Góc khuất trong hoạt động cho nhận con nuôi ở Hàn Quốc thập niên 80

10:10 20/09/2023

Nhiều người trong số hơn 170.000 trẻ em Hàn Quốc được các gia đình phương Tây nhận nuôi sau chiến tranh Triều Tiên dưới danh nghĩa trẻ mồ côi đang trong hành trình tìm kiếm cha mẹ ruột của mình

Uma Feed chỉ là một trong số hơn 170.000 trẻ em Hàn Quốc bị nhận làm con nuôi ở nước ngoài sau chiến tranh Triều Tiên. (Nguồn: SCMP)

Uma Feed vừa đưa con trai đến trường mẫu giáo ở Oslo, Na Uy, thì điện thoại của cô bất ngờ reo lên, mang đến tin tức mà cô luôn tìm kiếm: danh tính thực sự về cha mẹ ruột của cô.

Được nhận làm con nuôi từ Hàn Quốc vào năm 1983, Feed lớn lên ở Na Uy. Cô được thông báo rằng mình đã bị cha mẹ bỏ rơi, một câu chuyện mà cô từ chối tin vào. Feed chỉ thấy nhận định của mình đã đúng vào tháng 5/2023, khi ở tuổi 40, cô đã tìm lại được mẹ ruột nhờ xét nghiệm ADN.

Một đứa trẻ Hàn Quốc (áo đỏ) được nhận làm con nuôi ở nước ngoài vào năm 1984. (Nguồn: The New York Times)

Qua trao đổi, Feed, người sinh ra với tên thực Um Sul-yung, mới biết cô đã bị ông bà cho đi làm con nuôi khi chưa được mẹ đẻ chấp thuận. Thời điểm đó, mẹ đẻ của cô đang nằm viện.

Hóa ra, gần như tất cả thông tin cô nhận được từ tổ chức nhận con nuôi Na Uy đều không chính xác. Trả lời các câu hỏi, tổ chức này viện dẫn luật riêng tư và cho biết họ không thể bình luận về trường hợp của cô.

Feed, người đã đổi tên hợp pháp thành Uma ở tuổi 20 sau khi từ chối cái tên Na Uy mà cha mẹ nuôi đặt cho cô, chỉ là một trong số hơn 170.000 trẻ em Hàn Quốc được các gia đình phương Tây nhận nuôi từ khi còn nhỏ, trong những thập kỷ sau chiến tranh Triều Tiên.

Một phụ nữ từng được nhận làm con nuôi trở về Hàn Quốc cùng với gia đình để tìm lại bố mẹ ruột của mình. (Nguồn: The New York Times)

Và các chuyên gia lo ngại câu chuyện của Uma không phải là duy nhất.

Helen Noh, Giáo sư về Phúc lợi Xã hội tại Đại học Soongsil (Hàn Quốc), cũng là một cựu nhân viên cơ quan nhận con nuôi, cho biết: “Các cơ quan nhận con nuôi làm giả giấy tờ và chính quyền địa phương chỉ đóng dấu vào đó.”

Một cuộc điều tra về việc danh tính thật sự của những đứa trẻ được nhận làm con nuôi bị che giấu hoặc làm sai lệch đã được Ủy ban Sự thật và Hòa giải của Hàn Quốc đưa ra vào cuối năm ngoái. Trường hợp của Feed là một trong hơn 300 vụ việc đang được xem xét.

Hiện chưa rõ có bao nhiêu đứa trẻ bị ảnh hưởng, nhưng vào thời điểm đỉnh cao của làn sóng nhận con nuôi ở Hàn Quốc vào những năm 1980, gần 9.000 trẻ em đã được đưa ra nước ngoài làm con nuôi mỗi năm.

Được cho đi vài giờ sau khi sinh

Xã hội Hàn Quốc hiện chỉ mới bắt đầu xem xét tác động của các chính sách nhận con nuôi khi đó đối với các bà mẹ và con ruột của họ.

Chính phủ Hàn Quốc đã tiến hành cải cách Luật Gia đình cùng với hệ thống đăng ký hộ khẩu - thường được mô tả là “phụ hệ”, vì các bà mẹ đơn thân gần như không thể tự mình đăng ký khai sinh cho con mình. Việc nhận con nuôi nước ngoài hiện cũng cần có sự chấp thuận của tòa án gia đình trong nước, theo sau sự thay đổi luật hồi năm 2011.

Nhưng không có sự bảo vệ nào như vậy xuất hiện trong năm 1990, khi Jeon Hyun-suk bị mẹ đẻ gây áp lực phải để đứa con trai cô vừa sinh - kết quả của một mối quan hệ ngoài giá thú - cho người khác nuôi.

Jeon, hiện 54 tuổi, chia sẻ với trang tin This Week in Asia: “Ngay sáng hôm sau, con trai tôi bị chuyển thẳng đến cơ sở nhận con nuôi. Còn tôi được đưa đến nhà dành cho những bà mẹ chưa chồng để nghỉ ngơi.”

Jeon đã trải qua ba thập kỷ tiếp theo sống trong sự ân hận và tiếc nuối, cho đến khi bà được đoàn tụ với con trai mình, hiện là công dân Mỹ, vào năm 2021.

Nhiều đứa trẻ được cho đi làm con nuôi cũng được xếp vào nhóm “mồ côi”, dù trên thực tế vẫn có cha hoặc mẹ ruột còn sống.

Ngoài ra, việc có quá nhiều trẻ em được cho đi làm con nuôi ở nước ngoài đã dẫn đến việc nhiều người dân phương Tây tin rằng Hàn Quốc vào những năm 1980 là đất nước nghèo đói - nơi những bà mẹ nghèo khổ buộc phải bỏ rơi con mình. Trong khi thực tế, Hàn Quốc khi đó là một nền kinh tế đang bùng nổ với mức tăng trưởng nhanh chóng hằng năm, có lúc vượt quá 10%.

"Tôi muốn trường hợp nhận làm con nuôi của mình bị rút lại"

Giống như nhiều trẻ em Hàn Quốc được nhận làm con nuôi ở các nước phương Tây, Uma Feed lớn lên trong môi trường an toàn và được cha mẹ nuôi yêu thương.

Tuy nhiên, cô nói rằng mình đã trải qua cảm giác bị phân biệt chủng tộc. Cô cũng có lúc bị trầm cảm và luôn sống với mong muốn tìm ra sự thật về cha mẹ ruột của mình.

Sau khi tìm thấy những bằng chứng cho thấy giấy tờ nhận con nuôi của mình bị làm giả, Feed đã nộp báo cáo cho cảnh sát, tối cáo cơ quan nhận con nuôi và chính quyền Na Uy về tội buôn người.

Tuy nhiên các công tố viên Na Uy đã bác bỏ vụ kiện của Feed với lý do thiếu chứng cứ. Dù vậy, cô vẫn đang kháng cáo quyết định này.

Cô chia sẻ: “Tôi muốn trường hợp nhận làm con nuôi của mình bị rút lại. Bây giờ tôi có thể chứng minh rằng các giấy tờ này đã bị làm giả và tôi không phải là một trường hợp nhận con nuôi hợp lệ”./.

Có thể bạn quan tâm
Những lưu ý học sinh cần biết khi ôn tập môn Toán theo đề thi mới

Những lưu ý học sinh cần biết khi ôn tập môn Toán theo đề thi mới

07:00 28/02/2024

Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đề minh họa cấu trúc định dạng đề thi tốt nghiệp THPT 2025 môn Toán, giáo viên đưa ra một...

Bị bắt sau 15 năm dàn cảnh cướp vàng của gái bán dâm

Bị bắt sau 15 năm dàn cảnh cướp vàng của gái bán dâm

11:50 04/11/2023

Ông Võ Xuân Hòa, 62 tuổi, cùng đồng phạm dàn cảnh đánh ghen để cướp vàng của cô gái bán dâm 15 năm trước, sau đó bỏ trốn.

Sudan: ICRC sơ tán hàng trăm trẻ em khỏi trại trẻ mồ côi ở Khartoum

Sudan: ICRC sơ tán hàng trăm trẻ em khỏi trại trẻ mồ côi ở Khartoum

08:30 09/06/2023

Một người phát ngôn của ICRC nêu rõ các trẻ từ 1-15 tuổi đã được đưa đến một địa điểm an toàn hơn ở thành phố Wad Madani, cách Khartoum khoảng 200km về phía Đông Nam.

Cảnh giác với lừa đảo ở trường học

Cảnh giác với lừa đảo ở trường học

09:00 29/03/2023

'Tối 27-3, sau khi đọc thông tin về vụ lừa học sinh ở cổng Trường THPT Phú Nhuận (TP.HCM), tôi đem tình huống này hỏi hai con trai. Câu trả lời khiến tôi rụng rời...'.

Nhiều vi phạm, khuyết điểm xảy ra ở trường THPT Buôn Ma Thuột

Nhiều vi phạm, khuyết điểm xảy ra ở trường THPT Buôn Ma Thuột

18:50 07/03/2024

Ngày 7.3, một lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk thông tin, đơn vị vừa cử đoàn công tác làm việc với Trường THPT Buôn Ma...

Luật sư của nhà báo Đức Hiển đề nghị khởi tố bà Nguyễn Phương Hằng thêm 2 tội

Luật sư của nhà báo Đức Hiển đề nghị khởi tố bà Nguyễn Phương Hằng thêm 2 tội

13:40 21/09/2023

'Bị cáo đã ở tù 18 tháng, đó là cái giá bị cáo phải trả, bị cáo cảm thấy bị cáo đã trả giá quá đắt rồi', bà Nguyễn Phương Hằng nói với tòa.

Chèn tiết dạy liên kết vào giờ chính khóa, Sở nói cấm, trường vẫn 'lách luật'

Chèn tiết dạy liên kết vào giờ chính khóa, Sở nói cấm, trường vẫn 'lách luật'

22:30 12/10/2023

Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội yêu cầu các trường không được bắt ép học sinh tham gia hoạt động ngoại khoá, dạy liên kết dưới mọi...

Tên trộm đứng bất động hàng giờ giả làm ma nơ canh

Tên trộm đứng bất động hàng giờ giả làm ma nơ canh

06:20 26/10/2023

Thanh niên 22 tuổi đứng bất động hàng giờ trong tủ kính cửa hàng thời trang, với chiếc túi xách trên tay, giả làm ma nơ canh, đợi đến khi tiệm đóng cửa để khoắng sạch đồ.

Rét đậm, gần 250 trường ở Hòa Bình nghỉ học, tỉnh ra công điện ứng phó

Rét đậm, gần 250 trường ở Hòa Bình nghỉ học, tỉnh ra công điện ứng phó

19:50 24/01/2024

Trước tình hình không khí lạnh tăng cường gây rét đậm, rét hại, gần 250 trường học trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã cho học sinh nghỉ học để...

Co loi xay ra
Co loi xay ra