Ngày 22/6, chính phủ Hungary đã chấp thuận gói trừng phạt thứ 14 của Liên minh châu Âu (EU) đối với Moscow, trong đó đưa ra những quy định hạn chế đối với hoạt động cung cấp khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga.
Nhà ga Wilhelmshaven LNG mới khai trương, do Uniper SE vận hành, ở Wilhelmshaven, Đức.Nhiếp ảnh gia: Liesa Johannssen/Bloomberg |
Hungary chấp thuận trừng phạt Nga, trong đó có những quy định hạn chế đối với hoạt động cung cấp LNG. (Nguồn: Bloomberg) |
Theo đó, Budapest đã ngừng chặn các lệnh trừng phạt của EU đối với hoạt động cung cấp LNG của Moscow. Đổi lại, không có bất kỳ biện pháp hiện tại hoặc tương lai nào đe dọa đến Nhà máy điện hạt nhân Paks II mà công ty quốc doanh Rosatom của Nga đang xây dựng ở Hungary.
Dự án điện hạt nhân nói trên dường như sẽ được bảo vệ vĩnh viễn khỏi tất cả các biện pháp trừng phạt tiềm tàng cả hiện tại và trong tương lai.
Tin liên quan |
EU áp thuế nặng với xe điện Trung Quốc, Đức EU áp thuế nặng với xe điện Trung Quốc, Đức 'xoa dịu' và nói không phải là một 'sự trừng phạt' |
Chính phủ Hungary đã loại Paks II khỏi những biện pháp trừng phạt trong các gói trước đây, tuy nhiên, hành động đó luôn được thực hiện trên cơ sở từng trường hợp cụ thể.
Quyết định thay đổi lần này nằm ở chỗ dự án hiện đã được bảo đảm miễn trừ hoàn toàn khỏi các lệnh trừng phạt.
Sự nhượng bộ của Budapest không làm thay đổi lập trường của Hungary - đó là phản đối mạnh mẽ những biện pháp trừng phạt liên quan đến các vấn đề hạt nhân.
Trước đó, chính phủ nước này đã bác bỏ mọi biện pháp trừng phạt ảnh hưởng tới lĩnh vực khí đốt của Nga với lý do liên quan đến an ninh nguồn cung.
Động thái nêu trên là bước tiến đáng kể, thậm chí ngay cả khi các biện pháp mới được thông qua không ảnh hưởng đến hoạt động cung cấp LNG của Nga cho châu Âu, mà chỉ cấm tái xuất từ các cảng của khu vực (chủ yếu từ Bỉ và Pháp) sang những quốc gia thứ ba.
Hơn nữa, việc đầu tư trong các dự án LNG của Moscow, đặc biệt là ở Biển Bắc, đều bị cấm.
Năm 2023, xứ sở bạch dương đã thu được khoảng 8 tỷ Euro từ xuất khẩu LNG. Lệnh cấm hiện tại được dự báo ảnh hưởng đến khoảng 1/4 số tiền này.
Toà tháp Trung tâm Điều hành và Giao dịch của Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) cao 31 tầng tại Cầu Giấy - Hà Nội sau nhiều năm tạm dừng đang chuẩn bị thi công trở lại, dự kiến cuối năm 2025 hoặc đầu 2026 sẽ đưa công trình vào khai thác sử dụng.
Ông Ngô Quang Tuấn vừa được bổ nhiệm chức Chủ tịch HĐQT Louis Capital thay ông Vũ Anh Sinh. Thành viên HĐQT cùng vị trí trưởng ban kiểm soát cũng có sự thay đổi.
Ông Nguyễn Quang Linh - cựu trợ lý của nguyên Phó thủ tướng Phạm Bình Minh - bị Cơ quan An ninh điều tra xác định đã nhận hối lộ hơn 4,2 tỉ trong vụ án “chuyến bay giải cứu”.
Ngày 3/9, người phát ngôn của đảng Công lý và Phát triển (AKP) cầm quyền tại Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, nước này tiến hành quá trình gia nhập Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu (BRICS).
Đắk Lắk - Trong 5 năm qua, người dân nghèo ở vùng biên giới tỉnh Đắk Lắk đã nhận được sự hỗ trợ tận tình của những cán bộ, chiến...
Việc xác thực khuôn mặt khi chuyển tiền trên 10 triệu đồng/giao dịch là giải pháp căn cơ để phòng chống tội phạm công nghệ cao.
Biệt thự biến thành 'chung cư mini' bị cấm vẫn ngang nhiên hoạt động; Đất do xã giao không đúng thẩm quyền sau 2014 có được cấp sổ đỏ?; Quận xảy ra thảm họa cháy chung cư mini công khai 90 công trình vi phạm PCCC; Ngân hàng nào đang cho vay mua nhà thấp nhất?; ... là những thông tin về bất động sản đáng chú ý tuần qua.
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương vừa kiểm tra tình hình thực hiện một số dự án khu đô thị (KĐT), khu dân cư (KDC) trên địa bàn huyện Lạng Giang.
“Tình hình ở biên giới Ukraine-Ba Lan, nơi hàng dài xe tải đang tắc nghẽn, từ lâu đã vượt ra ngoài phạm vi kinh tế và đạo đức từ lâu”.