Cuộc tuần hành với hàng nghìn người tham dự diễn ra giữa thủ đô nhằm phản đối những dự định chính sách của ông Trump, hai ngày trước khi ông vào Nhà Trắng.
Sự kiện "Cuộc tuần hành của người dân" được tổ chức hôm 18/1 bởi các nhóm hoạt động vì quyền dân sự và bình đẳng xã hội. Ban tổ chức bao gồm cả nhóm từng đứng sau "Cuộc tuần hành phụ nữ" vào năm 2017, sự kiện đã thu hút hàng trăm nghìn người đến thủ đô nước Mỹ để phản đối lễ nhậm chức đầu tiên của ông Trump.
Những tấm biểu ngữ sặc sỡ và nhiều chiếc mũ len hồng, biểu tượng của sự kiện năm 2017, xuất hiện dày đặc tại trung tâm Washington. Người biểu tình tập trung tại ba công viên trong thủ đô, trước khi các mũi đồng loạt tuần hành đến Đài tưởng niệm Lincoln.
Những tổ chức tham gia tuần hành phần lớn tập trung vào những vấn đề xã hội đang gây chia rẽ tại Mỹ, như quyền phá thai, biến đổi khí hậu, gia tăng kiểm soát súng để giảm bạo lực và quyền của người nhập cư.
"Những luật này đe dọa tính mạng chúng tôi. Tính mạng phụ nữ đang bị đe dọa", Aisha Becker-Burrowes nói, giọng gần như bị lấn át bởi tiếng hô vang "Cơ thể tôi, lựa chọn của tôi" của đám đông.
Susan Dutwells, 60 tuổi, đến từ Florida cùng con gái, chia sẻ rằng bà cảm thấy "sợ hãi" và "tức giận" trước sự trở lại của ông Trump. "Quá nhiều người đã bỏ phiếu chống lại lợi ích của chính mình. Tôi không thể hiểu nổi họ nghĩ gì", Dutwells nói.
Carine, 40 tuổi, đến từ Arizona, cho biết cô lo ngại về những gì có thể xảy ra trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump nhưng vẫn cam kết duy trì tham gia các cuộc vận động chính trị.
"Tôi không từ bỏ hy vọng. Thật tuyệt khi được sát cánh cùng rất nhiều người. Tôi sẽ tiếp tục đấu tranh khi trở về nhà", Carine nói, thêm rằng đây là lần đầu tiên cô tham gia biểu tình tại thủ đô nước Mỹ.
"Đây là lần đầu tiên tôi tham gia tuần hành. Tôi muốn làm điều này thêm nhiều lần nữa. Tôi cảm thấy được động viên và khích lệ bởi tất cả những người ở đây. Tôi có niềm tin vào tương lai, dù tôi vẫn sợ hãi", Sarah Kong, 31 tuổi, bác sĩ tâm thần đến từ Colorado, nói.
Các cuộc tuần hành tương tự cũng được lên kế hoạch trên khắp nước Mỹ, trong đó có ở New York.
Cuộc tuần hành diễn ra sau khi Tom Homan, người sắp đảm nhận vị trí "ông trùm biên giới" của chính quyền Trump, nói với Fox rằng giới chức Mỹ sẽ phát động "một cuộc vây bắt lớn" trên cả nước ngay sau khi ông Trump tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20/1.
Thanh Danh (Theo AFP)
Israel triển khai sư đoàn thứ 4, ở rộng các hoạt động trên bộ tại Lebanon; Hội nghị hòa bình Ukraine lần 2 chưa thể diễn ra vào tháng 11.
Quan hệ giữa Niger và Pháp đã đổ vỡ kể từ khi các sỹ quan quân đội nắm quyền ở Niamey hồi tháng 7. Pháp đã duy trì sự hiện diện quân sự ở Niger để giúp nước này chống lại các tay súng Hồi giáo nổi dậy
Ukraine kêu gọi phương Tây cho phép tập kích sâu vào lãnh thổ Nga, nhưng các đồng minh còn chia rẽ, do lo ngại leo thang căng thẳng.
Người đứng đầu cơ quan quản lý thảm họa Thổ Nhĩ Kỳ nêu rõ công tác tìm kiếm và cứu nạn đã kết thúc tại phần lớn các tỉnh, ngoại trừ tỉnh Kahramanmaras và Hatay.
Nhớ đến mùa đông năm ngoái, Ganzorig khẽ nhăn mặt, khi nhiệt độ dưới -35℃ làm thảo nguyên đóng băng, khiến đàn gia súc không có cỏ ăn.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết quân đội nước này kiểm soát thêm một ngôi làng và thọc sâu vào phòng tuyến Ukraine ở tỉnh Kharkov.
Sau thời gian chiến đấu cho quân đội Ukraine, nhiều cựu binh Belarus đối mặt cuộc sống bấp bênh và không được hỗ trợ ở đất nước họ từng bảo vệ.
Mỹ dường như đã mua 81 chiến đấu cơ cũ nát của Kazakhstan với giá 1,5 triệu USD, nhằm chuyển cho Ukraine để lấy linh kiện và làm mồi bẫy.
Tổng thống Zelensky cho hay các đơn vị Ukraine đều đủ đạn pháo trong hai tháng qua, chấm dứt cơn khát vũ khí đã khiến họ hứng chịu nhiều tổn thất.