Vì các nguyên nhân khác nhau, nhiều dự án khu dân cư ở Gia Lai, Kon Tum được đầu tư hàng trăm tỉ đồng nhưng vắng bóng dân cư tới sinh sống, gây lãng phí, tốn kém ngân sách Nhà nước.
Nhà to, vườn rộng, dân vẫn không đến ở
UBND tỉnh Kon Tum vừa yêu cầu các huyện báo cáo tình hình về dự án tái định cư, di giãn dân để kịp thời có hướng xử lý, khắc phục các tồn tại và báo cáo cho Thường trực Tỉnh ủy.
Theo ghi nhận, làng tái định cư Đăk Đoát, huyện Đắk Glie nằm gần trung tâm UBND xã, với hơn 30 căn nhà nhưng đa phần đều bị bỏ hoang, không có người ở. Làng chỉ có duy nhất một hộ gia đình vợ chồng anh A Nhong (SN 1987) và chị Y Nhung (SN 1992) sinh sống.
Hàng chục căn nhà được xây dựng kiên cố, hệ thống hạ tầng điện nước đầy đủ nhưng không có dân cư, đìu hiu, hoang lạnh. Khu tái định cư bỏ hoang hơn 10 năm nay gây lãng phí, điều đáng nói làng cũ của người dân ở cách xa khoảng chừng 7km đối diện nguy cơ sạt lở, thiên tai khi mưa bão.
Lý giải về nguyên nhân làng tái định cư vắng bóng người, chị Y Nhung cho biết: “Năm 2009, thiên tai mưa bão gây sạt lở, nước ngập bản làng của dân. Sau đó, chính quyền địa phương vận động di dân tới ngôi làng mới này.
Mới đầu người dân vào ở đông đủ, tuy nhiên sau đó họ dần dần gói ghém đồ đạc, hành lý quay trở về làng cũ để gần với đất đai, nương rẫy sản xuất của họ”.
Mùa bão lũ mới đang đến gần, lo ngại 50 hộ dân ở Đăk Đoát tiếp tục ở trong vùng sạt lở, nguy hiểm đến tính mạng, huyện Đắk Glei có chủ trương phân bổ nguồn vốn tiếp tục sửa chữa lại hạ tầng, đường điện, nhà ở khu tái định cư để tiếp tục vận động dân về. Bởi nếu để người dân sinh sống tại làng cũ, khi mưa lũ đổ về, công tác di dân, cứu trợ sẽ rất khó khăn.
Bà Y Thanh - Chủ tịch UBND huyện Đắk Glei - cho biết, năm 2010, huyện thực hiện dự án bố trí, sắp xếp di dời và tái định cư cho người dân vùng chịu ảnh hưởng thiên tai, mưa lũ với tổng số vốn đầu tư 145 tỉ đồng.
Dự án có 5 điểm bố trí dân cư với hơn 1.000 nhân khẩu. Tại điểm tái định cư thôn Đăk Đoát có vốn đầu tư hơn 32 tỉ đồng, huyện sẽ chỉ đạo chính quyền cơ sở tiếp tục vận động, di dân đến nơi ở mới để gần với trường học, bệnh xá, ổn định dân cư…
Tại huyện Đắk Hà, dự án bố trí di dân cho người dân vùng lòng hồ thủy điện Pleikrông (xã Đắk Mar, thị trấn Đắk Hà), nhiều hộ dân không chịu đến ở. Trong khi, dự án có tổng mức đầu tư gần 150 tỉ đồng, có quyết định đầu tư của UBND tỉnh Kon Tum từ năm 2009.
Tại khu vực này, nhiều ngôi nhà bỏ không, người dọn đồ đạc vào sinh sống thì lay lắt vì thiếu nguồn nước, đất nương rẫy ở xa khu dân cư. Nhà cửa khu tái định cư nứt nẻ, xuống cấp.
Đất khu dân cư đắc địa thành nơi chăn thả trâu bò
Năm 2022, Dự án khu dân cư Chư Hdrông, phường Chi Lăng, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai thời kỳ “sốt đất” trở thành tâm điểm chú ý của dư luận, khi giá đất sau đấu giá tăng gần 400%. Trung bình lô đất 200m2 giá khởi điểm 300 triệu đồng/lô thì sau đó tăng lên 3 tỉ đồng/lô.
Theo Trung tâm phát triển quỹ đất TP Pleiku, dự án dân cư với 104 lô có tổng diện tích đất hơn 17.243m2 với tổng giá khởi điểm ban đầu là 21,7 tỉ đồng, sau đó đấu thành công 104 lô với giá 101 tỉ đồng. Phiên đấu giá được xem là “lịch sử” từ trước tới nay ở phố núi với hơn 10.000 bộ hồ sơ tham gia, thu hút người dân ở TP Hồ Chí Minh, Hà Nội và các tỉnh lân cận như Kon Tum, Đắk Lắk, Bình Định, Khánh Hòa…
Tuy nhiên, hiện nay khu dân cư bỏ hoang, vắng bóng dân cư tới sinh sống. Hệ thống hạ tầng xuống cấp, hư hỏng, cây xanh trơ trọi, đường sá thành nơi người dân phơi cà phê. Bên trong các lô đất tiền tỉ được người dân trồng cây cối, hoa màu và thành nơi chăn thả trâu bò, um tùm cỏ dại…
Theo Sở Xây dựng tỉnh Gia Lai, vướng mắc này là do các dự án chưa được đầu tư hoàn thiện hệ thống tiêu chí nên chưa được phép tổ chức bán đấu giá. Trong khi đó, nguồn lực của các huyện, thị xã cũng chưa đủ để bố trí nguồn vốn hoàn thiện nên đang xin chủ trương đấu giá trước rồi dùng nguồn vốn này để tái đầu tư cho các khu dân cư hoàn thiện hơn, thu hút người dân đến lập nghiệp.
Tại cuộc họp báo thường kỳ của Chính phủ chiều 6/7, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, ngày 3/7, Thủ tướng ký ban hành Nghị định số 80/2024/NĐ-CP quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn, có hiệu lực ngay từ ngày 3/7. Đây là cơ chế khá mới, được thực hiện bằng hai phương thức: Mua bán điện trực tiếp thông qua đường dây riêng, không kết nối với lưới...
Thủ tướng nói sẽ thúc đẩy mở lại đường bay thẳng và muốn các tập đoàn hàng đầu New Zealand rót vốn vào đổi mới sáng tạo, giáo dục, năng lượng ở Việt Nam.
Ngày 6/12, Anh đã công bố 46 biện pháp trừng phạt mới đối với các cá nhân và tổ chức từ các quốc gia khác nhau mà nước này cho rằng có liên quan đến chuỗi cung ứng quân sự của Nga.
Với việc Tổng Giám đốc Nguyễn Thị Như Loan bị bắt, cổ phiếu của Quốc Cường Gia Lai (QCG) đang bị bán tháo mạnh. Doanh nghiệp vừa có báo cáo gửi cơ quan quản lý ngành chứng khoán và cho biết đang nhanh chóng tìm người phụ trách điều hành trong thời gian sớm nhất.
Được đền bù như thế nào là vấn đề quan tâm hàng đầu của người dân khi Nhà nước thu hồi đất.
Khánh Hòa – Địa phương đồng ý gia hạn 12 tháng cho chủ đầu tư khắc phục việc chậm tiến độ đối với dự án Khu dân cư Cồn Tân...
Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh đề nghị Bộ Công Thương, EVN tạo điều kiện cung ứng đủ điện cho sản xuất tại các khu công nghiệp, tránh 'đất có, hạ tầng có, lại chưa có điện'.
Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” 70 năm trước (7/5/1954) còn mãi vang dội cho đến hiện tại và tương lai. “Lòng chảo” Điện Biên ngày ấy giờ đã khoác lên mình diện mạo mới với nhiều điểm sáng, đang dần vươn tầm mạnh mẽ.
Huyện Thủy Nguyên ( Hải Phòng ) vừa triển khai thi công Dự án đầu tư xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu tại 6 xã trên địa bàn.