Nhiều bạn đọc không khỏi phẫn nộ sau khi đọc bài viết 'Ba người thu gom heo bệnh, heo thối làm giò chả cung ứng suất ăn công nghiệp, cơ sở ăn uống'.
Thảng thốt trước sự việc, độc giả Dương Văn Tuấn viết: "Quá dã man! Một hình thức đầu độc công nhân qua thức ăn bẩn. Phải xử lý mạnh tay với những người này. Đồng thời truy trách nhiệm các đơn vị tiếp nhận mua cho công nhân ăn".
Tương tự, nhiều bạn đọc khác bày tỏ sự bức xúc với hành vi của những người liên quan, vì lợi ích trước mắt mà "đầu độc" người tiêu dùng. "Vì lợi nhuận bất chấp hậu quả, lòng dạ nào mà cho con người ăn", tài khoản leca****@gmail viết.
Tài khoản than****@gmail lên tiếng: "Vì lợi nhuận mà ác quá, hỏi sao nhiều người bị ung thư". Trong khi tài khoản huut****@gmail đặt nghi vấn "thảo nào mà lắm bệnh nhân ung thư thế", và yêu cầu phải xử thật nặng vì đây là hành vi gián tiếp "giết người hàng loạt".
"Hành vi này khác gì gieo mầm bệnh cho người tiêu dùng. Trong đó, công nhân, người lao động bị ảnh hưởng nhiều", tài khoản ledu****@gmail nhận xét.
Lướt qua các phản hồi dưới bài viết trên Tuổi Trẻ Online, hầu hết độc giả phản ứng gay gắt trước tình trạng thực phẩm bẩn len lỏi vào đời sống, gây nguy hiểm tính mạng và sức khỏe của người tiêu dùng.
Bạn đọc Dao Duy Hung, bày tỏ: "Đúng là làm giàu không khó với những kẻ bất lương".
Đồng thời mong muốn các lực lượng chức năng cần mạnh tay hơn nữa để đảm bảo sức khỏe cộng đồng và sự cạnh tranh lành mạnh trong sản xuất kinh doanh, nhất là thuốc chữa bệnh, thực phẩm nói chung.
Tài khoản hmin****@gmail, cho rằng hiện nay hàng giả, hàng bẩn quá nhiều và đề xuất tăng án phạt lên "kịch khung" cho những hành vi này.
Cùng nhận định, tài khoản huyn****@gmail, đề nghị phải xử lý nghiêm, bởi kiểu kinh doanh thất đức này gây ra một hệ lụy về bệnh tật không tưởng tượng nổi.
"Cần xử bản án thật nặng để làm gương và là bài học răn đe cho những ai đã và đang có ý định làm thức ăn bẩn", độc giả Lê Hoài Nam đề nghị.
Không chỉ người chế biến heo chết, heo bệnh thành thực phẩm bán ra thị trường, độc giả còn mong muốn cơ quan chức năng vào cuộc xử lý các chủ trang trại, tiểu thương buôn bán thịt heo, bán đồ ăn trực tiếp tới người tiêu dùng.
Tài khoản Sáu thời sự cho rằng: "Không có người bán làm sao có người mua hàng được. Đề nghị phải xử lý luôn cả những người bán thịt này".
Cùng nhận định, tài khoản minh****@gmail, viết: "Nên xử lý cả người bán vì nếu không bán sẽ không có thịt heo bệnh, heo bẩn ra thị trường. Cứ bán một con phạt giá trị gấp 10 lần. Ai phát hiện, tố giác thưởng ngay 50% tiền phạt".
Trong khi đó, bạn đọc Thaivandung đề nghị phải quy trách nhiệm chủ trang trại vì vớt vát số tiền heo chết mà bán ra cho những người bất lương, làm hại người tiêu dùng.
Tài khoản pham****@gmail, đề nghị "hãy điều tra các cơ sở và những người cung cấp gia súc, gia cầm dịch bệnh.
Tài khoản chaule bày tỏ: Rất hoan nghênh các cơ quan chức năng đã khám phá được những cơ sở bẩn này và mong nhà nước trừng trị thật nặng những người này để tránh hiểm họa.
Độc giả Hai Ha, cho rằng nếu quản lý thị trường và cơ quan chức năng phối hợp tốt, hình phạt tăng thật nặng thì hy vọng sẽ hạn chế được.
Còn bạn đọc Ái Khanh đề nghị cơ quan chức năng công bố những cơ sở đứng ra tiêu thụ sản phẩm heo bẩn, heo thối để người tiêu dùng được biết mà phòng tránh.
Ngoài đề xuất phạt tù với mức án nghiêm khắc, tài khoản emh***@gmail, cho rằng cần thu hồi mọi thiết bị vật tư sản xuất hàng bẩn cho tiêu hủy. Đặc biệt là cấm vĩnh viễn kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, luật sư Lê Đức Tuấn - Đoàn Luật sư TP.HCM, nhận định việc khởi tố các bị can giết mổ heo chết, heo bệnh làm thực phẩm cho người là vô cùng cần thiết.
Thời gian qua, vi phạm về an toàn thực phẩm thường xuyên xảy ra cho thấy các biện pháp xử lý hành chính hiện tại chưa đủ sức răn đe. Việc khởi tố hình sự sẽ tạo ra một chế tài mạnh mẽ hơn, cảnh báo và ngăn chặn hiệu quả hơn các hành vi tương tự.
Ngoài trách nhiệm chính của những người vi phạm cũng cần xem xét trách nhiệm liên đới của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, chính quyền địa phương nếu có sự buông lỏng quản lý, thiếu kiểm tra, giám sát hoặc xử lý không nghiêm các hành vi vi phạm.
"Cần tăng cường chế tài hình sự và kiên quyết khởi tố, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm có tính chất nghiêm trọng, gây nguy hại lớn cho cộng đồng", luật sư Tuấn kiến nghị.
Từ hôm nay (1/7), mô hình tòa án hoạt động theo 3 cấp, trong đó, có Tòa án nhân dân Tối cao; 34 Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố; 355 Tòa án nhân dân khu vực.
Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Thái Bình đã truy tố 8 bị can phạm tội 'cưỡng đoạt tài sản' theo khoản 4 điều 170 Bộ luật hình sự, có mức án từ 12-20 năm tù.
Tối 30/6, đại diện Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng TPHCM (gọi tắt là trung tâm) cho biết đã hoàn tất phương án tổ chức xe đưa đón miễn phí cho cán bộ, công chức, viên chức từ Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu đến làm việc tại trung tâm hành chính TPHCM sau sáp nhập, bắt đầu từ ngày 1/7.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu mọi công việc theo thẩm quyền của 2 cấp của tỉnh Điện Biên phải thực hiện theo đúng theo tinh thần phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.
Trước mắt, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn duy trì 443 Trạm y tế phường, xã hiện hữu nhằm tránh gây xáo trộn hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.
Việc hợp nhất Quảng Nam và Đà Nẵng không đơn thuần là một động tác cộng dồn dân số, địa giới hay tài nguyên kinh tế của hai địa phương lại với nhau.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.