Hôm nay, 11/2, Tổng thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Tiến sĩ Kao Kim Hourn bắt đầu chuyến thăm kéo dài 5 ngày tới Ấn Độ.
Đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên của Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn tới Ấn Độ kể từ khi nhậm chức vào tháng 1/2023.
Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar gặp Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn ngày 12/7/2023 tại Jakarta, Indonesia. (Nguồn: X) |
Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar gặp Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn ngày 12/7/2023 tại Jakarta, Indonesia. (Nguồn: X) |
Trong chuyến thăm từ ngày 11-15/2 của mình, Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn sẽ thảo luận với Ngoại trưởng nước chủ nhà, Tiến sĩ S. Jaishankar và các quan chức khác. Ông dự kiến có bài thuyết trình về “Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Ấn Độ trong kiến trúc khu vực phát triển” tại Sapru House, do Hội đồng các vấn đề thế giới của Ấn Độ (ICWA) tổ chức.
Ngoài ra, Tiến sĩ Kao Kim Hourn sẽ đến thăm Di sản thế giới được UNESCO công nhận là Chùa Mahabodhi ở Gaya, bang Bihar. Người đứng đầu ASEAN dự kiến phát biểu trong một cuộc họp tại Đại học Nalanda ở Rajgir về chủ đề "Tương lai của ASEAN: Sự phù hợp và linh hoạt trong môi trường chiến lược mới nổi".
Theo Bộ Ngoại giao Ấn Độ, ASEAN là một trụ cột quan trọng trong chính sách Hành động hướng Đông được chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi đưa ra cách đây 10 năm. Chính sách này nhấn mạnh cam kết của New Delhi trong việc tăng cường quan hệ đối tác chiến lược với các quốc gia ASEAN cũng như củng cố các nỗ lực hội nhập khu vực.
Chuyến thăm của Tiến sĩ Kao Kim Hourn nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ ASEAN-Ấn Độ và nêu bật sự hợp tác nhiều mặt giữa hai bên trên nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có quan hệ đối tác chiến lược, giáo dục và văn hóa.
Đưa tin về chuyến thăm này, kênh DD News khẳng định, khi cả Ấn Độ và ASEAN tiếp tục điều hướng các động lực địa chính trị phức tạp, các hoạt động tiếp xúc cấp cao như vậy nhằm củng cố sự hiểu biết và hợp tác lẫn nhau hướng tới các mục tiêu chung là hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực.
Mỹ tăng hiện diện quân sự ở Trung Đông, nhưng mối đe dọa cũng tăng lên, sau khi một tên lửa đạn đạo 'không thể đánh chặn' của Houthi rơi cách tàu sân bay Eisenhower 200 m.
71 nhân viên bầu cử Indonesia qua đời vì làm việc quá sức khi nước này tổ chức một trong những cuộc bỏ phiếu bầu tổng thống lớn nhất thế giới.
Ngày 29/8, các quan chức ngoại giao và quân sự của Ukraine đã có các cuộc tiếp xúc với những người đồng cấp của Liên minh châu Âu (EU) cũng như Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) để bàn về xung đột với Nga.
Trong hội trường tổ chức lễ khai giảng trường tiểu học Bugye, cô bé Kim 7 tuổi ngơ ngác nhìn quanh tìm bạn học, nhưng không thấy ai.
Thỏa thuận sắp được phê chuẩn giữa Italy và Albania về việc thành lập các trung tâm tiếp nhận người di cư được Rome giải cứu trên biển khiến Liên hợp quốc (LHQ) lo ngại.
Ngày 2/7, Bộ Quốc phòng Nga thông báo, tàu khu trục Đô đốc Gorshkov và tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân Kazan thuộc Hạm đội phương Bắc của nước này đã cập cảng La Guaira của Venezuela, gần thủ đô Caracas.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tới kiểm tra một xưởng đóng tàu và nhấn mạnh tầm quan trọng của lực lượng hải quân khi 'chuẩn bị cho xung đột'.
Phát biểu trên truyền hình quốc gia, ông Putin khẳng định chỉ có Nga và Triều Tiên mới có quyền quyết định nội dung và phạm vi hỗ trợ quân sự giữa hai nước.
Chuyến thăm Uzbekistan và Kazakhstan của Thủ tướng Đức Olaf Sholz, lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, thu hút sự quan tâm của dư luận bởi liên quan một địa bàn chiến lược: Trung Á.