Đặc phái viên Mỹ-Nhật-Hàn hối thúc Triều Tiên không tiến hành vụ phóng vệ tinh và nhất trí hợp tác chặt chẽ để đảm bảo sẽ có một phản ứng "nghiêm khắc" từ cộng đồng quốc tế nếu thực hiện vụ phóng.
Theo hãng tin Yonhap, ngày 29/5, các đặc phái viên hạt nhân của Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản đã tiến hành một cuộc họp qua điện thoại trao đổi về kế hoạch phóng vệ tinh của Triều Tiên.
Ông Kim Gunn, nhà đàm phán hạt nhân hàng đầu của Hàn Quốc, cùng những người đồng cấp Sung Kim (Mỹ) và Takehiro Funakoshi (Nhật Bản) tiến hành cuộc họp sau khi hãng thông tấn Kyodo (Nhật Bản) đưa tin Triều Tiên đã thông báo với nhà chức trách Nhật Bản về kế hoạch của Bình Nhưỡng phóng vệ tinh trong khoảng thời gian từ ngày 31/5-11/6 tới.
Trong thông cáo báo chí, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết: Các đặc phái viên của 3 nước hối thúc Triều Tiên không tiến hành vụ phóng, đồng thời nhất trí 3 nước sẽ hợp tác chặt chẽ để đảm bảo sẽ có một phản ứng "thống nhất, nghiêm khắc" từ cộng đồng quốc tế nếu Triều Tiên thực hiện vụ phóng.
Theo thông cáo, quan chức ba nước khẳng định bất kỳ vụ phóng nào sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo đều là bất hợp pháp và trái với các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Trước đó cùng ngày, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc đã hối thúc Triều Tiên rút lại kế hoạch phóng vệ tinh và cam kết hợp tác với cộng đồng quốc tế để ứng phó với những hành động khiêu khích của Bình Nhưỡng.
Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) Hàn Quốc đã triệu tập họp khẩn sau thông tin về kế hoạch phóng vệ tinh của Triều Tiên.
Theo giới chức Hàn Quốc, các thành viên NSC đã thảo luận các biện pháp đối phó sau khi nhận được thông báo của Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc.
NSC đã truyền đạt lại thông tin liên quan cho Tổng thống Yoon Suk-yeol và cho biết Chính phủ Hàn Quốc "đang theo dõi sát các diễn biến liên quan."
Theo hãng tin Yonhap của Hàn Quốc, Triều Tiên đã tuyên bố hoàn tất công tác chuẩn bị để lắp vệ tinh do thám quân sự đầu tiên lên một tên lửa.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un mới đây đã tới thị sát một ủy ban không thường trực chịu trách nhiệm chuẩn bị cho việc phóng vệ tinh do thám quân sự và thông qua “kế hoạch hành động trong tươi lai” của ủy ban này.
Hiện phía Bình Nhưỡng chưa chính thức xác nhận cũng như chưa có bình luận gì về thông tin nêu trên./.
Hiệp định thương mại song phương giữa Pakistan và Nga được ký kết tại hội nghị kinh tế kéo dài 3 ngày dành cho các quốc gia Hồi giáo vừa kết thúc ngày 19/5 tại Kazan (Nga).
Theo nguồn tin của ngành hàng hải và lực lượng hải quân đóng trên địa bàn, chiếc thuyền chở quá tải và bị vỡ sau một đợt sóng lớn, khiến ít nhất 20 người thiệt mạng và 50 người khác mất tích.
Sau một năm vận hành, 'siêu cống' Cái Lớn - Cái Bé đã mang lại lợi ích gì và gây ra những tác động không mong muốn nào cho các địa phương trong vùng dự án?
Xung đột Nga - Ukraina gần như ngay lập tức làm nổi bật những điểm yếu của Liên minh châu Âu (EU) về an ninh năng lượng.
Sáng 12/7, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia tổ chức Hội nghị sơ kết công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông 6 tháng đầu năm, phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm. Theo báo cáo tại hội nghị, từ 15/12/2023 đến 14/6/2024, toàn quốc xảy ra 12.350 vụ tai nạn giao thông làm chết 5.343 người, bị thương 9.552 người. So với cùng kỳ năm 2023, số người tử vong do tai nạn giao thông giảm 10,61% nhưng số vụ tai nạn tăng 15,58% và số người bị thương...
Công an thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên đã bắt đối tượng vây đánh con trai của đối tác làm ăn chung.
Tại WEF Davos 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự và phát biểu, chia sẻ tầm nhìn của Việt Nam tại các phiên họp trọng tâm.
Ngày 12-1, Thủ tướng Narendra Modi đã khánh thành “Atal Setu”, cây cầu vượt biển dài nhất Ấn Độ ở thành phố Mumbai, bang Maharashtra.
HUẾ - Trong quá trình làm Dự án đường đi bộ ven sông Như Ý (TP. Huế) với tổng mức đầu tư 267 tỉ đồng, đơn vị thi công đã...