Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Nguyễn Kim Sơn cho biết việc đưa con đi học thêm nhiều cũng xuất phát từ nhu cầu của phụ huynh. Có trường hợp phụ huynh cứ nghe thấy đâu có thầy tốt là phải đưa đến ngay, học một tối 3, 4, 5 ca.
Bao giờ quét sạch được việc dạy thêm, học thêm?
Sáng 20.11, giải trình làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu, Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, đã có người dân gửi tới ông ý kiến chất vấn "bộ trưởng cho biết đến một ngày nào bộ trưởng có thể quét sạch được việc dạy thêm, học thêm trên toàn cõi Việt Nam". Bộ trưởng đánh giá đây là mong muốn hết sức cảm tính.
"Có thể nói việc học thêm, dạy thêm hay các nguyện vọng được học tập ngoài nhà trường là một nhu cầu thực tế. Trong quá trình đáp ứng các nhu cầu của người học thì hoạt động này cũng rất đa dạng.
Bộ đã có nhiều văn bản quy định, đặc biệt là Thông tư 17 để kiểm soát việc dạy thêm, học thêm trong khuôn khổ của nhà trường, vấn đề quy định đạo đức của nhà giáo, văn hóa học đường...", Bộ trưởng nói.
Ông Nguyễn Kim Sơn đánh giá những quy định này rất đầy đủ với hoạt động dạy thêm, học thêm trong môi trường nhà trường. Tuy nhiên, với môi trường ngoài nhà trường thì Bộ xác định đang thiếu cơ sở pháp lý để có thể quản lý, điều tiết, giám sát, xử lý.
Trong quá trình sửa Luật Đầu tư, Bộ GDĐT đã từng gửi các văn bản tới Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chính phủ đề nghị bổ sung đưa dạy thêm, học thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Tuy nhiên, không rõ lý do vì sao trong quá trình từ năm 2020, 2021 việc này không được chấp thuận. Qua đây, ông Nguyễn Kim Sơn đồng tình với ý kiến của đại biểu về việc đưa dạy thêm, học thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện để có cơ sở pháp lý xử lý bên ngoài trường học.
Bộ trưởng cho rằng, với 53.000 trường học thì những gì diễn ra trong môi trường ngoài nhà trường, Bộ GDĐT mong chính quyền địa phương cùng phối hợp để kiểm soát. Bởi khi nằm ngoài nhà trường, Bộ GDĐT rất khó kiểm soát.
Sẽ làm rõ trường hợp giáo viên bớt kiến thức trên lớp để dạy thêm
Về việc xử lý, Bộ trưởng Bộ GDĐT cho biết sẽ quan tâm hơn nữa việc kiểm tra, giám sát theo ngành dọc bên trong trường học. Đồng thời, đề xuất các phụ huynh phối hợp với nhà trường và ngành giáo dục bởi việc đưa con đi học thêm nhiều cũng xuất phát từ nhu cầu của phụ huynh.
"Trong đó có những người mang con đến gửi cô giáo nài nỉ vừa dạy vừa trông giúp. Có trường hợp cha mẹ thấy con đi học một ca chưa yên tâm, ngoài giờ học còn chở con đi học thêm. Cứ nghe thấy đâu có thầy tốt là phải đưa đến ngay, học một tối 3, 4, 5 ca", Bộ trưởng nêu thực trạng.
Việc học thêm nhiều ca như vậy gây ra căng thẳng trong học hành đối với trẻ em. Đồng thời, phụ huynh thấy con mình không xuất sắc lại thấy chưa an tâm.
Nhấn mạnh đây là những vấn đề đòi hỏi giải pháp tổng thể, Bộ trưởng đề nghị phụ huynh phối hợp với bộ hơn nữa.
Đặc biệt, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng đề nghị đại biểu Nguyễn Văn Huy (Đoàn Thái Bình) cung cấp cụ thể trường hợp giáo viên bớt kiến thức trên lớp để dạy thêm là ai, người nào, ở đâu, trường nào để Bộ GDĐT phối hợp cùng UBND tỉnh Thái Bình xử lý đến nơi đến chốn.
Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ đã quan tâm đến ngành giáo dục.
Đồng thời, Bộ trưởng cũng gửi lời cảm ơn đến cử tri và nhân dân cả nước đối với sự nghiệp chung của đất nước và đối với riêng ngành giáo dục.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nêu rõ, Bộ GDĐT đã trả lời đầy đủ 100% các ý kiến, kiến nghị mà Ban Dân nguyện cũng như các ĐBQH đã chuyển cho bộ với số lượng rất lớn. Đồng thời bộ cũng đã nhận được nhiều ý kiến của cử tri gửi cho Bộ trưởng qua email và các phương tiện khác. Các ý kiến này đã giúp cho bộ rà soát các chính sách và xem xét lại công việc của mình.
Sau hơn 1 tuần xét xử, sáng 26/6, TAND Cấp cao tại Hà Nội đã giảm án phạt cho 50 bị cáo trong vụ “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Thao túng thị trường chứng khoán”, xảy ra tại Tập đoàn FLC.
Ngày 30/6, các tỉnh Lâm Đồng, Quảng Ngãi, Đắk Lắk đã tổ chức Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã.
Theo cơ quan khí tượng, do mưa lớn , một số tuyến phố ở Hà Nội có khả năng ngập sâu hơn với độ sâu từ 20 - 40cm.
Không xuất phát từ ngành công nghệ thông tin, nhưng Trần Quốc Việt và Trần Hùng - hai thủ khoa đầu ra của FPT Aptech năm 2025 đã chứng minh rằng đam mê, sự kiên trì và môi trường học phù hợp có thể giúp bất kỳ ai chuyển mình thành công với ngành lập trình.
An Giang - Công bố quyết định điều động, bố trí chỉ huy và cán bộ đảm nhiệm công tác tại Công an Đặc khu Phú Quốc .
Hòa Bình - Một hố sụt sâu bất ngờ xuất hiện giữa ruộng ở xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn, Hòa Bình) khiến người dân lo lắng, chính quyền lập tức...
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.
Các đơn vị bắt đầu vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền địa phương 2 cấp gồm công an các xã Bắc Gianh, Tuyên Hoá, Minh Hoá, Phú Trạch, Phong Nha, Trường Sơn và Lệ Thuỷ. Đây là sự chuẩn bị kịp thời, đặc biệt quan trọng để Công an tỉnh Quảng Bình tự tin chuyển đổi sang mô hình mới vào ngày 1/7 theo lộ trình cải cách bộ máy hành chính, đảm bảo thông suốt, hiệu quả, phục vụ tốt nhất cho nhân dân. Công an tỉnh Quảng Bình lựa chọn thử nghiệm việc...
Cơ quan chức năng nhận định việc bao bì nước mắm bị vứt bỏ không phải do công ty sản xuất mà nhiều khả năng do đối tác phân phối không tiêu thụ được và tự ý xử lý không đúng quy định.