Hà Nội mạnh tay đầu tư cho văn hoá
Phát biểu khai mạc hội thảo, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng khẳng định, văn hoá là một trong những yếu tố quan trọng để xây dựng một Thủ đô “văn hiến – văn minh – hiện đại”. Phát huy các giá trị và nguồn lực văn hoá là cách hiệu quả nhất để phát triển văn hoá của Thủ đô.
Bí thư Thành ủy Hà Nội nêu trong nhiều năm qua, Thành phố Hà Nội luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, coi văn hóa là động lực, là một trong các nguồn lực phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển Thủ đô. Liên tục trong nhiều nhiệm kỳ, Đảng bộ Thành phố đều ban hành chương trình riêng về phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội văn minh.
Thành phố đã dành nguồn lực đầu tư ba lĩnh vực: Y tế, giáo dục - đào tạo và văn hóa giai đoạn 2022–2025 và các năm tiếp khoảng 49.200 tỷ đồng. Trong 2 năm 2021-2022, thành phố hoàn thành tu bổ, tôn tạo 181 di tích, trong đó có 4 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 114 di tích cấp quốc gia, 63 di tích cấp thành phố.
Theo ông Dũng, Hội thảo được tổ chức với mong muốn làm cho văn hóa thẩm thấu sâu hơn, lan toả mạnh mẽ hơn, để văn hóa và con người Hà Nội thật sự trở thành hồn cốt của tất cả các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội trong suốt xây dựng và quá trình phát triển Hà Nội.
"Đây là cơ hội đặc biệt quan trọng để nhìn nhận, đánh giá một cách tổng thể, toàn diện, chuẩn bị các luận chứng khoa học và thực tiễn để xây dựng thể chế, chính sách phát triển, định vị các không gian phát triển, chú trọng đến không gian văn hóa, huy động các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", Bí thư Thành ủy Hà Nội nêu.
Bí thư Thành ủy nhấn mạnh, Hội thảo là sự tiếp nối, kế thừa và vận dụng những kết quả của các hội nghị, hội thảo khoa học vào thực tiễn cuộc sống đang diễn ra hết sức sôi động trên địa bàn Thành phố, để tiếp tục làm rõ tư tưởng chỉ đạo coi văn hóa là động lực, là nguồn lực xây dựng và phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
Với tinh thần dân chủ, khoa học và cầu thị, Thành phố mong muốn có sự đồng hành, tham gia đóng góp của các chuyên gia, nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu bằng các luận cứ khoa học, trách nhiệm và tình cảm đối với Thủ đô về vai trò của văn hóa trong xây dựng và phát triển, tiếp tục làm rõ hơn nội hàm và giải pháp phát triển Thủ đô.
Phát huy các giá trị của văn hiến Thăng Long
Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà quản lý đã nêu ra các ý kiến giàu giá trị thực tiễn và đầy tâm huyết. GS.TS Đặng Cảnh Khanh - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thanh niên bàn về khái niệm văn hiến và văn hiến Thăng Long.
GS.TS Đặng Cảnh Khanh đặt vấn đề từ lý luận đến thực tiễn, so sánh khái niệm văn hiến với văn hoá, văn minh, văn vật. Từ đó đưa ra những đặc trưng về văn hiến của Hà Nội trải qua hơn 1.010 năm lịch sử. GS.TS Đặng Cảnh Khanh đưa ra những khái niệm về văn hiến của các học giả trước kia cũng như hiện nay.
Theo đó, ở Việt Nam, từ văn hiến xuất hiện lần đầu tiên trong bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi (1428): “Như nước Đại Việt ta từ trước/Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”.
Từ những phân tích dựa trên cơ sở lịch sử, GS.TS Đặng Cảnh Khanh nhấn mạnh: "Chúng ta có thể khẳng định rằng khái niệm văn hiến là bao hàm không chỉ nội dung văn hóa, văn minh mà còn chứa dựng một yếu tố quan trọng nữa, đó là những hiền tài của đất nước. Nền văn hiến của một dân tộc bao gồm cả trình độ văn hóa và số lượng hiền tài của dân tộc ấy. Chúng ta cần quyết tâm giữ gìn, phát triển và truyền lại những giá trị tốt đẹp của văn hiến Thăng Long không phải chỉ cho các thế hệ tương lai của thủ đô mà còn cho cả đất nước".
Phát triển toàn diện ngành công nghiệp văn hoá Thủ đô
Từ việc nhận diện “Văn hiến – Văn minh - Hiện đại”, các nhà khoa học đã nhấn mạnh về định hướng xây dựng, phát triển Thủ đô.
GS.TS Nguyễn Chí Mỳ, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội cho rằng, Hà Nội với tính chất đô thị hóa gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhất là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong cơ chế thị trường đã và sẽ dẫn đến sự di cư lao động, sự phân hóa - phân tầng xã hội và hoạt động văn hóa, nghệ thuật giữa các tầng lớp dân cư cũng như giữa các địa bàn đô thị (trung tâm, vệ tinh, thành thị, nông thôn), nhất là về mức sống, chất lượng sống, lối sống, điều này đòi hỏi Hà Nội không chỉ phải phát huy các giá trị truyền thống mà còn phải hướng xây dựng các giá trị mới phù hợp với cơ cấu có tính chất mở về dân cư, kinh tế, văn hoá xã hội, xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại. Vấn đề này yêu cầu Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nội phải nhận thức sâu sắc, đầy đủ, chuyển thành niềm tin hành động hàng ngày.
Theo GS.TS Nguyễn Chí Mỳ, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, hoạt động kinh tế diễn ra ở một quy mô và tốc độ chưa từng có. Cùng với sự tăng trưởng về kinh tế, các quốc gia 17 đang phải đương đầu với nhiều vấn đề xã hội bức xúc, đặc biệt xoay quanh các vấn đề về văn hóa, về con người. Xã hội hiện đại, công nghệ thông tin hiện đại có thể giúp chúng ta biết rất nhiều vấn đề. Chúng có thể giúp chúng ta trở nên thông thái, nhưng chúng không thể giúp chúng ta cách làm người, cách sống có đạo lý. Thậm chí càng sống nhiều trong thế giới công nghệ thông tin, con người càng cảm thấy phải biết cách làm người nhiều hơn.
GS.TS Nguyễn Chí Mỳ cho rằng, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là quyết sách lớn mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nội đặt vào nhiệm vụ trọng tâm trong các nhiệm kỳ đại hội Đảng bộ Thành phố, trong các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội hàng năm của Hà Nội. Toàn cầu hóa kinh tế với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có thể là một thời cơ lớn, một cú hích lớn đối với sự phát triển của đất nước. Nhưng toàn cầu hóa với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng có thể trở thành một thách thức lớn đối với Thủ đô, nếu làm không tốt sẽ dẫn tới những rối ren lộn xộn trong xã hội, khi toàn cầu và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đi chệch quỹ đạo mà dân tộc này, Thủ đô này đang hướng tới. Để quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhất là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đi đúng hướng, bớt đi những rủi ro và lộn xộn không đáng có, việc tập trung xây dựng và phát triển Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại là cực kỳ quan trọng.
Còn theo PGS.TS Phạm Duy Đức, nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, mặc dù nguồn lực văn hóa ở Thủ đô Hà Nội hiện nay rất giàu có, phong phú, đa dạng nhưng tất cả mới chủ yếu ở dạng tiềm năng. Nếu không chuyển vào kết nối với sáng tạo, sản xuất tạo nên các giá trị thặng dư thì không thể phát huy được vai trò, vị thế của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Tìm ra các giải pháp có tính kỹ thật để chuyển nguồn lực đồ sộ này vào phát triển kinh tế xã hội là một vắn đề lớn hiện nay.
PGS.TS Phạm Duy Đức cho rằng, để phát huy các nguồn lực văn hóa này, cần tập trung trước hết vào một số giải pháp: Cần đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức về vai trò của văn hóa nói chung, của nguồn lực văn hóa nói riêng đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô hiện nay. Tiếp theo là xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển nguồn lực văn hóa của Thủ đô Hà Nội từ nay đến 2025, định hướng đến 2030, tầm nhìn 2045. Ngoài ra, cần đẩy mạnh xây dựng nguồn nhân lực đủ năng lực và phẩm chất đáp ứng yêu cầu phát triển văn hóa của Thủ đô.
PGS.TS Phạm Duy Đức nhấn mạnh: “Chất lượng, hiệu quả của việc phát huy các nguồn lực văn hóa nhằm xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại, sáng tạo phụ thuộc vào nhiều nhân tố khách quan và chủ quan khác nhau, nhưng nhân tố lãnh đạo và quản lý đóng vai trò quyết định. Vì vậy, cần phải đổi mới phương thức lãnh đạo và quản lý văn hóa nói chung, quản lý các nguồn lực văn hóa nói riêng đáp ứng yêu cầu biến đổi của xã hội”.
Tỉnh dậy tôi thấy mình ở trong viện, mặt bị rách gần như toàn bộ góc hàm bên trái - Gần 2 năm không đóng phim, lý do gì khiến Thúy Hằng mất tích lâu như vậy? Hai năm qua tôi gặp biến cố trong cuộc sống. Kinh tế đang suy thoái mà tôi phải cáng đáng rất nhiều việc của công ty. Kinh doanh có lúc thuận lợi, lúc khó khăn nên tôi nghĩ phải biết đi và dừng đúng lúc, đúng chỗ để sau này không thấy ân hận vì bản thân đã cố hết sức. Tôi cũng rất nhớ máy...
Ở tập 50 phim Trạm cứu hộ trái tim, An Nhiên (Lương Thu Trang) muốn trả thù Nghĩa (Quang Sự) nên dự định bắt cóc bé Kitty. Tuy nhiên, trong khoảnh khắc cô bé gặp nguy hiểm vì chiếc xe tải lao vụt tới, 'ác nữ' lại động lòng cứu Kitty khỏi nguy hiểm còn bản thân bị xe tông nên hôn mê. Trong tập 51 phim Trạm cứu hộ trái tim, An Nhiên vẫn chưa tỉnh lại sau nhiều tháng nằm viện. Bé Gôn được Nghĩa và mọi người chăm sóc rất chu đáo. Cậu bé còn được đưa...
Chính phủ Mỹ lập luận trước tòa việc Hoàng tử Harry thừa nhận sử dụng ma túy trong hồi ký không phải là bằng chứng cho thấy anh thực sự đụng đến chất cấm, có thể là âm mưu để bán sách.
Diễn viên Cúc Tịnh Y bị Siba Media kiện vi phạm hợp đồng dù đã tuyên bố rời công ty. Người đẹp sinh năm 1994 nhanh chóng đưa ra lời đáp trả sau ồn ào.
Hồng Kim Bảo (Sammo Hung) được mệnh danh là 'ông béo làng võ thuật' Trung Quốc, luôn nằm trong top những ngôi sao kungfu thực chiến mạnh nhất. Thành Long từng viết trong cuốn tự truyện của mình rằng, trong số các anh em võ thuật mà ông biết, Nguyên Long là người có vẻ ngoài anh tuấn nhất. Cậu bé Nguyên Long khi mới 10 tuổi đã là anh cả của nhóm 'Thất Tiểu Phúc'. Chính Hồng Kim Bảo cũng là người giúp đỡ Thành Long, Nguyên Bưu khi mới chập chững...
Mạc Ngôn, nhà văn Trung Quốc đoạt giải Nobel Văn học, viết những mẩu chuyện nhỏ nhưng tác động lớn đến cuộc đời ông.
Bùi Quỳnh Hoa cho biết cô đã liên lạc với nhà trường để xin nghỉ phép trong thời gian chuẩn bị cho cuộc thi Miss Universe 2023. Tuy nhiên, không có ngoại lệ, Bùi Quỳnh Hoa bị buộc thôi học do vi phạm quy chế.
Bộ phim lịch sử nổi tiếng thế giới “Việt Nam, thiên lịch sử truyền hình” ghi lại hình ảnh một nữ biệt động thành chiến đấu và bị bắt trong chiến dịch Mậu Thân 1968 tại Sài Gòn. Cô Việt Cộng nhỏ bé ấy khiến cả thế giới kinh ngạc về sự dũng cảm trước mũi súng kẻ thù. Ước mơ giải phóng Nữ biệt động đó có tên thật là Nguyễn Thị Hiền, xuất thân từ một gia đình nghèo ở đô thị Sài Gòn. “Gia đình chúng tôi ai cũng vất vả mưu sinh nên tôi chỉ học hết cấp...
Ngày 30/3, Viện Nghiên cứu Hán Nôm ra thông cáo cho biết, trong đợt rà soát, đối chiếu từ ngày 22 đến ngày 29/3, Viện tìm thấy là 14 quyển sách thất lạc. Như vậy, tổng số sách ST thất lạc giảm còn 107 quyển. Danh sách 14 quyển tìm được gồm: Ức Trai Phi Khanh thi văn tập (ST.260), Hoa Nghiêm ngoại truyện (ST.1907) và Dịch kinh đại toàn tiết yếu (ST.1450), Thuỵ Phương linh từ sự tích (ST.366), Phật Thánh chân kinh (ST.1301), Vạn quyển trân tàng...