Ninh Bình - Thời gian gần đây, người dân thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư đang rất quan tâm đến việc sáp nhập đơn vị hành chính mới với dự kiến lấy tên là thành phố Hoa Lư.
Đa số người dân đều đồng tình với chủ trương sáp nhập bởi việc hợp nhất thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư là cơ hội lớn để nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, tạo thêm nguồn lực và động lực cho sự phát triển của tỉnh.
Tuy nhiên, một số người dân cho biết, họ vẫn không khỏi băn khoăn cho giai đoạn "hậu sáp nhập".
Anh Trần Quốc Huy (xã Ninh Nhất, huyện Hoa Lư) chia sẻ lo lắng, trước mắt là người dân phải tốn thời gian để thay đổi thông tin hồ sơ, giấy tờ.
"Đổi tên phường thì phải thay đổi tất tần tật giấy tờ. Bản thân tôi kinh doanh, buôn bán tất bật cả ngày không có thời gian rảnh để đi làm thủ tục. Bên cạnh đó, nếu có phát sinh các giao dịch, nhất là liên quan đến chuyển nhượng đất đai thì khi làm thủ tục cũng sẽ khó khăn" - anh Huy lo lắng.
Ở một góc nhìn khác, chị Lan Anh (xã Ninh An, huyện Hoa Lư) cho rằng: "Việc sáp nhập là nhằm tinh giản bộ máy, nâng cao trách nhiệm của của cán bộ công chức. Nhưng liệu bộ máy mới có đảm bảo an ninh trật tự cho người dân hay không? Sáp nhập để tốt lên thì dân ủng hộ nhưng phải đảm bảo được cuộc sống bình thường, ít gây xáo trộn cho người dân. Vì vậy, rất mong các cấp chính quyền nghiên cứu thật kỹ lưỡng trong quá trình sáp nhập để đạt được hiệu quả tốt nhất" - chị Lan Anh nêu quan điểm.
Là một người dân sinh sống tại phường Thanh Bình (tới đây sẽ hợp nhất với phường Phúc Thành và Vân Giang), ông Nguyễn Hữu Toàn chia sẻ: “Mối quan tâm của tôi lúc này chính là việc các tài sản công của các phường, các xã sẽ được xử lý ra sao sau quá trình sáp nhập. Tiếp đến là việc sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người dân sau khi sáp nhập có bị ảnh hưởng nhiều hay không bởi vì sau khi sáp nhập thì số dân sẽ lớn hơn, việc lựa chọn địa điểm làm nhà văn hóa cũng sẽ gặp khó khăn”.
Theo lộ trình, đến năm 2025, tỉnh Ninh Bình sẽ hoàn thành việc hợp nhất thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư, lấy tên là thành phố Hoa Lư, với định hướng là "Đô thị Cố đô - Di sản", dựa trên nền tảng giá trị văn hóa - lịch sử của cố đô Hoa Lư và các giá trị nổi bật toàn cầu của di sản Tràng An.
Đồng thời, hoàn thiện các tiêu chí công nhận đơn vị hành chính mới sau sáp nhập là đô thị loại I trực thuộc tỉnh, có vị thế trung tâm du lịch vùng và quốc gia, mang giá trị toàn cầu, là trung tâm chính trị - hành chính, văn hóa, kinh tế, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, dịch vụ chất lượng cao, đầu mối hợp tác quốc tế của tỉnh Ninh Bình.
Đại sứ Mỹ và Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc cãi vã nảy lửa trong phiên họp của Hội đồng Bảo an ngày 27/11 (giờ Mỹ), vì vụ Bình Nhưỡng phóng vệ tinh trinh sát đầu tiên lên quỹ đạo.
Tôi muốn biết chức danh nào phải thực hiện lễ tuyên thệ nhậm chức? Trình tự lễ tuyên thệ ra sao? – Độc giả Bình An (Tây Ninh)
Ngày 19/2, Công an TP Hà Nội đã bắt giữ H.M.H. (20 tuổi, quê Bắc Giang) để điều tra vụ án liên quan đến cái chết của chị L.T.T.L. (21 tuổi, ở phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm). Tại cơ quan công an, bước đầu nghi phạm khai nhận hành vi phạm tội của mình. Tối cùng ngày, các lực lượng chức năng tổ chức khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi nạn nhân và thực hiện các hoạt động điều tra khác. Nơi phát hiện thi thể nạn nhân là một chung cư mini...
Mỏ cát trên sông Hậu được đưa vào khai thác, cung cấp cho dự án thành phần 4 cao tốc Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng, với trữ lượng cát được phép khai thác gần 1,2 triệu m3.
Kiến ThứcĐơn tố cáo của Công ty Minh Phước Sơn gửi cơ quan chức năng1 Sáng nay (31/8), các đơn vị tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản đất làm vật liệu san lấp tại khu vực xã Lộc Bình, huyện Phú Lộc bất ngờ nhận được thông báo hoãn thời gian đấu giá từ Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) tỉnh Thừa Thiên Huế. Kiến ThứcSở TNMT tỉnh Thừa Thiên Huế đã ra văn bản số 5606/STNMT-TN thông báo hoãn thời gian đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối...
Chủ tịch MTTQ Đỗ Văn Chiến nhấn mạnh mục tiêu, chương trình hành động, giải pháp công tác Mặt trận trong nhiệm kỳ mới phải có tính chiến lược, tầm nhìn dài hạn, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.
Hoang tàn, đìu hiu không người ở là tình trạng chung hiện tại của các khu chung cư, tái định cư từng được trưng dụng làm bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19.
Tất bật nấu rượu nếp suốt đêm trước ngày Tết Đoan Ngọ. Trong ngày Tết Đoan Ngọ (còn gọi ngày giết sâu bọ), rượu nếp là món ăn không thể thiếu trên mâm cỗ cúng. Hương vị cay nồng của rượu nếp được cho là có thể diệt ký sinh trùng, mầm bệnh trong cơ thể. Làng Phú Thượng vốn nổi tiếng khắp Hà Nội về nghề nấu xôi và rượu nếp gia truyền. Cứ đến ngày này hàng năm, dân làng lại bận rộn nấu và ủ rượu nếp để cung cấp ra thị trường. Bà Khuê - người có...
Hà Tĩnh - Hồ Bàu Mối (thị trấn Đức Thọ, huyện Đức Thọ) không chỉ là cảnh quan đẹp mà còn là “lá phổi xanh” có tác dụng điều hoà...