Hai học sinh cùng học lớp 6 được cô giáo của trường giới thiệu với chương trình và nói các em như những nụ hoa đang vươn mình chống chọi với dông bão cuộc đời.
Đó là cô học trò Nguyễn Huyền Anh - lớp 6/2 Trường THCS An Thạnh Thủy (huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang) và cậu học trò Trương Hoàng Trung - lớp 6A4 Trường THCS Mỹ Thới (TP Long Xuyên, tỉnh An Giang).
Từ lúc sinh ra, Nguyễn Huyền Anh đã mang trong mình bệnh thiếu máu ứ sắt. Gia đình bạn ở vùng nông thôn thuộc ấp Thạnh Hòa, xã An Thạnh Thủy, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang). Từ khi được 6 tháng tuổi, cô bé đã phải truyền máu mỗi tháng, người gầy gò, nước da xanh xao.
Cha Huyền Anh làm phụ hồ, mẹ làm công nhân. Cuộc sống khó khăn nên cô học trò nhỏ vất vả khi còn phải vật lộn với căn bệnh hiểm nghèo. Mỗi tháng, tiền truyền máu và thuốc men khoảng 10 triệu đồng. Đó là thử thách lớn với nguồn thu nhập vốn đã không cao lại còn hay bấp bênh của cả cha và mẹ.
Sức khỏe không tốt song bạn rất siêng năng làm việc nhà, học hành chăm chỉ và tích cực với các hoạt động của lớp.
Huyền Anh vừa kết thúc năm lớp 6 với danh hiệu học sinh giỏi càng làm người khác nể phục khi biết bạn đang mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo, sức khỏe không được tốt ấy.
Hỏi về ước mơ, Huyền Anh nói muốn làm bác sĩ để có thể cứu người. Đó cũng là liều thuốc tinh thần giúp cô bé quên đi mỗi cơn đau vật vã vì bệnh tật. Nên còn được đến trường, với bạn, luôn là những ngày vui nhất vì đang dần biến ước mơ thành hiện thực.
Thương hoàn cảnh của bạn, nhà trường cũng giới thiệu cô học trò nhỏ này với các nhà hảo tâm. Nhờ đó, bạn có thêm điều kiện chữa bệnh, cũng là động lực để bạn bước tiếp chặng đường dài phía trước. Nhưng còn gian nan lắm mà nếu không được tiếp sức e rằng Huyền Anh khó trụ vững bởi việc chạy chữa cho con gái vượt quá khả năng gia đình.
Trương Hoàng Trung vừa hoàn thành lớp 6 với kết quả học sinh giỏi. Bạn còn có ba người anh em ruột. Trương Thanh Thủy (lớp 6A3) và Trương Văn Bảo (lớp 9A9) hiện học cùng Trường THCS Mỹ Thới với Trung. Còn người anh cả Trương Văn Nghĩa là học sinh lớp 11 Trường THPT Nguyễn Công Trứ (TP Long Xuyên, An Giang).
Ba mẹ bỏ rơi cả bốn anh em Trung từ khi em út mới hơn 1 tuổi. Thương cảnh bốn đứa trẻ côi cút, bà Huỳnh Thị Mỹ Hiền - nhà ở tổ 4, khóm Tây An, phường Mỹ Thới (TP Long Xuyên) - đem về nuôi, cho ăn học.
Bà Hiền không có gia đình nhưng từ hơn 30 năm trước cũng từng nhận một cậu bé bị bỏ rơi đem về làm con. Cậu bé ấy giờ đã ngoài 30, chịu khó làm lụng cùng mẹ nuôi bốn đứa trẻ không máu mủ ruột rà ấy.
Nên cả gia đình sáu người, họ gọi nhau bằng bà - cậu - cháu nhưng hoàn toàn xa lạ, chỉ có mối duyên thiện lành gắn kết lại cùng nhau. Trời thương, bốn đứa nhỏ cũng biết phận nên chăm chỉ học hành, đều được đánh giá là chăm ngoan và học khá giỏi. Trong đó Trung là đứa học khá nhất, luôn trong tốp đầu của lớp suốt sáu năm qua.
Bà Hiền vốn không có công việc ổn định, ai kêu gì làm nấy miễn có tiền bảo bọc gia đình đặc biệt của mình. Cậu con trai làm thợ hồ, công việc cũng bấp bênh nên cứ rảnh lại kiếm thêm việc khác phụ mẹ chăm các cháu. Bà con lối xóm biết rõ việc làm của bà Hiền, càng thương bốn đứa trẻ côi cút nên cũng hay giúp cái này, cho cái kia phần nào phụ cả nhà vượt qua khó khăn.
Trung đã nỗ lực rất nhiều trong việc học. Ở nhà, bà Hiền khen "thằng cháu luôn hiểu chuyện, tự giác học tập và còn biết phụ bà và cậu dọn dẹp, làm công việc nhà, nấu ăn". Cô giáo chủ nhiệm cũng nói bạn rất chăm ngoan, học giỏi và được bạn bè yêu mến.
Nhà trường biết rõ hoàn cảnh của Hoàng Trung nên giúp đỡ vật chất, động viên tinh thần để bạn yên tâm học hành. Chính quyền địa phương cũng hỗ trợ bà Hiền chăm các cháu, đã tặng gia đình căn nhà Đại đoàn kết và cấp sổ cận nghèo để thêm điều kiện chăm sóc bốn đứa trẻ bị bỏ rơi.
Trong khi đó, Huyền Anh cũng được một số nhà hảo tâm thường xuyên hỗ trợ, tặng quà không chỉ là vật chất mà còn kịp thời động viên tinh thần, tiếp sức cho cô bé chiến đấu với bệnh tật để tiếp tục đến trường.
Gửi thư đến chương trình, hai cô giáo của hai bạn chỉ có một mong ước duy nhất là học trò của mình được "chắp cánh cho ước mơ của bạn ấy được bay xa". Bởi như những nụ hoa trong dông bão, mỗi bạn vẫn đang vươn mình đón ánh sáng cuộc sống với tất cả cố gắng và nỗ lực vượt khó của mình mỗi ngày.
Học bổng Chắp cánh ước mơ do báo Tuổi Trẻ và Trường ĐH Văn Hiến thực hiện với kinh phí 19 tỉ đồng trong ba năm. Năm đầu tiên, chương trình dành 100 suất (4 triệu đồng/suất) cho học sinh THCS và THPT của 13 tỉnh thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Các năm tiếp theo sẽ dành cho khu vực Đông Nam Bộ, miền Trung và Tây Nguyên.
Ngày quyết định bán nhà ở trung tâm chuyển sang căn hộ ở ngoại thành vì không thể tiếp tục sống chung với ô nhiễm không khí, anh Minh Đức 'tiếc ngẩn ngơ'.
Thừa Thiên Huế - Đến với làng Sình (xã Phú Mậu, huyện Phú Vang) không thể không nhắc đến một loại hình tranh dân gian tồn tại đã hơn 400...
Hưởng ứng Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè năm 2024, tuổi trẻ Hà Tĩnh đã thực hiện nhiều công trình, phần việc ý nghĩa tạo hiệu ứng lan tỏa tốt đẹp trong xã hội.
Trời chập tối khi nhiều gia đình quây quần bên bữa cơm, mẹ con Phương lại đội chiếc đèn pin tất tả ra đồng làng bắt ếch.
Tôi chạm Tây Ninh chẳng hẹn trước. Dường như chỉ cần lẳng lặng như thế, Tây Ninh cũng đã trở thành một nơi 'còn lạ' để kẻ thích xê dịch như tôi tìm tòi, khám phá.
Ngôi sao nhạc kịch người Úc Philip Quast cho biết ông yêu cầu các bạn trẻ khi tham gia các buổi huấn luyện về nghệ thuật do ông giảng dạy tại Việt Nam không sử dụng điện thoại.
La Vuông, một cao nguyên xanh hoang sơ cách TP Quy Nhơn khoảng 120km về phía bắc, thuộc xã Hoài Sơn (thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định), khiến nhiều du khách thích thú bởi khí hậu trong lành, mát dịu.
Tuổi trẻ Hà Tĩnh đã phối hợp tổ chức chương trình 'Tháng Ba biên giới năm 2024', trao tặng nhiều phần quà ý nghĩa.
Theo anh Nguyễn Minh Triết - Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam, năm 2025 đại hội Đảng các cấp, cần chuẩn bị rà soát lại các công trình, phần việc để chào mừng. Cùng với đó là rà soát, nắm bắt nhu cầu nguyện vọng của thanh niên, đóng góp có chất lượng văn kiện đại hội, kể cả tham gia nhân sự trẻ cho đại hội Đảng. Qua đó, thể hiện tính xung kích, tiên phong của tuổi trẻ.