Để phát triển kinh tế một vùng đất, giao thông là điều kiện đầu tiên, trong đó giao thông đường bộ là quan trọng nhất. Nhưng cho đến nay, ở các tỉnh Tây Nguyên chưa có cao tốc, tất cả đều đang trong quá trình triển khai, một số dự án đang nằm trên giấy.
Xin lấy một ví dụ, Đà Lạt là địa chỉ du lịch nổi tiếng không chỉ trong nước, nhưng đường bộ từ TPHCM đi Đà Lạt quá nhọc nhằn, chỉ 300km nhưng mất 7-8 tiếng. Từ lâu, ngành giao thông đã tính đến việc xây dựng một đường cao tốc từ TPHCM, qua Đồng Nai, Lâm Đồng, nhưng mới chỉ được một đoạn cao tốc từ TPHCM đến Dầu Giây thuộc Đồng Nai. Quốc lộ 20 từ Dầu Giây đi Đà Lạt quá hẹp, hư hỏng nhiều, đi qua nhiều khu dân cư, quá tải phương tiện giao thông, xe cộ di chuyển chậm, thường xảy ra tai nạn.
Tin vui là các địa phương là hai dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương dự kiến sẽ khởi công vào tháng 12.2024 và hoàn thành cuối năm 2026. Nếu hai cao tốc này đưa vào khai thác, sẽ rút ngắn thời gian từ TPHCM đi Đà Lạt còn 3-4 giờ, đó là mong muốn của người dân, doanh nghiệp.
Dự án khác, cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành có chiều dài 128,8km với 4 làn xe, vận tốc dự kiến 100 - 120km/h, được thực hiện ngay từ năm 2024 và cơ bản hoàn thành năm 2026, đưa vào khai thác, vận hành năm 2027. Các tuyến đường cao tốc từ Đắk Lắk, Gia Lai, Đắk Nông nối các tỉnh duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ hình thành, sẽ thúc đẩy phát triển du lịch, hàng hóa sản phẩm của các tỉnh được vận chuyển nhanh hơn, tiết kiệm được thời gian là tiết kiệm chi phí, tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa.
Các khu đô thị, khu dân cư, làng xã nơi các dự án hạ tầng giao thông sẽ được thụ hưởng những tác động tích cực. Giao thông thuận tiện sẽ tác động trực tiếp đến đời sống của từng gia đình, chưa kể, chính quyền địa phương sẽ khai thác sự thuận lợi từ giao thông để có thêm điều kiện để nâng cao chất lượng y tế, giáo dục.
Triển khai dự án hạ tầng giao thông luôn gặp những khó khăn dẫn đến chậm tiến độ, đó là đền bù giải phóng mặt bằng và năng lực thực hiện các hạng mục công trình của nhà thầu. Để có được mặt bằng sạch phục vụ cho dự án, đòi hỏi sự chủ động của chính quyền các địa phương. Lãnh đạo có năng lực, bám sát dân, thuyết phục được dân thì việc gì cũng thành.
Đối với các nhà thầu không thực hiện đúng hợp đồng phải thẳng tay xử lý, nhà thầu nào làm vượt tiến độ thì khen thưởng. Thưởng phạt rõ ràng, đó là cách để động viên, khuyến khích các đối tác hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Từ hôm nay (1/7), mô hình tòa án hoạt động theo 3 cấp, trong đó, có Tòa án nhân dân Tối cao; 34 Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố; 355 Tòa án nhân dân khu vực.
Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Thái Bình đã truy tố 8 bị can phạm tội 'cưỡng đoạt tài sản' theo khoản 4 điều 170 Bộ luật hình sự, có mức án từ 12-20 năm tù.
Tối 30/6, đại diện Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng TPHCM (gọi tắt là trung tâm) cho biết đã hoàn tất phương án tổ chức xe đưa đón miễn phí cho cán bộ, công chức, viên chức từ Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu đến làm việc tại trung tâm hành chính TPHCM sau sáp nhập, bắt đầu từ ngày 1/7.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu mọi công việc theo thẩm quyền của 2 cấp của tỉnh Điện Biên phải thực hiện theo đúng theo tinh thần phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.
Trước mắt, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn duy trì 443 Trạm y tế phường, xã hiện hữu nhằm tránh gây xáo trộn hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.
Việc hợp nhất Quảng Nam và Đà Nẵng không đơn thuần là một động tác cộng dồn dân số, địa giới hay tài nguyên kinh tế của hai địa phương lại với nhau.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.