800 nhân viên an ninh Hàn Quốc đã có mặt ở biên giới Hàn - Triều ngày 31-10 để ngăn chặn sự kiện rải truyền đơn chống Triều Tiên công khai.
Theo Hãng thông tấn Yonhap, khoảng 800 nhân viên an ninh, trong đó có cảnh sát Hàn Quốc, đã kịp thời ngăn chặn sự kiện công khai rải 100.000 tờ rơi chống Triều Tiên do Hiệp hội các gia đình có người dân bị bắt giữ ở Triều Tiên khởi xướng tại công viên Imjingak, huyện Munsan, thành phố Paju vào sáng 31-10.
Các tờ rơi này có hình ảnh và mô tả nhân dạng của sáu người Hàn Quốc đang bị giam giữ ở Triều Tiên và được đính vào những quả bóng bay cỡ lớn. Hiệp hội này cũng đính kèm các tờ 1 USD vào những tờ truyền đơn.
Hiệp hội các gia đình có người dân bị bắt giữ ở Triều Tiên bao gồm những người có thân nhân bị Bình Nhưỡng bắt giữ kể từ sau khi hai miền bán đảo Triều Tiên ký hiệp định đình chiến vào ngày 27-7-1953, chấm dứt cuộc chiến kéo dài ba năm giữa hai miền.
Lo ngại sự kiện rải truyền đơn có thể khiến tình hình hai miền bán đảo Triều Tiên thêm tồi tệ, thậm chí làm bùng nổ xung đột, khoảng 50 người dân ở khu vực Đường kiểm soát dân sự (CCL) - vùng đệm ở biên giới hai nước, đã huy động 20 máy kéo dùng trong nông nghiệp để ngăn chặn sự kiện rải truyền đơn này.
Đáp trả lại những chỉ trích cho rằng hiệp hội này đang khiêu khích Bình Nhưỡng, ông Choi Seong Ryong - đại diện của hiệp hội, cho biết ông vẫn giữ vững lập trường và sẽ tổ chức sự kiện rải truyền đơn công khai.
“Điều đầu tiên cần làm là yêu cầu Triều Tiên ngồi vào bàn đối thoại về các vấn đề giữa hai bên, bao gồm việc tạo điều kiện cho các gia đình ly tán được đoàn tụ. Sau đó là yêu cầu Bình Nhưỡng ngừng mở loa phát thanh hoặc thả bóng bay chứa rác sang Hàn Quốc”, ông Choi nói rõ.
Tuy nhiên, sự kiện rải truyền đơn chống Triều Tiên đã bị 800 nhân viên an ninh, bao gồm lực lượng cảnh sát đặc biệt tỉnh Gyeonggi, nhân viên an ninh thành phố Paju, lính cứu hỏa và một số cảnh sát cơ động thuộc lực lượng cảnh sát chống bạo động kịp thời ngăn chặn.
“Việc rải truyền đơn là hành động vi phạm pháp luật. Chúng tôi yêu cầu những người tham gia phải giải tán ngay lập tức”, thị trưởng thành phố Paju Kim Kyung Il ra lệnh hôm 31-10.
Theo quy định của thành phố Paju, người chịu trách nhiệm rải truyền đơn sẽ bị phạt tù một năm hoặc nộp phạt 10 triệu won (hơn 7.000 USD).
Dù vậy, đại diện Hiệp hội các gia đình có người dân bị bắt giữ ở Triều Tiên tuyên bố sẽ tiếp tục tổ chức rải truyền đơn trong thời gian tới.
Ngày 13/10, Triều Tiên tuyên bố sẽ tiến hành 'cuộc tấn công đầu tiên nhanh chóng và mạnh mẽ nhất' nhằm vào các khí tài chiến lược mà Mỹ triển khai trên bán đảo Triều Tiên trong bối cảnh tàu sân bay hạt nhân USS Ronald Reagan cập cảng Hàn Quốc.
Chủ tịch nước Tô Lâm đến Phnom Penh, bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tới Campuchia theo lời mời của Quốc vương Norodom Sihamoni.
Các nhà lập pháp vùng Vologda, phía bắc thủ đô Matxcơva, Nga đã đề xuất bán rượu bia mỗi ngày hai giờ đồng hồ sau khi ghi nhận 71% số ca tử vong ở nam giới tại vùng đều liên quan đến rượu bia.
Cụ ông 86 tuổi kết hôn với cụ bà vốn là tình đầu, sau hàng chục năm hai cựu sinh viên Đại học Bắc Kinh này mất kết nối.
Nông dân Ba Lan chặn các đường phố khắp cả nước để phản đối chính phủ nhập khẩu nông sản Ukraine 'không kiểm soát'.
Giữa lúc các máy bay chiến đấu của Israel tiếp tục không kích dữ dội vào miền Nam Lebanon, Mỹ và Pháp đã đưa ra đề xuất ngừng bắn để tạo điều kiện cho đàm phán.
Quốc vương thứ 17 của Malaysia Sultan Ibrahim chính thức đăng quang vào ngày 31/1, đánh dấu một thời khắc quan trọng trong lịch sử chế độ quân chủ lập hiến ở quốc gia Đông Nam Á.
Ngày 30/7, ông Masoud Pezeshkian đã tuyên thệ nhậm chức Tổng thống thứ 9 của nước Cộng hòa Hồi giáo Iran.
Ngày 22/6, Ngoại trưởng Serbia Marko Djuric tuyên bố, mục tiêu gia nhập Liên minh châu Âu (EU) là cam kết chiến lược và ưu tiên trong chính sách đối ngoại của đất nước.