Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sẽ tới Nam Phi vào ngày mai (22/8), tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 15 được tổ chức tại Johannesburg.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. (Nguồn: PTI) |
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS theo lời mời của Tổng thống Nam Phi Matamela Cyril Ramaphosa. (Nguồn: PTI) |
Phát biểu tại cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao Ấn Độ diễn ra vào hôm nay, Bí thư đối ngoại Vinay Kwatra cho biết, đây là Hội nghị thượng đỉnh BRICS trực tiếp đầu tiên sau ba năm họp trực tuyến do đại dịch Covid-19. Tháp tùng Thủ tướng Narendra Modi là một phái đoàn doanh nghiệp, tham dự các cuộc họp của Hội đồng doanh nghiệp BRICS, Liên minh doanh nghiệp nữ BRICS và Diễn đàn doanh nghiệp BRICS.
Chủ đề của Hội nghị thượng đỉnh BRICS năm nay là “BRICS và châu Phi: Quan hệ đối tác vì tăng trưởng nhanh, phát triển bền vững và chủ nghĩa đa phương bao trùm”.
Người đứng đầu chính phủ Ấn Độ cũng sẽ tham gia sự kiện đặc biệt BRICS - Tiếp cận châu Phi và Đối thoại BRICS mở rộng, diễn ra ngay sau Hội nghị thượng đỉnh BRICS.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, ông Modi sẽ có các cuộc gặp song phương với một số nhà lãnh đạo có mặt tại Johannesburg.
Sau khi kết thúc các hoạt động tại Nam Phi, ngày 25/8, Thủ tướng Modi sẽ bắt đầu chuyến thăm chính thức Hy Lạp theo lời mời của người đồng cấp Kyriakos Mitsotakis. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một Thủ tướng Ấn Độ tới Athens sau 40 năm.
Trong chuyến thăm, hai nhà lãnh đạo sẽ xem xét mở rộng và đa dạng hóa lĩnh vực hợp tác thương mại và đầu tư, làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác quốc phòng và an ninh, hợp tác cơ sở hạ tầng, công nghiệp đóng tàu...
Ông Modi dự kiến sẽ giao lưu với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp của cả hai nước cũng như với cộng đồng người Ấn Độ tại Hy Lạp.
Ngày 7/8, Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS) đã khai mạc cuộc họp thường kỳ lần thứ 42 các Tổng tham mưu trưởng quân đội tại Trụ sở quốc phòng của khối ở thủ đô Abuja, Nigeria.
Ông Mikhail Podolyak, Cố vấn Chánh văn phòng tổng thống Ukraine, thừa nhận, quân đội nước này đã mệt mỏi vì cuộc xung đột đang diễn ra.
Trung tâm Bão quốc gia Mỹ gọi bão Milton là cơn bão 'cực kỳ nguy hiểm' và kêu gọi mọi người chú ý đến lệnh sơ tán.
Phó tổng thống Yemen cho rằng liên minh Biển Đỏ do Mỹ dẫn đầu 'yếu ớt' vì không có các cường quốc khu vực như Arab Saudi, UAE, Ai Cập.
Lực lượng Houthi tuyên bố phóng tên lửa vào một tàu Anh, hai tàu Israel trong loạt vụ tập kích mới nhằm vào tuyến hàng hải ở Biển Đỏ.
Triều Tiên, hôm 12/10, chỉ trích việc nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ đến Hàn Quốc, gọi đây là hành động khiêu khích và một lần nữa làm dấy lên lo ngại về việc sử dụng vũ khí hạt nhân để tự vệ.
Thủ tướng Bỉ nói Brussels đang điều tra nghi vấn một số nghị sĩ tại Nghị viện châu Âu được trả tiền để chia sẻ nội dung ủng hộ Nga.
Nhân chuyến thăm của Chủ tịch nước Lương Cường tới Chile và Peru, báo NotiMass Guerrero của Mexico ngày 9/11 đăng bài viết với tiêu đề 'Việt Nam tăng cường quan hệ với Mỹ Latinh'.
Cuộc đảo chính quân sự mới nhất ở Niger không chỉ đẩy đất nước giàu tài nguyên bậc nhất của châu Phi vào vòng xoáy bất ổn mới mà còn là chất kích thích cho xu hướng đảo chính trở lại khu vực.