Bộ Quốc phòng Nga thông báo 50 máy bay, 300 tàu chiến và 20.000 quân nhân của các hạm đội hàng đầu của hải quân nước này tham gia các cuộc tập trận bắt đầu từ hôm nay 30-7.
Hãng thông tấn RIA dẫn thông báo hôm 30-7 từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết hải quân Nga bắt đầu các cuộc tập trận “theo kế hoạch” vào cùng ngày.
Theo Reuters, các cuộc tập trận nhằm kiểm tra loạt đơn vị chỉ huy quân sự của hải quân Nga gồm Hạm đội Phương Bắc ở Bắc Cực, Hạm đội Thái Bình Dương ở Thái Bình Dương, Hạm đội Baltic ở biển Baltic và Tiểu hạm đội hay Đội tàu Caspi ở Biển Caspi.
Khoảng 300 tàu chiến, tàu ngầm, tàu hỗ trợ và xuồng, khoảng 50 máy bay, 200 thiết bị quân sự cùng 20.000 quân nhân tham dự vào các cuộc tập trận, huấn luyện chiến đấu.
Trong những ngày tới, các đội tàu, các đơn vị hải quân và lực lượng bảo vệ bờ biển sẽ tham gia hơn 300 bài tập chiến đấu với vũ khí.
Các cuộc tập trận bao gồm thực hành bắn tên lửa phòng không, diễn tập chiến đấu thực tế, thiết lập gây nhiễu tín hiệu để rút lui trước các cuộc tấn công của kẻ thù, cũng như thực hành sử dụng vũ khí chống tàu ngầm.
Trong hai tháng qua, Matxcơva đã tiến hành một loạt cuộc diễn tập với bệ phóng tên lửa hạt nhân di động, cũng như các cuộc tập trận sử dụng vũ khí hạt nhân phi chiến lược.
Nga cũng tăng cường huấn luyện quân sự với Belarus, quốc gia có chung đường biên giới với cả Nga và Ukraine. Belarus cũng tham gia vào giai đoạn hai trong cuộc diễn tập sử dụng vũ khí hạt nhân phi chiến lược hồi tháng 6.
Nga có đường bờ biển dài với phía bắc giáp Bắc Băng Dương, phía đông giáp Thái Bình Dương, phía tây và tây nam giáp Biển Baltic, Biển Đen và Biển Caspi.
Vì thế, theo nhận định của giới quan sát, chính lợi thế về đường bờ biển dài đã giúp Matxcơva phát triển năng lực của hải quân.
Tuy nhiên, các quan chức quốc phòng Anh lại nói rằng quân đội Ukraine đang dần chiếm lợi thế ở mặt trận trên biển, gây hư hại hoặc phá hủy ít nhất một phần ba số tàu của Hạm đội Biển Đen kể từ khi chiến sự bùng nổ ở Ukraine hồi tháng 2-2022.
Hải quân Ukraine không có tàu chiến lớn như hải quân Nga, nhưng họ đã thể hiện sức mạnh hải quân vượt trội thông qua việc hợp tác với các cơ quan quân sự và an ninh nước ngoài, theo tạp chí Newsweek.
Cuộc thử nghiệm tên lửa của Nhật Bản được xem là thiết yếu trong bối cảnh môi trường an ninh khu vực ngày càng nghiêm trọng.
Trường Đại học Nữ sinh Sookmyung hủy bằng thạc sĩ của cựu đệ nhất phu nhân Hàn Quốc Kim Keon-hee với lý do gian lận trong luận văn tốt nghiệp.
Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 27/6.
Mỹ triển khai một số oanh tạc cơ B-2 'trống giong cờ mở' bay về hướng tây để đánh lạc hướng, trong lúc phi đội chính lặng lẽ hướng về phía đông để tập kích Iran.
Tối 17/6 (giờ địa phương), Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) ở Alberta (Canada) đã bế mạc.
Ông Trump đăng tin nhắn của Tổng thư ký NATO lên mạng xã hội Truth Social, trong đó ông Rutte ca ngợi 'hành động quyết đoán' của Tổng thống Mỹ tại Iran.
Ngày 24/6, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) thông báo đã phát hiện các quả tên lửa được phóng từ Iran về phía nước này chỉ vài giờ sau khi hai bên tuyên bố đạt được thỏa thuận ngừng bắn.
Ông Hun Sen cho biết một quan chức Campuchia 'trong lúc tức giận' đã rò rỉ cuộc điện đàm của ông với Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn, khiến tình bạn với gia tộc Shinawatra đổ vỡ.
Ngày 17/4, Đại sứ quán Việt Nam tại Kuwait chủ trì cuộc họp đầu tiên của Ủy ban ASEAN tại Kuwait (ACK) trong nhiệm kỳ Chủ tịch của Việt Nam.