Học sinh giỏi Trung Quốc 'vỡ mộng'

17:20 04/12/2023

Thanh niên Trung Quốc lâu nay tin rằng nếu học hành chăm chỉ, có bằng giỏi họ sẽ thành công nhưng nhiều người nhận ra rằng mọi thứ không đơn giản như vậy.

Khi Zuo Gang, 25 tuổi, không tìm được việc làm trong mùa tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp năm nay, cô không chỉ mất tự tin mà còn đặt ra câu hỏi về toàn bộ thế giới của mình.

Giống như nhiều người trẻ, Zuo Gang đã được nuôi dạy từ nhỏ để luôn trở thành một học sinh giỏi. Giáo viên và bố mẹ cô luôn nói với cô, chỉ cần học giỏi và làm việc chăm chỉ, cô sẽ có thu nhập tốt, thành công trong sự nghiệp.

Zuo đã làm theo hướng dẫn. Cô vượt qua hết kỳ thi này đến kỳ thi khác, giành được suất vào một trường đại học danh tiếng ở Bắc Kinh và sau đó là hoàn thành chương trình thạc sĩ. Tuy nhiên, khi tốt nghiệp Zuo đã gửi một loạt đơn xin việc nhưng không nhận được phản hồi nào.

Đối với cô gái trẻ, thất bại này là một đòn chí mạng. Cô phải vật lộn với sự lo lắng trong nhiều tháng sau đó vì mất ngủ, cảm thấy tội lỗi và áy náy với cha mẹ. Zuo nhận ra một thực tế rằng không tìm được việc làm không phải lỗi của cô. Nền kinh tế Trung Quốc vẫn đang phục hồi sau đại dịch Covid-19, thị trường việc làm có sự cạnh tranh khốc liệt và hàng triệu sinh viên tốt nghiệp đang phải đối mặt với những thách thức tương tự.

Cô nói trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo chí: "Bây giờ đã là một thời đại khác. Trái ngược với thế hệ cha mẹ tôi, ngày nay chỉ chăm chỉ thôi không còn đảm bảo thành công nữa".

Thử thách đã để lại một ấn tượng sâu sắc cho Zuo, khiến cô cho rằng những Gen Z như cô đã bị lừa. Họ được đào tạo để đánh giá giá trị bản thân bằng khả năng đạt được một số mục tiêu hạn hẹp và tự hành hạ bản thân vì những điều nằm ngoài tầm kiểm soát.

Hồi đầu năm, Zuo đã thành lập một nhóm trên mạng xã hội Douban có tên "Nạn nhân của tư tưởng học sinh giỏi" và nhanh chóng đạt hơn 80.000 thành viên. Trong nhóm, nhiều thành viên chia sẻ về "tâm lý học sinh giỏi" của chính họ và giải pháp để ngừng đánh giá bản thân dựa trên các thước đo thành công thông thường của xã hội.

Mặc dù còn tương đối nhỏ, cộng đồng trực tuyến này đã phản ánh sự thay đổi rộng rãi hơn trong dư luận ở Trung Quốc. Mối lo ngại đã gia tăng trong nhiều năm về tác hại mà hệ thống giáo dục tập trung vào kết quả và cường độ cao của đất nước có thể gây ra đối với sức khỏe tâm thần của học sinh, sinh viên.

"Học sinh giỏi" như Zuo dễ mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Ở phương Tây, các nghiên cứu liên tiếp đã phát hiện rằng những người đạt thành tích cao có nhiều khả năng mắc chứng lo âu, trầm cảm và các vấn đề lạm dụng chất kích thích hơn so với những người bình thường. Điều này là do những người đạt thành tích cao thường dựa quá mức vào sự xác nhận bên ngoài để củng cố lòng tự trọng, khiến họ không thể đương đầu với những thất bại.

Tâm lý "học sinh giỏi" tồn tại trên khắp thế giới, nhưng nó dường như đặc biệt phổ biến ở Trung Quốc. Sự cạnh tranh trong hệ thống giáo dục rất khốc liệt và áp lực đạt điểm xuất sắc bắt đầu từ khi trẻ còn nhỏ.

Liu Zhen, nhà tâm lý học trẻ em tại Trung tâm sức khỏe tâm thần Thượng Hải, nhận định, nhiều bậc cha mẹ có những kỳ vọng đặc biệt cao ở con cái. Ngay cả khi một học sinh đạt 98 điểm trong một bài kiểm tra, các bậc cha mẹ Trung Quốc thường tập trung vào hai điểm còn thiếu thay vì khen ngợi con. Theo thời gian, học sinh áp dụng các tiêu chí đánh giá của mọi người làm thước đo cho việc tự đánh giá của chính mình.

Wang Fang, giáo sư tâm lý học tại Đại học Sư phạm Bắc Kinh, nói tác hại của việc này khiến những người có nhu cầu vượt trội không lành mạnh thường trở nên sợ tham gia vào các hoạt động bị người khác đánh giá, điều này có thể cản trở sự phát triển cá nhân và khiến họ dễ bị lợi dụng tại nơi làm việc.

Qi Siyu, giám đốc nhân sự tại một công ty công nghệ có trụ sở tại Thượng Hải, nói rằng trong nền kinh tế ngày nay, chỉ là một sinh viên giỏi thôi là chưa đủ để đảm bảo một vai trò tốt trong công sở. Ông nhận định, dù điểm cao và sự tuân thủ mệnh lệnh là những phẩm chất quan trọng nhưng nhà tuyển dụng thường tìm kiếm nhiều hơn thế. Điều này có thể gây nản lòng cho những ứng viên tự coi mình là giỏi nhưng không được công nhận và không được trả mức lương tốt.

Qi cũng chỉ ra thực tế, tâm lý "học sinh giỏi" có thể là trở ngại trong môi trường chuyên nghiệp vì trong khi người lao động nghĩ mình đã hoàn thành xuất sắc vai trò, người quản lý có thể đang tìm kiếm điều gì đó hơn thế nữa.

Với việc các trường học ở Trung Quốc hiện được yêu cầu theo dõi và chăm sóc sức khỏe tâm thần của học sinh, không ít phụ huynh hy vọng rằng trong tương lai, việc đào tạo "học sinh giỏi" không còn là trọng yếu.

Tuy nhiên, đối với những sinh viên tốt nghiệp như Zuo, tất cả những gì cô có thể làm là cố gắng chấp nhận quá khứ và thoát khỏi những bế tắc cũ. Liu, một nhà tâm lý học trẻ em tại Bắc Kinh, cho biết một số cựu "học sinh giỏi" hiện sử dụng những phương pháp để thể hiện sự nổi loạn của mình như nhuộm tóc hoặc xăm mình. Cô giải thích đây là cách để những người trẻ tuổi khẳng định sự độc lập và báo hiệu rằng họ bác bỏ các chuẩn mực xã hội.

Thùy Linh (Theo Sixthtone)

Có thể bạn quan tâm
Thi viết Khoảnh khắc Tết của tôi dịp du xuân Giáp Thìn

Thi viết Khoảnh khắc Tết của tôi dịp du xuân Giáp Thìn

10:40 25/01/2024

Cuộc thi viết với chủ đề 'Khoảnh khắc Tết của tôi' do báo Tuổi Trẻ tổ chức, tạo sân chơi cho bạn đọc vào dịp Tết đến Xuân về, bắt đầu từ ngày 25-1.

Xuân tình nguyện TP.HCM mở màn Năm thanh niên tình nguyện 2024

Xuân tình nguyện TP.HCM mở màn Năm thanh niên tình nguyện 2024

11:20 07/01/2024

Chiến dịch Xuân tình nguyện 2024 chính thức khởi động sáng 7-1 tại Nhà văn hóa Sinh viên (khu đô thị Đại học Quốc gia TP.HCM).

Mong anh có chính kiến nhưng không gia trưởng

Mong anh có chính kiến nhưng không gia trưởng

02:30 21/04/2024

Tìm người không sống phụ thuộc vào gia đình, đừng quá giàu, có thể vào bếp (không coi đây là công việc của đàn bà), không vướng tứ đổ tường.

Trao tặng quà cho học sinh khó khăn miền núi Lạng Sơn

Trao tặng quà cho học sinh khó khăn miền núi Lạng Sơn

11:00 24/05/2024

Cảm thông với những khó khăn, vất vả của học sinh người dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa hai xã vùng 3 Hữu Liên và Thanh Sơn (huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn), tổ chức Đoàn địa phương đã phối hợp với các nhà đồng hành, hảo tâm tặng quà ý nghĩa, thiết thực cho các em.

Khơi dậy lòng tự hào, bảo vệ chủ quyền đất nước

Khơi dậy lòng tự hào, bảo vệ chủ quyền đất nước

17:00 28/07/2023

Sáng 28-7, báo Người Lao Độngtổ chức kỷ niệm 48 ngày thành lập báo trao giải cuộc thi viết Chủ quyền quốc gia bất khả xâm phạm và thi ảnh Thiêng liêng cờ Tổ quốc.

Giáo dục 24/7: Trường ĐH Kiến Trúc thay đổi lịch học trực tiếp sau phản ánh

Giáo dục 24/7: Trường ĐH Kiến Trúc thay đổi lịch học trực tiếp sau phản ánh

13:30 12/04/2023

Giáo dục 24/7: TP Hồ Chí Minh công bố lịch thi tuyển sinh lớp 10; Hải Phòng: Trường học xuống cấp, phụ huynh lo mất an toàn trước mùa mưa bão; Trường...

Sinh viên Đại học Công đoàn với mùa hè xanh nhiệt huyết tại Cao Bằng

Sinh viên Đại học Công đoàn với mùa hè xanh nhiệt huyết tại Cao Bằng

15:20 25/07/2023

50 chiến sĩ tình nguyện Mùa Hè xanh là sinh viên thuộc 12 ngành đào tạo của Trường Đại học Công đoàn đang có những ngày hè tràn đầy lửa nhiệt huyết, cống hiến tại xã Quốc Toản, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng.

325 cơ sở tại Ninh Bình bị xử phạt vì vi phạm quy định về an toàn thực phẩm

325 cơ sở tại Ninh Bình bị xử phạt vì vi phạm quy định về an toàn thực phẩm

05:20 03/12/2023

Ninh Bình - Từ đầu năm 2023 đến nay, Ban chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tỉnh Ninh Bình đã thành lập 341 đoàn kiểm tra về...

Xác minh đoạn clip 'quả roi giá 200.000 đồng/kg' ở Hà Nội

Xác minh đoạn clip 'quả roi giá 200.000 đồng/kg' ở Hà Nội

19:40 28/06/2024

Theo đoạn clip, một phụ nữ bán hàng rong ra giá 200.000 đồng/kg quả roi (mận) cho một vị khách nước ngoài.

Co loi xay ra
Co loi xay ra