Ngày 10/1, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã bỏ phiếu đã thông qua một nghị quyết yêu cầu lực lượng Houthi ở Yemen chấm dứt ngay lập tức các vụ tấn công nhằm vào tàu thuyền ở Biển Đỏ.
Hội đồng Bảo an ra nghị quyết về Biển Đỏ, Nga 'nhắc nhẹ' về liên minh Mỹ |
Một tàu hàng đi qua Kênh đào Suez hướng tới Biển Đỏ vào ngày 10/1. (Nguồn: Getty IMages) |
UN News cho biết, nghị quyết được thông qua với 11 phiếu thuận, 4 phiếu trắng của Nga, Trung Quốc, Mozambique và Algeria, không có phiếu chống.
Theo đó, HĐBA LHQ yêu cầu lực lượng Houthi “ngừng ngay lập tức các vụ tấn công nhằm vào tàu thuyền ở Biển Đỏ, hành động gây phương hại cho thương mại toàn cầu và làm suy yếu các quyền và tự do hàng hải cũng như hòa bình và an ninh khu vực".
Với ngôn từ mạnh mẽ nhất, nghị quyết của HĐBA đã lên án hàng loạt cuộc tấn công của các tay súng Houthi ở ngoài khơi bờ biển Yemen làm gián đoạn nghiêm trọng hoạt động thương mại hàng hải quốc tế đi qua Biển Đỏ và dấy lên nguy cơ xung đột ở Dải Gaza lan rộng ra toàn khu vực.
Tin liên quan |
Tin thế giới 9/1: Nga ra tuyên bố chặn đứng hành động của Ukraine, Trung Quốc Tin thế giới 9/1: Nga ra tuyên bố chặn đứng hành động của Ukraine, Trung Quốc 'khoe' thành công, WHO cảnh báo đau đớn ở Gaza |
Nghị quyết cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế ủng hộ tiến trình hòa bình do LHQ đứng đầu nhằm chấm dứt cuộc nội chiến dai dẳng ở Yemen.
Sau khi nghị quyết được thông qua, Trưởng phái đoàn đại diện thường trực Nga tại LHQ Vasily Nebenzy phát biểu: “Chúng tôi muốn một lần nữa nhấn mạnh rằng, nghị quyết này không thể được coi là hành động hợp pháp hóa các hoạt động của cái gọi là liên minh của Mỹ và các vệ tinh ở Biển Đỏ".
Nhà ngoại giao này cũng bày tỏ "lấy làm tiếc rằng văn kiện này không hề đề cập tình hình tồi tệ tại Dải Gaza, vốn là lý do chính dẫn tới những bất ổn hiện nay ở Biển Đỏ”.
Theo ông Nebenzy, Washington và các đồng minh đã tập hợp một liên minh quốc tế chủ yếu có sự tham gia của tàu Mỹ nhằm đảm bảo an ninh ở Biển Đỏ, song trên thực tế, tính hợp pháp trong hành động của liên minh này làm dấy lên nhiều câu hỏi xét trên khía cạnh luật pháp quốc tế.
Kể từ khi xung đột Israel-Hamas nổ ra ngày 7/0/2023, lực lượng Houthi ở Yemen đã tăng cường các cuộc tấn công nhằm vào tàu thuyền đi qua tuyến hàng hải quốc tế ở Biển Đỏ nhằm thể hiện đoàn kết với người người Palestine.
Mỹ, đồng minh chủ chốt của Israel, cũng đã thành lập một liên minh quốc tế nhằm bảo vệ giao thông hàng hải tại khu vực này, nơi có vai trò chiến lược với ít nhất 12% giao dịch thương mại hàng hóa thế giới đi qua.
Căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên, phương Tây đề xuất nghị quyết về Iran, xung đột ở Ukraine và Dải Gaza, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm Campuchia, kết quả bầu cử Ấn Độ... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h qua.
Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernandez cùng phái đoàn sang Việt Nam chia buồn và dự Quốc tang Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Binh sĩ Ukraine tại Zaporizhzhia cho biết pháo binh Nga khai hỏa gần như 24/7 mỗi ngày, khi họ đang cố tiếp cận phòng tuyến chủ chốt của đối phương.
Vụ tập kích nhắm vào đại sứ quán Iran ở Syria làm 7 cố vấn quân sự thiệt mạng, trong đó có ba chỉ huy cấp cao.
Hàn Quốc nói Triều Tiên lần đầu phóng tên lửa đạn đạo trong vòng hai tháng qua, các quả đạn đều rơi xuống vùng biển phía đông bán đảo.
Các nhà hoạt động phản chiến ở London dán đè ảnh người mẹ bế con ở Gaza lên bức tranh của Picasso để kêu gọi ngừng bán vũ khí cho Israel.
Nga cho biết sáng 13/8, tàu tuần tra của Hạm đội Biển Đen của Hải quân Nga đã phát hiện tàu chở hàng treo cờ Palau đang hướng đến cảng Izmail của Ukraine và đã bắn cảnh cáo chiếc tàu này.
Mới đây, Giám đốc điều hành Tập đoàn năng lượng nguyên tử quốc gia Nga (Rosatom) Alexey Likhachev nhận định, nguy cơ nhà máy điện hạt nhân Kursk bị tấn công là rất cao.
Cựu tổng thống Trump bị nhiều người la ó và chỉ trích khi tham gia Đại hội Toàn quốc của đảng Tự do ở Washington cuối tuần qua.