Mực nước biển Caspi đang sụt giảm mạnh dưới tác động của biến đổi khí hậu và hoạt động của con người.
Chỉ sau một thập kỷ, đường ven bờ mà Azamat Sarsenbayev thường chọn để nhảy xuống biển Caspi xanh ngắt chỉ còn lại bãi đất trống đầy sỏi đá kéo dài tới chân trời. Nước rút đi xa và nhanh từ thành phố Aktau ở Kazakhstan, nơi nhà hoạt động môi trường đã sống cả đời. Cách đó hơn 1.600 km về phía nam, gần thành phố Rasht, Khashayar Javanmardi cũng hoảng hốt bởi biển ở đây bị ô nhiễm nặng nề.
Biển Caspi là biển nội hải lớn nhất hành tinh kiêm hồ lớn nhất thế giới. Vùng nước này có diện tích tương đương bang Montana của Mỹ. Đường ven bờ của nó kéo dài hơn 6.437 km và được chia sẻ bởi 5 nước Kazakhstan, Iran, Azerbaijan Nga và Turkmenistan. Những nước này không chỉ phụ thuộc vào biển Caspi để đánh bắt cá, trồng trọt, du lịch và lấy nước uống, mà cả nguồn dự trữ dầu khí. Biển Caspi cũng góp phần điều hòa khí hậu của khu vực khô cằn, cung cấp lượng mưa và độ ẩm cho vùng Trung Á.
Hoạt động xây đập, khai thác tài nguyên, gây ô nhiễm và biến đổi khí hậu do con người gây ra đang dẫn tới sự sụt giảm của nước hồ, một số chuyên gia lo ngại biển Caspi sẽ bị đẩy tới điểm không thể phục hồi. Trong khi biến đổi khí hậu làm tăng mực nước biển toàn cầu, tình huống đối với những biển nội hải như Caspi lại khác. Chúng phụ thuộc vào sự cân bằng mong manh giữa nước chảy vào từ sông ngòi và lượng mưa với nước thất thoát qua bay hơi. Sự cân bằng đó đang thay đổi trong tình hình thế giới ấm lên, khiến nhiều hồ thu hẹp.
Ví dụ, biển Arab gần đó, vắt ngang qua Kazakhstan và Uzbekistan, từng là một trong những hồ lớn nhất thế giới nhưng đang biến mất dưới sự phá hủy từ hoạt động của con người kết hợp biến đổi khí hậu leo thang. Qua hàng nghìn năm, mực nước biển Caspi nhiều lần lên cao và xuống thấp khi nhiệt độ biến động, thềm băng mở rộng và thu nhỏ. Tuy nhiên, trong vài thập kỷ qua, sự sụt giảm mực nước đang tăng nhanh.
Hoạt động của con người đóng vai trò quan trọng khi các nước xây hồ chứa và đập. Dù có 130 dòng sông đổ vào Caspi, khoảng 80% nguồn nước đến từ Volga, dòng sông dài nhất châu Âu chảy quanh co qua miền trung và miền nam nước Nga. Nga đã xây dựng 40 đập nước và đang phát triển 18 đập khác, theo Vali Kaleji, chuyên gia nghiên cứu Trung Á và Caucasus ở Đại học Tehran, làm giảm lưu lượng nước đổ vào biển Caspi.
Tuy nhiên, biến đổi khí hậu cũng đóng vai trò ngày càng quan trọng, làm tăng tỷ lệ bay hơi và khiến lượng mưa biến động dữ dội hơn. Mực nước của biển Caspi đã giảm từ giữa thập niên 1990, nhưng tốc độ giảm tăng nhanh từ năm 2005, hạ thấp 1,5 mét, theo Matthias Prange, chuyên gia mô hình hệ thống Trái Đất ở Đại học Bremen tại Đức.
Khi thế giới ấm hơn nữa, mực nước biển Caspi sẽ giảm đáng kể. Nghiên cứu của Prange dự đoán mức giảm 8 - 18 m vào cuối thế kỷ, tùy theo thế giới cắt giảm ô nhiễm do nhiên liệu hóa thạch nhanh tới mức nào. Một nghiên cứu khác chỉ ra mức giảm lên tới 30 m có thể xảy ra vào năm 2100. Ngay cả trong điều kiện lạc quan, phần phía bắc nông hơn của biển Caspi, chủ yếu bao quanh Kazakhstan, sẽ biến mất hoàn toàn, theo Joy Singarayer, giáo sư cổ khí tượng học ở Đại học Reading.
Đối với những nước quanh biển Caspi, đây là một cuộc khủng hoảng. Nơi đánh bắt sẽ ít đi, du lịch sụt giảm, ngành hàng hải sẽ bị ảnh hưởng do tàu thủy gặp khó khăn khi đậu ở thành phố cảng nước nông như Aktau.
Tình huống hiện nay rất tồi tệ đối với hệ động vật hoang dã độc đáo ở biển Caspi. Đây là nơi sinh sống của hàng trăm loài, bao gồm cá tầm hoang dã nguy cấp, nguồn cung cấp 90% trứng cá tầm trên thế giới. Biển Caspi bị đất liền bao quanh ít nhất 2 triệu năm, sự biệt lập của nó dẫn tới xuất hiện những loài kỳ lạ. Nhưng mực nước hạ thấp làm cạn kiệt nồng độ oxy dưới tầng nước sâu, có thể xóa sổ những loài còn sống sót sau hàng triệu năm tiến hóa, đặc biệt đối với hải cẩu Caspi, loài động vật biển có vú nguy cấp không tìm thấy ở nơi nào khác trên Trái Đất. Nơi nuôi con của chúng ở vùng nước nông phía đông bắc biển Caspi đang biến mất dần trong khi loài này chật vật chống chọi với ô nhiễm và nạn đánh bắt quá mức.
Ở Kazakhstan, Sarsenbayev đang tìm cách thu hút sự quan tâm đối với tình trạng của biển Caspi. Nếu khủng hoảng khí hậu và hoạt động khai thác quá mức tiếp diễn, ông lo sợ biển Caspi có thể đối mặt số phận tương tự biển Aral.
An Khang (Theo CNN)
Ngày 12-8, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã tiếp đoàn đại biểu các nhà khoa học quốc tế và Việt Nam tiêu biểu tham dự hội nghị 'Các cửa sổ nhìn ra vũ trụ' của Hội khoa học Gặp gỡ Việt Nam.
Ngày 1-3, Xanh SM Lào chính thức mở rộng dịch vụ taxi thuần điện tại tỉnh Savannakhet.
Dự án Trung tâm Nghiên cứu khoa học công nghệ hạt nhân (CNST) được Bộ Khoa học - Công nghệ và Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Liên bang Nga ưu tiên, tìm giải pháp thực hiện thành công.
Các nhà cổ sinh vật học đã phát hiện hóa thạch của một loài khủng long mới với chiếc sừng độc đáo như chiếc mũ sắt của vị thần Loki trong thần thoại Bắc Âu.
Kho cổ vật chôn dưới sân trường 71 năm trước, một cậu học sinh ở Scotland đang đào khoai tây trong vườn trường khi bị phạt thì phát hiện một bức tượng Ai Cập cổ đại. Đây là một trong số những kiệt tác trong bộ sưu tập điêu khắc cổ của Ai Cập được chôn trong khu vực vườn trường. Giờ đây, các nhà nghiên cứu cuối cùng biết hiểu được nguồn gốc của những đồ tạo tác này. Khoảng năm 1952-1984, nhiều bức tượng cổ được tìm thấy trong khu vực Melville...
Vụ tai nạn giao thông sáng ngày 18/2 trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn giữa ô tô con và 2 xe đầu kéo trọng tải lớn khiến 3 người chết, 2 người bị thương, đã để lại nhiều bài học cho các tài xế. Trước hình ảnh đau thương và gây ám ảnh về chiếc xe con bị vò nát, bẹp rúm ró, nhiều người đã đặt ra câu hỏi, liệu các tính năng, công nghệ an toàn của những chiếc ô tô hiện đại, đắt tiền có giúp người ngồi bên trong giữ được mạng sống khi va chạm tương...
Từ quỹ đạo cao 80 km so với bề mặt Mặt Trăng, tàu LRO phát hiện tàu đổ bộ kích thước 2,4 x 1,7 x 2,7 m của Nhật Bản.
Một nữ tài xế đã bị bỏng nặng ở mặt sau khi sử dụng nước hoa ô tô. Vụ việc đã làm dấy lên lo ngại về sự an toàn của các loại phụ kiện xe hơi phổ biến.
Trong hàng loạt thảm họa thiên nhiên gây ra trong lịch sử, núi lửa phun trào có thể coi là khủng khiếp bậc nhất đối với con người.