UBND TP Hạ Long (Quảng Ninh) yêu cầu di dời khẩn cấp 18 hộ dân tại điểm nguy cơ sạt lở kè phường Hùng Thắng đến nơi an toàn.
Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, chiều tối ngày 2.8, ông Vũ Ngọc Lâm - Phó Chủ tịch UBND TP Hạ Long - cho biết: “Ngay trong chiều ngày 2.8, các phòng ban chuyên môn, UBND phường Hùng Thắng và chủ khu đất (đầu tư tuyến kè) đã có cuộc làm việc thống nhất phương án xử lý sạt lở kè.
Yêu cầu chủ khu đất thực hiện hạ tải đất đá, đồng thời tháo dỡ hạ độ cao tường kè, gia cố khắc phục nguy cơ sạt lở. Trong trường hợp kè không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật kiên quyết yêu cầu tháo dỡ công trình kè, xây dựng tuyến kè mới đảm bảo kỹ thuật, an toàn cho nhân dân. Trước mắt, các hộ dân bên dưới kè di dời đảm bảo an toàn, chủ khu đất phải có trách nhiệm hỗ trợ kinh phí cho các hộ dân tạm cư trong quá trình xử lý tuyến kè”.
Theo tìm hiểu, tuyến kè tổ 9B – 9C, khu 3, phường Hùng Thắng cao từ 8 -12m, dài khoảng hơn 300m, được hình thành trên tuyến kè cũ đã có sẵn từ những năm 2010. Năm 2019, chủ khu đất đã nâng cấp xây dựng tuyến kè cao lên nhằm mục đích bảo vệ đất, chống sạt lở.
Thế nhưng từ khi hoàn thành cho đến nay, nhiều điểm tại tuyến kè đã có sự dịch chuyển và phải sửa chữa bổ sung hệ thống thoát nước, vá lại những điểm nứt gãy.
Tối ngày 30.7.2024, sau khi kiểm tra tuyến kè đúng thời điểm mưa lớn đang diễn ra, khi thấy hiện tượng dịch chuyển ở 1 số điểm trên tuyến kè, Chủ tịch UBND phường Hùng Thắng đã huy động cán bộ tổ dân khu phố vận động yêu cầu 18 hộ dân có nhà dưới chân kè di chuyển toàn bộ người ra khỏi vùng nguy hiểm đến nhà văn hóa, trường học do UBND phường bố trí.
Ngày 1.8, có mặt tại điểm nguy cơ sạt lở khi mưa lớn đã qua đi, phóng viên bắt gặp anh Đinh Khắc Hùng vừa đi xe máy về đến nhà. Khi đang bê thùng gạo ra xe, anh Hùng nói: “Tôi đưa vợ và 2 con về nhà bà ngoại từ ngày 30.7, giờ không dám ở nhà lâu. Hôm nay về lấy gạo và những đồ ăn trong tủ lạnh rồi đi ngay, ở đây mặc dù không mưa nhưng không dám ở, anh ra sau nhà nhìn bờ kè thì biết”.
Tiếp đó, anh Hùng dẫn phóng viên trèo qua 2 mái nhà đến sát bờ kè phía sau nhà anh.
Theo quan sát của phóng viên, bức tường kè cao hơn 8m phía sau nhà anh Hùng đã ngả ra 30cm so với tường kè bên cạnh.
Rời nhà anh Hùng, phóng viên được 3 hộ dân khác dẫn lên đỉnh kè, tại một đoạn mái kè chính quyền địa phương đã phủ bạt chống xói lở, điểm xung yếu nhất có nhiều vết nứt rộng khoảng từ 10cm đến 30cm.
Ông Đào Đức Toàn, 68 tuổi, nói: “Kè thì thẳng đứng, phần chân kè có hiện tượng ngả ra. Năm ngoái cũng phải di chuyển 1 lần, năm nay một lần nữa, mà các hộ dân dưới chân kè nhà nào cũng bị nứt tường, trần và cả nền nhà. Giờ rất mong muốn thành phố có giải pháp và mốc thời gian cụ thể để giải quyết sạt lở kè để người dân không phải ra khỏi nhà mỗi khi mưa bão, để chúng tôi sớm ổn định cuộc sống”.
Triệu vòng tay cùng hướng về đồng bào bị ảnh hưởng do lũ lụt
Những ngày qua, người dân khắp các tỉnh miền núi phía Bắc phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề về người và của do thiệt hại của mưa lũ.
"Một miếng khi đói bằng một gói khi no", tinh thần tương thân tương ái bao đời nay vẫn là hình ảnh đẹp của người dân Việt Nam. Cùng chung tay chia sẻ với đồng bào vùng lũ, giúp người dân bị thiên tai nhanh chóng ổn định cuộc sống, Quỹ Xã hội từ thiện Tấm lòng Vàng kêu gọi các tập thể, cá nhân hảo tâm cùng chung tay ủng hộ, giúp đỡ người dân bị thiệt hại do bão lũ.
Mọi đóng góp xin gửi về: Quỹ XHTT Tấm lòng Vàng – Số 51 Hàng Bồ, phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội. Điện thoại: 024.39232756. Hoặc chuyển khoản về: Quỹ Xã hội từ thiện Tấm lòng Vàng, số tài khoản (STK): 113000000758 tại Vietinbank chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội; ủng hộ miễn phí tại Vietcombank - chi nhánh Hà Nội, STK: 0021000303088; ủng hộ miễn phí tại BIDV - chi nhánh Hoàn Kiếm, STK: 12410001122556.
Rất mong nhận được những tiếp nhận cả về vật chất và tinh thần gửi tới đồng bào trong lúc vô cùng khó khăn.
Phố cổ Hội An đón đợt lũ lớn nhất từ đầu năm. Sáng 15/11, trả lời VTC News, ông Nguyễn Thế Hùng - Phó Chủ tịch UBND TP Hội An, tỉnh Quảng Nam cho biết, khoảng 1h cùng ngày, lũ trên sông Thu Bồn tại Hội An đạt đỉnh ở mức 1.77m. 'Đến 7h sáng nay, mực nước đo được 1.52m, trên báo động 2 là 0,02m và đang xuống chậm' - ông Hùng thông tin thêm. Theo người dân trong khu phố cổ, mưa lớn trong 2 ngày 13-14/11 khiến nước từ dưới sông Hoài dâng cao, gây...
Do tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, những năm gần đây, tình hình sạt lở bờ biển, bờ sông ở tỉnh Cà Mau diễn biến hết sức phức tạp, khó lường đòi hỏi cần có những giải pháp cấp bách.
Đó là yêu cầu được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh nhấn mạnh tại lễ phát động quốc gia Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam, Tháng hành động vì môi trường.
Sở Xây dựng Lâm Đồng đánh giá ban đầu về nguyên nhân gây sạt lở đất tại Đà Lạt khiến 2 người chết: do mưa lớn kéo dài.
Hiện nay phường Linh Đông (TP Thủ Đức) có 4 điểm nguy cơ sạt lở nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng và nhà cửa. Dự kiến các điểm này sẽ được gia cố, rào cảnh báo.
Đồng Nai - Cơn mưa lớn kéo dài hơn 1 giờ đồng hồ chiều ngày 12.6, khiến nhiều tuyến đường của TP Biên Hoà ngập nặng, giao thông lộn xộn.
Dù trời Hà Nội đang mưa khá nặng hạt, nhưng hàng nghìn người vẫn có mặt tại nhà sinh hoạt cộng đồng, khu dân cư số 8 và ngách 70,...
Sáng nay (30-8), tại thành phố Lào Cai (tỉnh Lào Cai) có mưa to đến rất to, khiến nhiều tuyến đường, khu vực nhà dân, trường học ngập sâu.
Sau 2 ngày liên tục mưa lớn, sau vườn nhà một người dân ở huyện Cam Lộ, Quảng Trị xuất hiện hố sâu lớn.