Nhờ giác mạc từ người đàn ông chết não hiến tặng, hai bệnh nhân ở Nghệ An và Phú Thọ tìm lại được ánh sáng sau nhiều năm.
Bệnh nhân đầu tiên được nhận giác mạc là nam 50 tuổi, ở Nghệ An, bị chấn thương mắt trái cách đây 33 năm, thị lực rất kém. Người nhận còn lại 69 tuổi, ở Phú Thọ, bị viêm giác mạc nội mô nhiều năm nay, đã được điều trị thuốc nhiều đợt nhưng không khỏi. Mắt trái của bệnh nhân nhìn rất mờ, thường xuyên bị sưng đỏ, cộm, nhức, chảy nước mắt nhiều.
"Ghép giác mạc là giải pháp duy nhất cho hai bệnh nhân này, song họ đã phải chờ đợi từ rất nhiều năm nay do không có nguồn giác mạc hiến", tiến sĩ Nguyễn Thế Hồng, Khoa Mắt, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, nói.
Người hiến giác mạc cho hai bệnh nhân trên là trường hợp nam 34 tuổi, ở Phú Thọ, bị chết não do tai nạn giao thông vào đầu tháng 1. Gia đình đã đồng ý hiến mô, tạng khi bệnh nhân qua đời.
Ngay sau khi được Trung tâm điều phối ghép tạng Quốc gia thông báo, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đến lấy 2 giác mạc và thực hiện 2 ca ghép liên tiếp kết hợp với phẫu thuật thủy tinh thể cho bệnh nhân. Ca ghép thành công, người bệnh được ra viện sau ghép ngày thứ 5.
Tiến sĩ Hồng, người trực tiếp phẫu thuật ghép giác mạc, nói đây là hai ca mổ phức tạp vì phải phẫu thuật ghép giác mạc kết hợp lấy thể thủy tinh đục, đặt thể thủy tinh nhân tạo.
Ghép giác mạc có tỷ lệ thải ghép thấp và quá trình sử dụng thuốc chống thải ghép không phức tạp, tốn kém như ghép các tạng khác. Đặc biệt, quá trình phục hồi khá nhanh, chỉ sau ghép khoảng một tuần người bệnh có thể sinh hoạt, làm việc nhẹ nhàng.
Sau khi ra viện, người bệnh ghép giác mạc được cho thuốc về điều trị và hẹn khám lại định kỳ lâu dài. Việc tuân thủ điều trị và đến khám lại đúng hẹn là rất quan trọng để có thể phát hiện sớm những biến chứng cũng như giúp mảnh ghép giác mạc có thể ổn định lâu dài.
Hiện nay, nhu cầu ghép giác mạc ở nước ta rất lớn do nhiều bệnh tật khác nhau gây ra (dị tật bẩm sinh, chấn thương, bỏng, viêm nhiễm...) nhưng nguồn giác mạc hiến rất khan hiếm do những yếu tố tâm lý, văn hóa, pháp lý...
"Do vậy, với tinh thần cho đi là còn mãi, mỗi người cần hiểu hơn và ủng hộ việc hiến mô tạng sau khi mất đi như là một nghĩa cả cao đẹp, đem lại sự sống, ánh sáng cho nhiều người khác", bác sĩ Hồng nói.
Bệnh viện 108 đã triển khai ghép giác mạc từ hơn nhiều năm nay và đã ghép thành công hơn 30 bệnh nhân, gần đây đã bắt đầu thực hiện được trên những bệnh nhân khó, có các bệnh lý kết hợp.
Lê Nga
Nhân dịp kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Hoàng Đình Giong (1/6/1904 - 1/6/2024), các tổ chức Đoàn ở Cao Bằng tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi, phong phú, tri ân và học tập làm theo các thế hệ cha anh đi trước.
Đã một năm Hải Bình quyết định chọn lối sống không công việc ổn định chỉ vì sau nhiều năm phấn đấu mà sự nghiệp vẫn 'giậm chân tại chỗ'.
Mỗi năm, thành phố Hải Phòng dành khoảng 40 tỷ đồng cùng nhiều nguồn lực khác đầu tư cho Đề án Sân khấu Truyền hình và các hoạt động văn hóa nghệ thuật trên địa bàn thành phố.
Ngày 16-9, đông đảo bạn trẻ tại TP.HCM đã tham gia nhặt rác, hoạt động truyền thông bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng thói quen sống xanh.
Quận đoàn Hà Đông, thành phố Hà Nội vừa phối hợp với Huyện đoàn Phong Thổ, tỉnh Lai Châu tổ chức chương trình “Đông ấm biên cương - Xuân tình nguyện 2024” tại xã biên giới Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ.
Gắn bó, trưởng thành từ Thành đoàn TP.HCM, đã làm việc cùng Tuổi Trẻ trong nhiều chương trình, hoạt động, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn chia sẻ luôn coi 'báo Tuổi Trẻ như là nhà'.
Không ít nam giới vì ngại chuyện nam khoa tế nhị đã 'lọt bẫy' các phòng khám trái phép dẫn đến hậu quả 'tiền mất tật mang'.
Hai kỳ tích nói lên đặc thù chiến tranh nhân dân trong chiến dịch Điện Biên Phủ là chiếc xe đạp thồ và kéo pháo bằng sức người ra mặt trận.
Người dân quận Định Hải, thành phố Chu Sơn, tỉnh Chiết Giang quan sát được hiện tượng bầu trời chuyển màu đỏ rực, tối 23/5.