Hà Tăng về nhà bố mẹ đẻ ăn cơm tất niên với các món truyền thống Nam Bộ như khổ qua nhồi thịt, trứng bắc thảo, thịt kho hột vịt.
Trưa 27 Tết (6/2), Tăng Thanh Hà đã sang nhà bố mẹ đẻ để ăn cơm tất niên sớm. Đây là truyền thống cựu diễn viên vẫn duy trì sau hơn 10 năm về nhà chồng. Người đẹp từng cho biết thừa hưởng khả năng nấu nướng và học được nhiều kinh nghiệm nội trợ từ mẹ. Nhiều năm qua, gia đình cô vẫn luôn làm những món cổ truyền ngày Tết Nam Bộ trong bữa cơm cuối năm.
Khác với năm ngoái làm thêm một số món biến tấu như hải sản nướng, chân gà ngâm sả tắc, năm nay Tăng Thanh Hà quay lại với thực đơn quen thuộc, gồm các món như bánh chưng, canh khổ qua, thịt kho hột vịt, trứng bắc thảo muối, dưa muối, giò mà không thêm món hiện đại nào. Đây là những món ăn mà hầu như gia đình miền Nam nào cũng ăn vào dịp đầu năm.
Gia đình Tăng Thanh Hà chọn ăn bánh chưng thay vì bánh tét như nhiều năm. Từ cuối tuần, người đẹp đã rục rịch tặng bánh chưng cho một số bạn bè thân thiết như siêu mẫu Thanh Hằng. Bánh chưng nhà Hà Tăng có kích thước vừa vặn, không quá lớn, phần vỏ mỏng, nhân nhiều, đậu xanh, thịt nạc, thịt mỡ vừa phải và không sử dụng phụ gia, chất bảo quản. Hàng năm, cô đều đem biếu bạn bè làm quà. Ngọc nữ từng cho biết gia đình thường ăn bánh chưng từ sớm vì ăn trước Tết mới cảm nhận được độ ngon và không ngán như những ngày chính Tết.
Thịt kho hột vịt còn gọi là thịt kho tàu đã quá quen thuộc với người Việt, đặc biệt là dân miền Nam. Cứ đến Tết, nhà nhà đều kho một nồi to để ăn dần do trước đây hàng quán, chợ mở hàng muộn, thường phải "hết mùng" mới bán trở lại. Ngày nay, các cửa hàng mở sớm hơn nhưng truyền thống này vẫn được lưu giữ. Ở miền Bắc, thịt kho tàu thái miếng nhỏ nhưng ở miền Nam, người dân thường thái miếng to bản, ăn đã miệng.
Miếng thịt ba chỉ (ba rọi) được cắt thành dải dài, tỷ lệ mỡ nạc gần như tương đương, sau đó được tẩm ướp theo khẩu vị mỗi nhà, thường phải có hành tím, tỏi băm, bột ngọt, nước mắm, muối, tiêu và nước hàng. Người miền Tây thường thắng nước hàng từ nước dừa vì có độ béo, thơm của dừa, màu lên đẹp tự nhiên. Khi kho, cũng kho với nước dừa cho thấm vị ngọt béo. Thịt thường được kho với những quả trứng vịt to, vị béo bùi, thấm gia vị ngọt mặn hài hòa.
Tuy nhiên, bánh chưng và thịt kho đều là những món no lâu, giàu đạm do đó, người ta thường phải ăn kèm đồ chua. Nhà Tăng Thanh Hà tự làm dưa món, củ kiệu và giá đỗ ngâm chua. Đây đều là những món tủ của bà xã doanh nhân Louis Nguyễn, vị giòn, chua chua, ngọt ngọt, có tác dụng giải ngấy rất tốt. Ngoài ra, người đẹp còn làm nhiều củ kiệu để ăn kèm với trứng bắc thảo. "Combo" thần thánh này đã được Hà Tăng nấu nhiều lần trong các dịp Tết.
Trứng vịt bắc thảo theo quan niệm của người xưa là mang ý nghĩa một năm mới trọn vẹn, đủ đầy. Trứng bắc thảo có mùi hăng nên không phải ai cũng ăn được. Phần lòng trắng có màu nâu, trong suốt và dẻo dẻo như thạch. Phần lòng đỏ màu đen, vị bùi bùi. Tăng Thanh Hà cắt trứng thành từng miếng bằng nhau, bày biện trên đĩa với củ kiệu và tôm khô. Đây cũng là món ăn khoái khẩu của người đẹp. Miếng trứng mùi hăng hăng, vị mặn mặn, beo béo, ăn kèm với tôm khô đậm đà, củ kiệu chua chua, tưởng không hợp mà hợp không tưởng. Món này có thể ăn kèm với bánh chưng, cơm trắng cho đỡ ngấy hoặc dùng làm món nhậu.
Bữa cơm tất niên của các gia đình miền Nam không thể thiếu bát canh khổ qua. Người ta tin rằng, món ăn này có thể mang đi những xui rủi, đen đủi của năm cũ giống như tên gọi của nó. Mọi năm, người đẹp làm khổ qua nhồi thịt truyền thống nhưng năm nay, Hà Tăng làm món canh khổ qua thái miếng nấu cùng thịt băm đơn giản, dễ ăn. Khổ qua (hay còn gọi là mướp đắng) có vị đắng, còn có tác dụng thanh nhiệt, thải độc, thích hợp cho những ngày Tết ăn uống nhiều.
Mâm cơm ngày Tết thường có các món giò, vừa ngon miệng, để được lâu, lại có thể bày biện làm món cúng đẹp mắt. Cựu diễn viên lựa chọn loại giò nấm, mùi vị thơm ngọt hơn giò lợn hay giò bò thông thường. Cuối cùng, Tăng Thanh Hà không quên chuẩn bị thật nhiều rau sống như xà lách, tía tô, kinh giới, bạc hà, húng quế, diếp cá. Được biết tới là người sống healthy và chú trọng tới chế độ ăn uống, cô luôn điều chỉnh tỷ lệ rau xanh và chất đạm trong bữa ăn hàng ngày.
Tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, tỉ lệ các ca cấp cứu do tai nạn giao thông chiếm khoảng gần 50% trong số các ca cấp cứu trong các...
152 công nhân Công ty TNHH Sunrise Apparel Việt Nam nhập viện nghi ngộ độc sau bữa ăn trưa, trong đó 6 ca sốc phản vệ độ hai.
Với hơn 2 năm thực hiện, độc bản 16 bức tranh sứ tại chùa Quán Thế Âm (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) chuẩn bị đón nhận Chứng nhận kỷ...
Chuyến bay VJ1567 chặng Hà Nội - Huế khởi hành sớm 10 phút, vận chuyển trái tim của bệnh nhân chết não kịp ghép cho ca suy tim nặng, ngày 26/10.
Tin tức đáng chú ý: TP.HCM xoá thêm 1 điểm đen tai nạn giao thông, hiện còn 7 điểm; 11 tháng, trên 201.500 doanh nghiệp mới và trở lại hoạt động; Xuất khẩu vắc xin sởi, rota của Việt Nam đi Ấn Độ, Bangladesh...
Nhân kỷ niệm 71 năm báo Tiền Phong xuất bản số báo đầu tiên (16/11/1953 - 16/11/2023), cán bộ, phóng viên báo đã tổ chức chương trình về nguồn tại bản Dõn (nay là thôn Dõn, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) – nơi báo Tiền Phong ra số đầu tiên.
Người đàn ông 69 tuổi, đột ngột yếu nửa người trái, vận động kém, tê bì tay chân, nhập viện phát hiện ung thư phổi giai đoạn 4, di căn não.
Sáng 1-9, UBND TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp phối hợp Ban điều hành Đường sách TP Cao Lãnh tổ chức khai mạc Ngày hội sách dịp lễ 2-9 với nhiều hoạt động.
Người đàn ông Trung Quốc 33 tuổi bị tình nghi hất cốc cà phê nóng khiến một em bé Australia bỏng khắp người, được cho là 'thần kinh có vấn đề' và muốn trút giận.