GS.VS Nguyễn Quốc Sỹ - nhà khoa học đau đáu tình yêu với đất nước

15:00 18/04/2023

Trở về nước cống hiến, Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Quốc Sỹ đau đáu nỗi niềm làm sao để có thể thu hút, giữ chân những trí thức ở lại quê hương, tránh việc “lương cao, biệt thự đẹp” nhưng rồi họ vẫn phải rời đi.

Chuyên gia hàng đầu thế giới về vật lý và công nghệ Plasma

Giáo sư, Viện sĩ (GS.VS) Nguyễn Quốc Sỹ sinh ngày 20/2/1967 tại Hà Nội. Bố của ông là giảng viên khoa Hóa - Đại học Tổng hợp, mẹ là giáo viên dạy Toán trong trường phổ thông.

Sống trong môi trường gia đình gia giáo, từ nhỏ, cậu bé Nguyễn Quốc Sỹ đã có một tình yêu, niềm say mê đối với học tập. Năm 1983, ông tốt nghiệp bậc THPT loại giỏi. Thi đậu đại học với kết quả tốt, ông được chọn đi du học ở Liên Xô.

Tháng 8/1984, Nguyễn Quốc Sỹ đến Liên Xô, trở thành sinh viên năm thứ nhất Khoa Cơ Điện, Đại học Bách khoa Leningrad (nay là Đại học Nghiên cứu Quốc gia LB Nga “Đại học Bách khoa Saint Petersburg” – NRU SPbPU).

Trong thời gian này, ông đã được chọn làm việc trong Phòng thí nghiệm trọng điểm của LB Nga về Vật lý và Công nghệ Plasma, được đào tạo và cộng tác với nhiều chuyên gia đầu ngành.

Tháng 4/1989, Nguyễn Quốc Sỹ tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học sớm một năm với bằng xuất sắc. Tháng 6/1992, ông đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ với kết quả nghiên cứu được đánh giá là xuất sắc nhất trong số các công trình nghiên cứu của trường năm 1992. Trên cơ sở đó, ông đã được chọn là nghiên cứu sinh duy nhất cho chương trình đào tạo Tiến sĩ khoa học của trường năm 1993.

Tháng 3/2002, ông bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ khoa học với đề tài “Nghiên cứu các loại Plasma sóng cao tần và hồ quang điện” tại NRU SPbPU. Kết quả luận án được Ủy ban xét duyệt và đánh giá chất lượng khoa học cao cấp của Liên bang Nga đánh giá là một trong những công trình khoa học tốt nhất của LB Nga năm 2002, có tầm quan trọng to lớn đối với khoa học và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế quốc gia.

Năm 1994, Nguyễn Quốc Sỹ là Phó Giáo sư Khoa Kỹ thuật và Công nghệ điện NRU SPbPU. Từ năm 2003, ông là Giáo sư Khoa Vật lý đại cương và Tổng hợp hạt nhân, Đại học Nghiên cứu Quốc gia “Đại học Năng lượng Moskva” (NRU MPEI). Ông đã thành lập Phòng thí nghiệm Vật lý Plasma làm cơ sở cho nghiên cứu mới và chuyên sâu trong lĩnh vực Vật lý Plasma tại Đại học Năng lượng Moskva.

GS Nguyễn Quốc Sỹ trở thành chuyên gia đầu ngành của LB Nga và thế giới về Vật lý và Công nghệ Plasma, thường xuyên tham gia các hội nghị, hội thảo quốc tế về chuyên đề vật lý, công nghệ và ứng dụng Plasma.

Tổ quốc luôn ở trong trái tim

Có điều kiện làm việc, phát triển sự nghiệp rất tốt, nhưng tình yêu, nỗi nhớ đối với quê hương luôn đau đáu trong tâm trí GS.VS Nguyễn Quốc Sỹ, thôi thúc ông trở về.

Năm 2016, Giáo sư Nguyễn Quốc Sỹ tham gia thành lập Viện Công nghệ VinIT và được bầu làm Viện trưởng. Ông đi về giữa hai nước Việt Nam – Nga trong suốt 3 năm, đảm bảo công việc giữa hai nơi. Năm 2020, ông cùng gia đình trở về quê hương sinh sống, dốc toàn tâm sức cho sự phát triển của Viện công nghệ VinIT.

“Tôi muốn trở về, vì một lẽ giản đơn, Việt Nam là đất nước, là nơi tôi được sinh ra”, GS.VS Nguyễn Quốc Sỹ tâm sự.

Quyết định trở về cũng có những áp lực, bởi lúc đó, gia đình ông đang có cuộc sống ổn định, các con ông sinh ra, lớn lên, học tập tại Nga và đã quen với tập quán, văn hóa, môi trường nơi đây. Nhưng ông vẫn quyết định trở về nước, bởi ông cho rằng, đất nước đang phát triển, rất cần những nhà khoa học như ông góp sức, cống hiến.

Với chuyên môn của mình, ông cùng các cộng sự đã triển khai nhiều dự án nghiên cứu có hiệu quả cao, như dự án ứng dụng sử dụng công nghệ trên nền Plasma nhiệt độ thấp, Plasma lạnh, Plasma nhiệt cho xử lý rác thải môi trường, ứng dụng công nghệ Plasma lạnh khử khuẩn bề mặt và diệt virus trong phòng chống Covid-19, khử khuẩn bề mặt, xử lý đầu ra cho nông sản, thực phẩm…

Trăn trở trước sự “ra đi” của trí thức kiều bào

Là một trí thức về nước làm việc, GS.VS Nguyễn Quốc Sỹ trăn trở với việc làm sao để thu hút nhiều hơn nữa những trí thức kiều bào trở về đóng góp cho quê hương, đất nước.

GS.VS Nguyễn Quốc Sỹ cho biết, ông gặp rất nhiều trí thức ở các nước đã từng về Việt Nam, cũng mong muốn đóng góp công sức của mình cho sự nghiệp của đất nước. Nhưng rồi, nhiều người lại ra đi. Khi ông tìm hiểu thì thấy, tâm tư, nguyện vọng của nhiều người giống nhau.

Nếu mọi người nghĩ rằng chỉ cần có chính sách, đãi ngộ về lương bổng, nhà cửa, hoặc kêu gọi lòng yêu nước, cuộc gặp với các lãnh đạo… là đủ để trí thức về làm việc thì không phải.

“Mà chúng tôi cần sự đãi ngộ, tôn trọng, cầu thị của cả hệ thống chính trị và của xã hội. Chúng tôi cần không chỉ có đồng lương mà là những nhiệm vụ khoa học công nghệ mình có thể đóng góp được. Chúng tôi về nước, được trả mức lương rất cao, nhà, biệt thự rất lớn, nhưng không có nhiệm vụ để làm thì chúng tôi cũng sẽ lại ra đi. Đó là một thực tế”, ông Sỹ nói.

Theo GS.VS Nguyễn Quốc Sỹ, Đảng, chính quyền các cấp và toàn thể xã hội nên thể hiện ở mọi lúc, mọi nơi, sự trân trọng cầu thị, lắng nghe, tôn vinh trí thức kiều bào. Đồng thời đánh giá khách quan, khen thưởng kịp thời, có chế độ đãi ngộ hợp lý cho trí thức kiều bào và ghi nhận những thành quả thiết thực mà họ đem lại cho xã hội và đất nước. Như vậy, họ mới sẵn sàng trở về làm việc, cống hiến, đem sức mình phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc.

Một điều quan trọng nữa, theo GS.VS Nguyễn Quốc Sỹ, đó là cần tập trung mọi nguồn lực của đất nước, xã hội cho phát triển khoa học công nghệ, trong đó phải lấy tiêu chí hiệu quả ứng dụng lên hàng đầu. Không thể đầu tư cho khoa học, công nghệ và phát triển đào tạo nguồn lực tri thức một cách dàn trải mà phải trọng tâm, trọng điểm.

“Tôi có tham khảo hỏi ý kiến và cũng được biết một danh mục gần một trăm chuyên ngành công nghệ cao ưu tiên làm trọng tâm, trọng điểm cho phát triển đất nước. Nhưng nếu đã là trọng tâm, trọng điểm thì nó phải ít thôi, chứ đến hàng trăm thì có lẽ là nó đã không trọng tâm, trọng điểm rồi”, GS.VS Nguyễn Quốc Sỹ nêu ý kiến.

Năm 2006, GS Nguyễn Quốc Sỹ được nhận giải thưởng các Nhà khoa học trẻ của Tổng thống Liên bang Nga.

Năm 2012, GS Nguyễn Quốc Sỹ đoạt giải nhất cuộc thi các công trình khoa học của NRU “MPEI” và nhận giải thưởng cho việc xuất bản cuốn sách chuyên khảo khoa học “Mô hình toán Plasma nhiệt độ thấp”.

Năm 2017, Công trình của GS Nguyễn Quốc Sỹ được nhà xuất bản nổi tiếng Springer chọn để xuất bản cuốn chuyên khảo khoa học “Lý thuyết vật lý Plasma nhiệt độ thấp”.

GS Nguyễn Quốc Sỹ là Viện sĩ chính thức của Viện Hàn lâm Khoa học điện Liên bang Nga từ năm 2015 và Viện Hàn lâm Quốc tế về Nghiên cứu Hệ thống từ năm 2012.

Mời quý độc giả xem video: "GS.TS Phan Văn Tân chia sẻ về ý nghĩa của công trình đầu tiên về hạn hán trên khu vực Đông Nam Á". Video do PV Tri thức và Cuộc sống thực hiện.

Có thể bạn quan tâm
Thể hiện trách nhiệm toàn xã hội với trẻ em

Thể hiện trách nhiệm toàn xã hội với trẻ em

07:10 29/09/2024

TP - Sáng 28/9, Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ II, năm 2024 khai mạc tại Hội trường Diên Hồng, toà nhà Quốc hội, với sự tham gia của 306 “nghị sĩ nhí” là những đội viên, thiếu nhi tiêu biểu đến từ mọi miền Tổ quốc.

Triển lãm 130 bức tranh của những người làm báo

Triển lãm 130 bức tranh của những người làm báo

04:10 19/06/2024

Ngày 18.6, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp Cơ quan Thông tấn xã Việt Nam khu vực phía Nam tại TPHCM tổ chức Triển lãm tranh của nhóm họa...

Nữ luật sư Céline Thanh Nhã: Quyết chinh phục 'combo thất đỉnh'

Nữ luật sư Céline Thanh Nhã: Quyết chinh phục 'combo thất đỉnh'

08:50 14/01/2024

Céline Thanh Nhã là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên chinh phục thành công Everest năm 2022. Mục tiêu năm 2024 của cô lớn hơn.

Bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai - nạn nhân vụ cháy chung cư mini - đã qua nguy kịch

Bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai - nạn nhân vụ cháy chung cư mini - đã qua nguy kịch

11:40 15/09/2023

Bác sĩ V.T.N (39 tuổi) - bị ngạt khí trong vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội - nhập viện trong tình trạng ngộ độc khí nặng, đã qua nguy kịch.

Chăm hoạt động đoàn hội, Siêu trí tuệ Hà Việt Hoàng không còn là mọt sách

Chăm hoạt động đoàn hội, Siêu trí tuệ Hà Việt Hoàng không còn là mọt sách

13:40 12/11/2023

Năm năm trui rèn trong môi trường sinh viên, Hà Việt Hoàng như lột xác thành người khác. Từ cậu bé mọt sách, ngại giao tiếp nay Hoàng tự tin xuất hiện trước ống kính, được nhiều người yêu mến gọi với cái tên 'siêu trí tuệ', 'nhà thông thái'.

Khai mạc “Qua những miền di sản ruộng bậc thang” Hoàng Su Phì

Khai mạc “Qua những miền di sản ruộng bậc thang” Hoàng Su Phì

21:50 16/09/2023

Chương trình 'Qua những miền di sản ruộng bậc thang' Hoàng Su Phì 2023 là một trong những sự kiện văn hóa tiêu biểu, mang đậm bản sắc của các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc.

Đại gia Đức An: 'Tôi thất vọng sau 13 năm theo đuổi vụ kiện'

Đại gia Đức An: 'Tôi thất vọng sau 13 năm theo đuổi vụ kiện'

10:30 27/08/2024

Ông Đức An - nguyên đơn trong vụ kiện tranh chấp tài sản sau ly hôn với siêu mẫu Ngọc Thúy - chưa hài lòng với kết quả tòa phúc thẩm nên sẽ tiếp tục đề nghị kháng nghị xem xét lại.

Sở Y tế Quảng Nam chỉ đạo 'nóng' sau ca tử vong do bệnh Whitmore

Sở Y tế Quảng Nam chỉ đạo 'nóng' sau ca tử vong do bệnh Whitmore

11:40 25/10/2023

Trước vụ việc một phụ nữ Quảng Nam tử vong có liên quan đến vi khuẩn gây bệnh Whitmore, Sở Y tế tỉnh này đã có chỉ đạo nóng.

Đệ dũng cảm

Đệ dũng cảm

11:00 26/04/2023

Nghe tiếng kêu cứu thất thanh, Võ Tấn Đệ (12 tuổi, lớp 6/7 Trường THCS Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ, Quảng Ngãi) đã lao ra biển bơi về phía ngọn sóng dữ và cứu sống được hai người.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới