Sinh viên trường y phải học 6 năm, đầu vào điểm rất cao, học phí cũng rất cao, trên dưới 200 triệu/năm, nhưng khi ra trường đi làm chỉ nhận được mức lương trên dưới 5 triệu đồng/tháng, rất khó sống. Sinh viên trường y mới ra trường rất ít về các bệnh viện, trung tâm y tế cơ sở. Đó là thực trạng đối với ngành y mà Đại biểu Quốc hội đã nêu trong phiên thảo luận sáng 29.5.
Kinh phí vận động tiền hỗ trợ COVID-19 còn ít, không đủ để nộp theo yêu cầu của kiểm toán
Thảo luận tại hội trường về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 và việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng, đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi (đoàn Bến Tre) cho biết, dịch COVID-19 đã tạo ra những hoàn cảnh chưa có tiền lệ, nhiều vấn đề phát sinh chưa có quy định, hoặc nếu có sự hướng dẫn cũng chưa được thống nhất, đồng bộ. Do vậy, việc giải quyết tại thời điểm hiện tại cũng phải đặt trong bối cảnh này để có hướng xử lý sao cho phù hợp.
Đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi lấy ví dụ, ở địa phương, trong quá trình phòng, chống dịch, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Chính phủ có nhiều văn bản hướng dẫn việc sử dụng nguồn kinh phí vận động. Trong đó, có cho phép đối với các tỉnh có dịch bệnh phức tạp, ưu tiên kinh phí vận động cho công tác phòng, chống dịch tại địa phương, chỉ ngoại trừ nguồn ủng hộ có ghi rõ mua vaccine; sau đó sẽ nộp số tiền còn lại về cho Quỹ vaccine phòng, chống dịch COVID- 19 của Trung ương và thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh đã sử dụng nguồn kinh phí vận động này, ưu tiên cho công tác phòng, chống dịch tại địa phương và từng nội dung sử dụng. Phân bổ kinh phí phòng, chống dịch đều có báo cáo xin ý kiến và trình cho thường trực tỉnh ủy để phê duyệt.
Tuy nhiên, bà Yến Nhi cho rằng, qua kết luận của Kiểm toán Nhà nước năm vừa rồi, Kiểm toán cũng đã yêu cầu Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh phải nộp về Quỹ vaccine phòng, chống dịch COVID-19 Trung ương toàn bộ số tiền theo mức 80% tổng số tiền vận động cho công tác phòng, chống dịch, hơn 33 tỉ đồng.
Trong khi nguồn kinh phí vận động này của tỉnh đã chi cho công tác phòng, chống dịch, hiện chỉ còn ít, hơn 17 tỉ đồng, không thể nộp đủ theo đề nghị của Kiểm toán nhà nước.
"Nhiều tỉnh khác cũng rơi vào tình trạng tương tự, gặp khó khăn trong vấn đề này. Do vậy, đề nghị Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có tổng hợp tình hình chung của các địa phương để phối hợp cùng với Chính phủ có biện pháp tháo gỡ khó khăn này", bà nói.
10-15 năm nữa sẽ không còn bác sĩ ở tuyến y tế cơ sở
Một thực trạng nữa được Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Yến Nhi đề cập là hệ thống y tế cơ sở hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu. Đợt dịch COVID-19 vừa qua đã phơi bày những tồn tại, hạn chế của y tế cơ sở khi nhiều nơi bị quá tải.
Nguyên nhân là bởi thiếu nguồn nhân lực và trang thiết bị y tế. Nhiều bác sĩ ở hệ thống y tế cơ sở dịch chuyển sang hệ thống tư nhân và các đô thị lớn; việc tinh giản biên chế hiện vẫn áp dụng với ngành y. Sinh viên trường y mới ra trường rất ít về các bệnh viện, trung tâm y tế cơ sở.
"Nếu không có chính sách điều chỉnh phù hợp, 10-15 năm nữa, trạm y tế cơ sở sẽ không còn bác sĩ", bà Yến Nhi nói, đồng thời khẳng định, tiền lương, phụ cấp, chế đội đãi ngộ với cán bộ y tế hiện chưa tương xứng với thời gian, công sức lao động mà các y, bác sĩ bỏ ra.
"Sinh viên trường y phải học 6 năm, đầu vào điểm rất cao, học phí cũng rất cao, trên dưới 200 triệu/năm, nhưng khi ra trường đi làm chỉ nhận được mức lương trên dưới 5 triệu đồng/tháng, rất khó sống", bà nói.
Cũng theo nữa đại biểu tỉnh Bến Tre, ở các trạm y tế cơ sở, mỗi đêm trực chỉ có một nhân viên, nhưng các trường hợp cấp cứu ban đêm vì tai nạn giao thông, đánh nhau… rất phức tạp, cho nên các nhân viên y tế, nhất là với nhân viên nữ không dám trực một mình, mà đi trực thường đưa theo mẹ, chị, em, chồng, con đi cùng.
Có nhân viên nhờ đồng nghiệp trực cùng, rồi chia chế độ tiền trực cho đồng nghiệp. Nhưng tiền trực mỗi đêm được 25.000 đồng, tiền ăn 15.000 đồng.
"Thấp như thế, không xứng đáng với công sức họ bỏ ra, khó giữ chân y bác sĩ ở hệ thống y bác sĩ cơ sở", đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi nói và cho hay, các cấp ngành phải quan tâm và có giải pháp để tháo gỡ cho hệ thống y tế ở cơ sở.
Hội đồng xét xử đã tuyên phạt nguyên hiệu trưởng Trường cao đẳng nghề An Giang 5 năm tù và kế toán trưởng nhận mức án 3 năm tù giam.
THỪA THIÊN HUẾ - Bệnh viện Trung ương Huế hỗ trợ đào tạo nhân lực, chuyển giao các kỹ thuật cao, chuyên sâu phục vụ khám chữa bệnh cho người...
Một ô tô đang chạy trong hầm Thủ Thiêm, hướng quận 1 đi TP Thủ Đức bất ngờ bốc cháy. Lực lượng chức năng nhanh chóng có mặt phong tỏa hầm, dập tắt đám cháy.
Chiều 7/6, Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, trong ngày thí sinh làm thủ tục dự Kì thi tuyển sinh lớp 10 THPT hôm nay, có 698 em vắng. 12 thí sinh có vấn đề về sức khoẻ cần hỗ trợ làm bài thi.
Bố khâu chân cho con khiến cháu bé nhiễm trùng cấp cứu; Tìm thấy thi thể bé trai 5 tuổi sau bốn ngày mất tích; 14 người ăn canh nấm...
Bộ trưởng Quốc phòng Nga khẳng định cuộc hội đàm với người đồng cấp Trung Quốc giúp tăng cường quan hệ đối tác chiến lược Nga-Trung trong lĩnh vực quốc phòng và thúc đẩy thảo luận về an ninh toàn cầu.
Ngày 15/8, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội, đã động viên, biểu dương tinh thần dũng cảm, kiên quyết đấu tranh với tên tội phạm nguy hiểm của thiếu tá Nguyễn Anh Tuấn, cán bộ Đội Cảnh sát hình sự Công an quận Long Biên.
Nằm trên diện tích 4,8ha tại bản Na Khoai, quận Xaysettha, thủ đô Vientiane, công trình là quà tặng của Quân đội Nhân dân Việt Nam dành cho Quân đội Nhân dân Lào.
Liên minh châu Âu sẽ khởi động các cuộc đàm phán kết nạp Ukraine trong tuần này sau nỗ lực dài hơi của Kiev, nhưng khó khăn sẽ vẫn còn phía trước.