TP - Quá hẹn tốt nghiệp gần hai năm, hàng chục học viên lớp Bảo vệ thực vật Trường trung cấp Quốc tế Sài Gòn để đòi bằng. Tới nơi mới tá hỏa phát hiện nhà trường không mở ngành này.
Học viên đến Trường trung cấp Quốc tế Sài Gòn làm việc về vụ việc bằng tốt nghiệp. Ảnh: Nhàn Lê |
Học viên đến Trường trung cấp Quốc tế Sài Gòn làm việc về vụ việc bằng tốt nghiệp. Ảnh: Nhàn Lê |
Phản ánh đến báo Tiền Phong, chị T.T.Y.T. (39 tuổi, ngụ quận Bình Tân, TPHCM) cho hay cuối năm 2021, trong lúc lướt mạng thì vô tình thấy quảng cáo Trường trung cấp Quốc tế Sài Gòn (có trụ sở chính tại phường 17, quận Gò Vấp, TPHCM) chiêu sinh lớp Bảo vệ thực vật hệ trung cấp. Khi gọi đến đường dây nóng, chị T. được nhân viên tư vấn cho biết, nhà trường sẽ đào tạo 4 học kỳ và cấp bằng trung cấp chính quy cho học viên. Điểm đặc biệt của khóa học này là người học chỉ cần học trực tuyến 3 buổi mỗi tuần mà không cần trực tiếp tới trường.
Theo lời chị T., khi chị tỏ ý muốn trực tiếp tới trường nộp học phí và tìm hiểu cơ sở vật chất thì người trực đường dây nóng nói rằng văn phòng tuyển sinh nằm tại phường Trường Thọ (TP Thủ Đức) chứ không phải ở trụ sở chính. Cùng với đó, để tiện cho đôi bên, người học chỉ cần gửi hồ sơ, văn bằng qua đường bưu điện và chuyển khoản sớm để nhập học. Sau khi hoàn tất hồ sơ, thủ tục, người học sẽ được nhận biên lai học phí. “Mong sớm có tấm bằng để mở bán thuốc bảo vệ thực vật tại nhà, cải thiện kinh tế gia đình nên tôi nộp học phí ngay mà không do dự”, chị T. nói. Chị cho biết đã 5 lần đóng tiền học phí với tổng cộng hơn 21 triệu đồng, gồm học phí cho 4 học kỳ, chứng chỉ tiếng Anh và lệ phí tốt nghiệp. Tuy nhiên, số tiền trên đều được chuyển vào tài khoản cá nhân. Trong đó, hai lần đầu đóng phí hồ sơ, học phí học kỳ 1 và chứng chỉ ngoại ngữ vào tài khoản bà Bùi Thị Như Quỳnh với số tiền hơn 6,1 triệu đồng. Ba lần sau đóng học phí các học kỳ 2, 3, 4 và phí thi tốt nghiệp vào tài khoản ông Nguyễn Ngọc Hoàn, số tiền 15,5 triệu đồng.
Chị T. nói rằng, khóa học bắt đầu học từ tháng 11/2021, kết thúc tháng 2/2023 và thi tốt nghiệp ngày 16/5/2023. Tuy nhiên, việc thi tốt nghiệp lại diễn ra tại Trường trung cấp Bến Thành (trụ sở tại quận 6) và các học viên được lý giải do Trường trung cấp Quốc tế Sài Gòn đang trong quá trình thay đổi ban giám hiệu nên gặp một số trục trặc. Sau khi thi tốt nghiệp, các học viên được đại diện của Trường trung cấp Bến Thành thông báo khoảng 30-45 ngày sau sẽ cấp bằng tốt nghiệp. “Hơn một năm qua, khi chúng tôi hỏi đại diện Trường trung cấp Bến Thành về thời gian trao bằng thì đều được hứa hẹn hết lần này đến lần khác. Rốt cuộc tôi không biết mình phải tìm đơn vị nào để đòi bằng”, chị T. nói.
Chung hoàn cảnh như chị T., anh H.T.D. (39 tuổi, ngụ tỉnh Gia Lai) cũng đăng ký học và tham gia đầy đủ các lớp học trực tuyến được cho là do Trường trung cấp Quốc tế Sài Gòn chiêu sinh. Vì muốn sớm có tấm bằng để mở cửa hàng kinh doanh, anh D. cũng không chần chừ đăng ký học. Ba năm trôi qua, tiền đã đóng nhưng bằng chưa có, học viên này nhiều lần lặn lội từ Gia Lai xuống TPHCM để đòi bằng tốt nghiệp nhưng vẫn chưa được.
Tìm đến phòng tuyển sinh ban đầu của Trường trung cấp Quốc tế Sài Gòn, học viên này bất ngờ khi nơi này đã thành spa. Gần nhất vào ngày 21/5, anh D. và một số học viên đến trụ sở chính của trường tại quận Gò Vấp thì được thông báo trường đã bán cho chủ mới và lúc bàn giao không có thông tin học viên của lớp Bảo vệ thực vật. “Vì không có bằng nên tôi phải làm tạm công việc khác thay vì mở cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật, việc này ảnh hưởng lớn đến kinh tế gia đình. Các lớp học được tổ chức bài bản trong hai năm liền, thi tốt nghiệp cũng nghiêm túc nên tôi ngã ngửa khi nghe đại diện Trường trung cấp Quốc tế Sài Gòn thông báo nhà trường không đào tạo lớp này. Hóa ra lâu nay tôi học “chui?”, anh D. nói.
Theo lãnh đạo một trường trung cấp tại TPHCM, hiện nay nhan nhản đơn vị “liên kết” chiêu sinh học viên hệ trung cấp, sơ cấp. Thực chất, nhóm người này không làm việc tại trường mà mượn danh trường để tuyển sinh, một số ngành chiêu sinh rầm rộ trong khi trường không được phép đào tạo. “Họ vẫn tổ chức dạy học, có giảng viên, có mở lớp theo hình thức online khiến nhiều người tin tưởng. Người học khi muốn đăng ký bất cứ khóa học nào cần đến trực tiếp trường, có giấy báo trúng tuyển, giấy báo nhập học, phiếu thu học phí rõ ràng để không gặp phải trường hợp tiền đã đóng nhưng bằng không có”, vị này nói.
Trường cũng “ngã ngửa”
Trao đổi phóng viên báo Tiền Phong sáng 23/5, ông Vũ Bá Sinh, Hiệu trưởng Trường trung cấp Quốc tế Sài Gòn, tỏ ra bất ngờ trước thông tin trường chiêu sinh lớp Bảo vệ thực vật hệ trung cấp. “Phóng viên trao đổi tôi mới biết thông tin học viên gian nan đòi bằng lâu thế. Tôi khẳng định trường không đào tạo ngành Bảo vệ thực vật. Tất cả lớp học hệ trung cấp của trường đều đào tạo trực tiếp, không giảng dạy online. Đây là hình thức mạo danh nhà trường”, ông Sinh nhấn mạnh.
Ông Sinh thông tin, nhà trường thay đổi Chủ tịch hội đồng quản trị, đơn vị mới tiếp nhận trường từ tháng 4/2023. “Dù có thay đổi thế nào vẫn đảm bảo quyền lợi của học viên trên hết. Tuy vậy, trường không tiếp nhận thông tin gì về lớp học này. Nhà trường cũng là đơn vị bị hại, ảnh hưởng uy tín trong trường hợp này”, ông Sinh nói.
Dựa vào đường dây nóng, biên lai học phí, thông tin website do phóng viên Tiền Phong cung cấp, ông Sinh khẳng định tất cả đều không phải của nhà trường. Đơn vị từng nhận nhiều phản ánh về việc có bằng giả của trường xuất hiện và nhà trường đang phối hợp cơ quan chức năng để giải quyết việc này.
Trong khi đó, đại diện Trường trung cấp Bến Thành xác nhận, trường có đào tạo mã ngành bảo vệ thực vật, nhưng không tiếp nhận học viên lớp trên. Người tự xưng đại diện Trường trung cấp Bến Thành chỉ là người liên kết tuyển sinh với đơn vị. “Trường có cho thuê một số phòng vào cuối tuần để các đơn vị mượn làm nơi dạy học. Do đó, học viên có thể tới trường thi tốt nghiệp nhưng là một đơn vị khác tổ chức thi”, đại diện Trường trung cấp Bệnh Thành nói.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng chân thành cảm ơn các nguyên lãnh đạo Lào đã có nhiều cống hiến và đóng góp to lớn vun đắp mối quan hệ...
Năm học mới sắp bắt đầu, đây là thời điểm các bậc phụ huynh học sinh đang chuẩn bị cho các con đến trường. Các Nhà xuất bản đang nỗ lực hoàn thiện những bước cuối cùng trong công tác phát hành để đưa sách giáo khoa ra thị trường, phục vụ nhu cầu mua sắm, chuẩn bị cho năm học mới của học sinh trên cả nước.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thảo luận với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi về tình hình liên quan tới xung đột Ukraina và cách Mátxcơva giải quyết cuộc...
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim chi hàng tỉ USD trong kế hoạch 5 năm để giảm nghèo, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Hai anh em ruột bị khởi tố là Nguyễn Thanh Lâm và Nguyễn Thái Dương, cùng ở xã Phổ An, Quảng Ngãi, đã mua các tài liệu giả để nộp hồ sơ đề nghị và được Sở Y tế tỉnh cấp Chứng chỉ khám bệnh, chữa bệnh.
Từ những khó khăn, bất cập, đòi hỏi Hà Nội có góc nhìn rộng mở và những chất xúc tác mới để thúc đẩy tái thiết đô thị từ sáng tạo phát triển, góp phần tạo ra diện mạo văn minh, hiện đại cho Thủ đô.
Sáng 2.2, tỉnh Vĩnh Long tổ chức khai mạc “ Đường gốm và hoa mừng Xuân Giáp Thìn năm 2024” chi phí đầu tư hơn 6,8 tỉ đồng và đón...
21h ngày 24/12, dòng người từ khắp nơi trên địa bàn TP.HCM vẫn đổ về khu vực trung tâm TP.HCM để đón Giáng sinh. Trước cửa Diamond Plaza tập trung nhiều người dân đi chơi lễ và cả những người bán hàng rong. Tuy nhiên, không có cảnh chen chúc, chật chội như những năm chưa có dịch. Khu vực giữa Diamond Plaza và nhà thờ Đức Bà (Quận 1) đáng lẽ phải là nơi đông đúc nhất thì nay lại khá thưa thớt người. Các bạn trẻ tranh thủ lưu giữ lại những khoảnh...
Cơ quan cảnh sát điều tra Công an thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với Dương Văn Lâm (SN 1984, trú tại thôn Trường Sơn, xã Phú Lâm, thị xã Nghi Sơn) về tội 'Cố ý gây thương tích'.