một số nội dung quan trọng khác. Về kết quả công tác 6 tháng đầu năm, Ban Chỉ đạo đánh giá công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế được tập trung...

Nga siết chặt kiểm soát người nước ngoài, khôi phục hoạt động một sân bay gần Ukraine

Nga siết chặt kiểm soát người nước ngoài, khôi phục hoạt động một sân bay gần Ukraine

09:45 11/07/2025

Ngày 9/7, Tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ thị Bộ Nội vụ nước này thiết lập “Hồ sơ số của công dân nước ngoài” trước ngày 30/6/2026 nhằm phục vụ cho công tác quản lý người di cư.

Tự túc xe chuyển viện, người bệnh được bảo hiểm y tế chi trả ra sao?

Tự túc xe chuyển viện, người bệnh được bảo hiểm y tế chi trả ra sao?

09:45 11/07/2025

Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí vận chuyển người bệnh góp phần giảm gánh nặng chi phí, tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận y tế.

TPHCM tiếp nhận gần 80.000 hồ sơ sau 9 ngày sáp nhập đơn vị hành chính

TPHCM tiếp nhận gần 80.000 hồ sơ sau 9 ngày sáp nhập đơn vị hành chính

09:45 11/07/2025

Từ ngày 1 đến 9/7/2025, TPHCM tiếp nhận gần 80.000 hồ sơ thủ tục hành chính, trong đó hơn 60% thuộc cấp xã. Sau khi sáp nhập đơn vị hành chính, việc xử lý hồ sơ, phản ánh, khiếu nại đang được duy trì liên tục, không gián đoạn.

Người từ 75 tuổi không có lương hưu được nhận trợ cấp 500.000 đồng/tháng

Người từ 75 tuổi không có lương hưu được nhận trợ cấp 500.000 đồng/tháng

04:45 11/07/2025

Chính phủ ban hành Nghị định 176/2025 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về trợ cấp hưu trí xã hội (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7). Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành về đối tượng và điều kiện hưởng trợ cấp hưu trí xã hội; mức trợ cấp hưu trí xã hội; trình tự thực hiện trợ cấp hưu trí xã hội; hỗ trợ chi phí mai táng; kinh phí và thực hiện chi trả trợ cấp hưu trí xã hội. Theo đó, người...

Lịch cắt điện ở Quảng Trị ngày 3.6

Lịch cắt điện ở Quảng Trị ngày 3.6

23:01 10/07/2025

Quảng Trị - Các nơi ở TP Đông Hà, huyện Triệu Phong, Gio Linh, Vĩnh Linh, Cam lộ sẽ cắt điện vào ngày 3.6.2025

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Du học Nhật Bản, Học bổng Nhật Bản, Việc làm tại Nhật Bản, Dịch vụ ở Nhật Bản, Aishin Hà Nội
Du học Nhật Bản
Thông tin du học
Toyota hiace van, commercial van, campervan, toyota hiace van for sale
Toyota hiace van, commercial van, campervan, toyota hiace van for sale
Toyota hiace van for sale
Commercial van for sale
Campervan for sale