Bộ Giáo dục và Đào tạo đang trong quá trình lắng nghe ý kiến đóng góp, phản biện để xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo. Theo đó, dự kiến, nhà giáo phải có giấy chứng nhận nghề nghiệp. Giấy chứng nhận này được cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền cấp miễn phí và có giá trị sử dụng trong toàn quốc. Báo Lao Động đã có buổi trò chuyện cùng TS Nguyễn Tùng Lâm - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý giáo dục Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng giáo dục Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) xoay quanh vấn đề này.
Nhiều ý kiến giáo viên cho rằng, giấy chứng nhận nghề nghiệp không cần thiết, gây lãng phí, phiền phức. Quan điểm của ông về vấn đề này?
- Tôi cho rằng, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) chưa làm rõ mục đích của chứng nhận nghề nghiệp dành cho nhà giáo. Nếu chứng nhận này giống như một thủ tục hành chính thì nên bỏ, không cần thiết.
Nhưng cũng có thể, Bộ GDĐT đang hướng đến một việc rất quan trọng là nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo. Tức là những người làm nghề giáo phải được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề và được thẩm định trước khi hành nghề.
Trong các trường sư phạm hiện nay, vấn đề bồi dưỡng tay nghề, nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên còn rất yếu, họ mới tập trung phần lớn thời gian đến đào tạo về khoa học cơ bản. Trong trường hợp các trường sư phạm quan tâm, làm tốt việc bồi dưỡng đào tạo về tay nghề cho sinh viên, thì cũng cần có bộ phận đánh giá độc lập, khách quan để khẳng định chất lượng đào tạo và trình độ tay nghề giáo viên.
Ví dụ như Luật sư - những người có trách nhiệm trực tiếp bảo vệ quyền lợi đối với người dân và được cấp bằng hành nghề do Đoàn Luật sư hoặc tổ chức riêng thẩm định năng lực trước khi hành nghề, trên thực tế không phải ai học xong sư phạm là có thể trở thành giáo viên giỏi.
Tôi cho rằng, nếu cấp chứng nhận nghề nghiệp cho nhà giáo với mục đích nâng cao, đảm bảo chất lượng giảng dạy của đội ngũ nhà giáo thì nên thực hiện.
Liệu chứng nhận này có nên dành cho tất cả nhà giáo?
- Ở Đông Nam Á, bất cứ ngành nghề nào được hội nghề nghiệp công nhận thì tấm bằng đó mới có giá trị. Những sinh viên sư phạm ra trường hoặc ai muốn dạy học thì phải thi lấy chứng nhận nghề nghiệp.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, chúng ta nên áp dụng điều này, nhưng chỉ với những người có nhu cầu sang nước ngoài, dạy học ở nước ngoài.
Còn riêng ở Việt Nam, quan điểm của tôi là không quy định bắt buộc tất cả nhà giáo phải có chứng nhận nghề nghiệp vì đây là vấn đề có tính lịch sử. Những giáo viên đã dạy lâu năm, có tay nghề, được học sinh, đồng nghiệp tín nhiệm thì không phải thi chứng nhận nghề nghiệp.
Thay vào đó, cần có quy định về mốc thời gian cụ thể, trình độ năng lực của giáo viên để cấp chứng nhận nghề nghiệp. Những ai chưa đạt được mốc thời gian công tác hoặc chưa đạt chuẩn năng lực theo yêu cầu thì mới bắt buộc thi để được cấp chứng nhận nghề nghiệp. Điều này đồng nghĩa, những thầy cô đã công tác vài chục năm trong ngành giáo dục sẽ không cần thiết có loại chứng chỉ này.
Riêng những người hành nghề dạy thêm, cần bắt buộc phải có chứng nhận nghề nghiệp.
Cũng lưu ý thêm, hiện nay, đa số giáo viên coi thường tâm lí giáo dục, họ chỉ làm theo bản năng, không phải làm theo cơ sở khoa học và nâng cao tay nghề của nhà giáo. Chính vì vậy, khi đã ban hành chứng nhận này để nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo thì cần có một bộ phận quản lý và thẩm định chất lượng giáo dục riêng.
Ông đề xuất giải pháp gì để nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo trong thời gian tới?
- Đầu tiên việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo là phải xuất phát từ hai phía: Nhà giáo và người sử dụng lao động.
Nhà giáo phải quan niệm là một nghề đặc thù dạy học ngày nay không chỉ có kiến thức mà phải có kỹ năng sư phạm, họ phải nâng cao trình độ, thường xuyên học tập để có đủ khả năng tổ chức dẫn dắt học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức nâng cao năng lực, phẩm chất, phát triển bản thân. Dạy học ngày nay trong thời kỳ cách mạng 4.0, khoa học kỹ thuật và xã hội không ngừng phát triển, luôn có sự thay đổi. Người thầy không học tập, cập nhật kiến thức không thể thu phục được học sinh. Học không phải chỉ để có chứng nhận nghề nghiệp, học để phát triển bản thân không lạc hậu ngay với chính với học trò của mình để làm tròn sứ mệnh trồng người.
Mặt khác, phải gắn trách nhiệm nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo với trách nhiệm hiệu trưởng, người sử dụng lao động. Họ còn là người đứng đầu 1 cơ sở giáo dục, họ phải thực hiện tốt các công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, chọn lọc, và tôn vinh nhà giáo, không để thầy cô nào thiếu năng lực không làm tròn sứ mệnh người thầy.
Về góc độ cơ quản quản lí nhà nước, ngoài chứng nhận, cần phải thường xuyên kiểm tra trình độ giáo viên và phải xác định rõ chuẩn mực trong thứ hạng nghề nghiệp. Giáo viên muốn được nâng thứ hạng để nâng lương cần phải đạt được trình độ, năng lực như thế nào… Đây là một phương pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo chỉ nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo chúng ta mới có một nền giáo dục chất lượng bền vững, hội nhập quốc tế.
Về phía giáo viên, nếu muốn tự bảo vệ thì phải đáp ứng được yêu cầu về chất lượng đào tạo và chất lượng giảng dạy, giáo dục và cần phải được cụ thể hoá trong Luật Nhà giáo. Có như vậy, quyền, lợi ích chính đáng của nhà giáo mới được bảo đảm. Luật nhà giáo là để nâng tầm đội ngũ, nâng tầm chất lượng nền giáo dục Việt Nam một cách bền vững góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nước nhà trong thời đại cách mạng 4.0
Xin cảm ơn ông!
Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) TP Hồ Chí Minh chỉ đạo các cơ sở giáo dục rà soát hệ thống cây xanh trong khuôn viên nhà trường nhằm đảm...
Sau 3 năm triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) cho rằng, việc phân công giáo viên và xếp thời khóa...
Khoảng 20.000 người, chủ yếu là học sinh từ các tỉnh, thành phía Bắc đổ về Hà Nội để nghe hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét tuyển đại học năm nay.
Công tố viên Ukraine cho biết người đứng đầu của Tòa án Tối cao nước này đã bị bắt vì tình nghi có vai trò trong vụ hối lộ 2,7 triệu USD.
Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang công bố điểm chuẩn trúng tuyển vào lớp 10 các trường THPT công lập năm 2023.
Nga cho biết 6 tàu không người lái của Ukraine đã tấn công thất bại một tàu hải quân Nga đang tuần tra các đường ống khí đốt lớn ở Biển Đen.
Những ngày cận Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, du khách và người dân TP Đà Nẵng tập trung tại chân cầu Rồng trên đường Bạch Đằng để xem đơn vị thi công cho thử nghiệm rồng phun khói như lửa, thậm chí nó còn có thể cử động cả phần đầu lẫn đuôi.
Không ít sinh viên, phụ huynh như trút được gánh nặng trước thềm năm học mới khi nghe tin dự kiến không tăng học phí trong năm 2023 - 2024.
Số nạn nhân thiệt mạng trong vụ cháy rừng nghiêm trọng bùng phát hôm 9/8 tại đảo Maui ở Hawaii của Mỹ đã lên tới 114 người và con số này nhiều khả năng sẽ còn tăng.