Nước thải sinh hoạt sau khi được xử lý tại Nhà máy xử lý nước thải Hồ Tây sẽ được đưa về hồ Sen để sơ lắng và quan trắc chất lượng trước khi bổ cập vào Hồ Tây.
Đây là một phần của dự án đầu tư công với kinh phí gần 115 tỷ đồng, dự kiến khởi công và hoàn thành trong tháng 8/2025, mà HĐND quận Tây Hồ vừa thông qua nghị quyết.
Theo phương án được đề xuất, nước thải sinh hoạt sau xử lý sẽ không còn chảy ra sông Nhuệ như hiện nay mà được dẫn về hồ Sen (rộng hơn 4 ha, nằm đối diện Nhà máy xử lý nước thải Hồ Tây) thông qua hệ thống ống dẫn dài khoảng 500 m. Tại hồ Sen, nước thải sẽ được sơ lắng và quan trắc thường xuyên để đảm bảo chất lượng trước khi bổ cập vào Hồ Tây.
Nhà máy xử lý nước thải Hồ Tây hiện có công suất thiết kế khoảng 15.000 m3/ngày, với công suất tối đa lên đến 22.800 m3/ngày vào mùa khô và 32.640 m3/ngày vào mùa mưa. Hiện tại, mỗi ngày có khoảng 13.000 m3 nước thải sinh hoạt được thu gom và xử lý bằng công nghệ bùn hoạt tính dạng mẻ (SBR). Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn cột A và hiện đang được xả ra sông Nhuệ qua cửa xả B Xuân La.
Đầu tháng 2, thành phố Hà Nội đã giao Sở Xây dựng nghiên cứu phương án lấy nước từ Hồ Tây để bổ cập cho sông Tô Lịch. Tuy nhiên, do nguồn nước cung cấp cho Hồ Tây chủ yếu là nước thải chưa được thu gom và nước mưa, việc bổ cập cho sông Tô Lịch có thể ảnh hưởng đến mực nước của hồ. Vì vậy, quận Tây Hồ đã đề xuất phương án sử dụng nước thải sau xử lý từ nhà máy để bổ cập lại cho Hồ Tây, nhằm đảm bảo duy trì mực nước ổn định.
Về lâu dài, thành phố yêu cầu Sở Xây dựng phối hợp với UBND quận Tây Hồ rà soát quy hoạch liên quan và nghiên cứu phương án bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch theo trục đường Võ Chí Công. Phương án này sẽ kết nối với việc bổ cập nước trước mắt, đảm bảo vừa cung cấp nước cho sông Tô Lịch vừa điều tiết mực nước Hồ Tây ổn định.
Hồ Tây là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất ở phía tây bắc trung tâm Hà Nội, với diện tích hơn 500 ha và chu vi khoảng 15 km. Hồ là một phần của sông Hồng cũ sau khi chuyển dòng. Nghiên cứu của quận Tây Hồ cho thấy hệ thủy sinh vật tại Hồ Tây rất đa dạng, bao gồm 72 loài thực vật nổi, 47 loài tảo bám đáy, 37 loài động vật nổi, 29 loài động vật đáy (như tôm, cua, trai, ốc, giun...), 12 loài giáp xác và 46 loài cá.
Võ Hải
Tây Ninh - Lịch cúp điện (cắt điện) dự kiến ngày 23 và 24.3 tại các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh, theo Điện lực Tây Ninh.
TPHCM - Hội nghị triển khai Tháng Công nhân lần thứ 17 với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới” do LĐLĐ THCM tổ...
Mạng xã hội đang lan truyền clip ghi lại cảnh bảo vệ nhà ga metro số 1 và tài xế xe ôm công nghệ đánh nhau tới tấp.
Sáng 22/3, hơn 2.000 học sinh đến từ các trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hào hứng tham gia, trải nghiệm robot và lập trình cơ bản, tham quan không gian trưng bày sản phẩm trong ngày hội STEM cấp tiểu học năm học 2025.
Hiện nay TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu chưa có đường bộ kết nối, muốn đi phải 'quá cảnh' Đồng Nai. Bài toán sẽ được giải ra sao thời gian tới?
Theo Quân chủng Hải quân, học viên Học viện Hải quân và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Hải quân được hưởng các chế độ ưu đãi như có tiền phụ cấp hàng tháng và không phải đóng học phí; bố, mẹ, vợ, con của học viên được hưởng chế độ bảo hiểm y tế thân nhân để khám chữa bệnh theo quy định.
Thông tin trên được Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đề cập tại phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06 (Ban Chỉ đạo), sáng 18/3. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới được bà Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh là tập trung triển khai thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã và tổ chức chính quyền địa phương...
Hòa Bình - Ngày 20.3, Công an tỉnh Hòa Bình cho biết, đơn vị vừa ra quyết định khởi tố, bắt giam đối tượng dùng dao chém hàng xóm do...
Ngày 20.3, tại Hội nghị tổng kết Khối Thi đua các tổ chức Chính trị - xã hội, các tổ chức Liên hiệp năm 2024, Tổng LĐLĐ Việt Nam được bầu làm Khối phó.