Theo những sửa đổi mới nhất, người dân Hàn Quốc có thể rải tro cốt người đã khuất xuống biển hoặc núi sau khi hỏa thiêu.
Theo báo Chosun, Hàn Quốc sắp hợp pháp hóa việc rải tro cốt của người đã mất xuống biển hoặc núi, trong bối cảnh xã hội nước này đã trở thành xã hội "siêu già", tức xã hội có 20% dân số trên 65 tuổi theo phân loại của Liên hợp quốc.
Những năm qua số người chết tại Hàn Quốc tiếp tục tăng, khiến các nhà hài cốt và nghĩa trang bị quá tải. Không còn cách nào khác, các quan chức và người dân nước này phải tính đến việc rải tro cốt xuống biển hoặc núi.
Theo những sửa đổi mới nhất, người dân Hàn Quốc có thể rải tro cốt người đã khuất sau khi hỏa thiêu tại một số địa điểm nhất định ở các nghĩa trang, lò hỏa táng, cơ sở an táng, những khu vực biển nằm cách bờ hơn 5km hoặc ở một số vùng núi.
Người dân bắt buộc phải rải tro cốt người thân sát mặt nước để tránh tro bụi bay đi xa, gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, người dân chỉ được rải tro cốt đã hỏa thiêu và hoa tươi, không được đổ rượu cúng hoặc thức ăn cúng cũng như các di vật của người quá cố.
Các nhà chức trách Hàn Quốc khẳng định việc rải tro cốt người mất trên biển không cản trở việc di chuyển của tàu thuyền cũng như không cản trở các hoạt động đánh bắt cá, nuôi trồng các loài động thực vật thủy sinh.
Tương tự khi rải tro cốt trên núi, người dân chỉ được rải ở một khu vực nhất định, hoặc trộn tro cốt với đất sạch rồi tưới một lượng nước vừa đủ để đất và tro cốt dễ hòa vào lòng đất.
Luật pháp hiện tại ở Hàn Quốc chỉ bao gồm các điều khoản liên quan đến việc mai táng, hỏa táng hoặc chôn cất tự nhiên (tức chôn trực tiếp tro cốt của người đã khuất xuống gốc cây).
Những sửa đổi mới nhất sẽ có hiệu lực từ ngày 24-1.
Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc hy vọng việc cho phép rải tro cốt người mất sau khi hỏa táng sẽ giúp giảm chi phí quản lý hài cốt trong các nhà hài cốt, đồng thời giúp tiết kiệm quỹ đất, giúp các thế hệ tương lai có thêm quỹ đất để sử dụng.
12 nước và khu vực gồm Mỹ, Australia, Canada, Liên minh châu Âu (EU), Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Saudi Arabia, Các tiểu Vương quốc Arab thống nhất (UAE), Anh, Qatar đã ra tuyên bố chung về tình hình Lebanon.
Chủ tịch Thượng viện Campuchia, Samdech Techo Hun Sen, ngày 25/5 phủ nhận thông tin về việc ông đã ra lệnh khởi công dự án kênh đào Phù Nam vào ngày 12/6 tới và cho biết, đây là đặc quyền của Thủ tướng Hun Manet.
Hành trình trở thành ứng cử viên Tổng thống Mỹ trong cuộc bầu cử 2024 của ông Donald Trump và Kamala Harris có rất nhiều yếu tố bất ngờ, điều này càng khiến cho kết quả cuộc bầu cử càng trở nên khó đoán định.
Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dẫn đầu đã đến Pháp, bắt đầu các hoạt động từ ngày 4-10 với nhiều nội dung quan trọng.
Quan chức Israel nói nước này sẽ có đáp trả vào lãnh thổ Iran trong vài ngày tới. Israel tiếp tục tấn công Lebanon trên không và trên bộ bất chấp nhiều lời kêu gọi ngừng bắn.
Quân đội Nga thông báo đã tấn công và kiểm soát làng Andriivka và Pishchane ở miền đông Ukraine, có thể giúp lực lượng nước này tăng đà tiến.
Ngày 26/2, chính phủ Hy Lạp chấp thuận việc nước này tham gia vào sứ mệnh hải quân của Liên minh châu Âu (EU) ở Biển Đỏ để bảo vệ tàu thương mại khỏi các cuộc tấn công của lực lượng dân quân Houthi, kiểm soát phần lớn Yemen.
Cuộc tập trận thường niên hàng đầu của Bộ chỉ huy châu Phi thuộc quân đội Mỹ có tên African Lion 2024 (Sư tử châu Phi 2024) đang diễn ra ở Tunisia, đánh dấu thời điểm quan trọng trong hợp tác quân sự giữa Washington và lục địa này.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) Lê Thị Thu Hằng bày tỏ niềm vui khi công tác đối với NVNONN được sự quan tâm và vào cuộc của cả hệ thống chính trị, ở các cấp, các ngành, các địa phương...