Ngày 16/8, Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Kim Yung Ho đã kêu gọi Bình Nhưỡng đáp lại lời đề nghị của Seoul về việc thiết lập một nền tảng đối thoại chính thức và nối lại các kênh liên lạc liên Triều vốn đang bị đình chỉ.
Hàn Quốc dịu giọng với Triều Tiên, kêu gọi nối lại đối thoại, nhấn mạnh thống nhất là 'nhiệm vụ lịch sử' |
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đề nghị Triều Tiên thành lập kênh đối thoại để giải quyết mọi khúc mắc. (Nguồn: AP) |
Theo hãng thông tấn Yonhap, lời kêu gọi được đưa ra sau khi Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đề nghị Triều Tiên thành lập kênh đối thoại ở cấp chuyên viên để có thể “giải quyết mọi vấn đề”.
Tin liên quan |
Hàn Quốc thông báo về hoạt động quân sự quy mô lớn năm thứ 2 liên tiếp Hàn Quốc thông báo về hoạt động quân sự quy mô lớn năm thứ 2 liên tiếp |
Phát biểu tại họp báo, Bộ trưởng Kim Yung Ho bày tỏ: “Khi Tổng thống đề xuất thành lập kênh đối thoại liên Triều, tôi kêu gọi Triều Tiên chấp nhận kiến nghị đó”, đồng thời khẳng định, Hàn Quốc sẵn sàng thảo luận về mọi chủ đề, bao gồm phi hạt nhân hóa, các vấn đề nhân đạo và giao lưu.
Theo ông, để đạt được mục tiêu này, nên nối lại đường dây liên lạc liên Triều và các đường dây nóng quân sự mà Triều Tiên đơn phương đình chỉ.
Trước đó, trong bài phát biểu kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hàn Quốc hôm 15/8, ngoài đề nghị lập kênh đối thoại, ông Yoon cũng chia sẻ tầm nhìn về sự thống nhất dựa trên tự do với Triều Tiên và cam kết mở rộng luồng thông tin bên ngoài vào Bình Nhưỡng.
Nhà lãnh đạo nhấn mạnh: "Chúng ta đang đứng trước một nhiệm vụ lịch sử quan trọng cần phải thực hiện. Đó là việc thống nhất… nếu vẫn chia rẽ thì việc xây dựng nền độc lập của chúng ta không thể hoàn thành".
Theo ông, nền tự do mà Hàn Quốc “được hưởng” nên mở rộng cho cả Triều Tiên: “Chỉ khi nào trên bán đảo Triều Tiên hình thành một quốc gia tự do và dân chủ duy nhất, một quốc gia thuộc về người dân một cách hợp pháp, cuối cùng chúng ta mới đạt được sự giải phóng hoàn toàn”.
Tầm nhìn thống nhất giữa hai miền Triều của Tổng thống Yoon là bản cập nhật đối với chiến lược thống nhất của Chính phủ Hàn Quốc được công bố năm 1994, trong đó kêu gọi theo đuổi hòa giải và hợp tác, tạo ra khối thịnh vượng chung trên Bán đảo Triều Tiên và hoàn thành mục tiêu thống nhất đất nước.
Tuy nhiên, tại phiên họp toàn thể của Ủy ban trung ương đảng Lao động Triều Tiên vào tháng 12/2023, Chủ tịch nước này Kim Jong Un đã tuyên bố thay đổi chính sách đối với Seoul, nói rằng: “Với nhà nước Hàn Quốc này thì việc thống nhất sẽ không bao giờ xảy ra”.
Nhóm G7 nhắc lại cam kết ủng hộ Ukraine trong bối cảnh chiến sự Ukraine sắp được 1.000 ngày.
Quân đội Israel đang dồn lực trả đũa Hamas ở Dải Gaza, nhưng vẫn phải dè chừng Hezbollah, đối thủ đáng gờm sẵn sàng mở 'mặt trận thứ hai' ở phía bắc.
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân sẽ tham dự Khóa họp lần thứ 68 của Ủy ban địa vị phụ nữ (CSW68) của Hội đồng kinh tế - xã hội Liên hợp quốc và tiến hành một số hoạt động song phương tại Hoa Kỳ.
Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng cảm ơn Lào trong thời gian qua đã hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt ở Lào ổn định cuộc sống, học tập, làm ăn, kinh doanh.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sẽ tới Nam Phi vào ngày mai (22/8), tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 15 được tổ chức tại Johannesburg.
Diễn biến xung đột Nga-Ukraine, căng thẳng Armenia-Azerbaijan, vụ các nữ sinh bị ngộ độc ở Iran, bước tiến trong quan hệ Hàn Quốc-Nhật Bản, bầu cử Quốc hội Estonia... là một số sự kiện quốc nổi bật trong 24 giờ qua.
Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam cân nhắc không đến Bangladesh vào thời điểm này nếu không thực sự cần thiết.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu di chuyển bằng trực thăng đến gặp các quân nhân tại một địa điểm không được tiết lộ ở 'hướng nam Donetsk'.
Ngày 16/10, với tư cách là nước Chủ tịch Hội Phu nhân Phu quân ASEAN tại Washington, DC (ASC), Hội Phu nhân Phu quân Đại sứ quán Việt Nam đã chủ trì, phối hợp cùng Hội Phu nhân Phu quân các nước ASEAN khác tổ chức thành công Ngày Văn hoá ASEAN 2024 với chủ đề “ASEAN vì tất cả mọi người” tại Kensington bang Maryland.