Một tuần sau vụ cháy kinh hoàng xảy ra tại chung cư mini ở Hà Nội khiến 56 người chết, thông tin từ các bệnh viện ở Hà Nội cho hay trong số những nạn nhân may mắn sống sót còn nhiều người bị sốc, hoảng loạn, sợ hãi...
Làm sao để những nạn nhân may mắn sống sót có thể vượt qua cú sốc này?
Rạng sáng 13-9, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) tiếp nhận những trường hợp cấp cứu đầu tiên của vụ cháy, trong đó có không ít trẻ nhỏ. Kể lại thời điểm các nạn nhân được chuyển đến cấp cứu tại bệnh viện, bác sĩ Lê Thị Lan Anh - phó giám đốc Trung tâm nhi khoa bệnh viện này - chia sẻ sau khi cấp cứu, bảy bệnh nhi được chuyển về trung tâm tiếp tục điều trị.
"Lúc này, một số bệnh nhi không có người thân đi cùng do cha mẹ, người thân cũng gặp nạn. Tại bệnh viện, các bác sĩ đã cố gắng ổn định tâm lý, chăm sóc hồi sức, làm các xét nghiệm cho trẻ. Không có người thân, các trẻ rơi vào trạng thái hoảng loạn, các bác sĩ phải chăm sóc cả về tinh thần, động viên, trấn an trẻ", bác sĩ Lan Anh nói.
Còn tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, sau bốn ngày xảy ra hỏa hoạn, hai cha con nạn nhân vụ cháy vẫn không thể ổn định tâm lý bởi hai người thân còn lại đã không còn. Đó là những câu chuyện đau lòng mà người ở lại phải gánh chịu, họ sẽ phải vượt qua những ám ảnh của vụ cháy, của việc mất đi người thân.
Chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Hoàng, thành viên Hội Tâm lý trị liệu Việt Nam, cho hay khi đối mặt với tình huống nguy hiểm đến tính mạng của mình hoặc chứng kiến người thân, người cùng sống trong chung cư mini tại Khương Hạ hoảng loạn hoặc bị chết, chắc chắn đó là "sự kiện" sang chấn tâm lý lớn của những người còn sống.
"Nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của họ trong một vài ngày hay một vài tháng mà thậm chí cả vài năm hoặc vài chục năm. Những sự kiện sang chấn sẽ được lưu trữ trong phần trí nhớ dài hạn của mỗi người và họ sẽ gần như không thể quên được trong suốt cuộc đời mình", chuyên gia tâm lý Ngọc Hoàng chia sẻ.
ThS Trần Quang Trọng - khoa tâm lý lâm sàng, Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP.HCM) - cho hay chúng ta dễ bị sang chấn tâm lý khi gặp những biến cố lớn trong cuộc sống. Nếu tình trạng này không được can thiệp, giải tỏa thì dẫn đến rối loạn stress sau sang chấn tâm lý.
Tại khoa tâm lý lâm sàng Bệnh viện Lê Văn Thịnh đã từng tiếp nhận thăm khám, tư vấn, điều trị một số bệnh nhân bị sang chấn tâm lý do gặp những cú sốc như bị thương tật sau tai nạn, mất người thân đột ngột... Những bệnh nhân này phải mất khoảng một năm theo dõi, điều trị tâm lý mới trở lại cuộc sống bình thường.
Bác sĩ Trọng cho hay trạng thái cảm xúc của các nạn nhân thường có những biểu hiện điển hình với năm giai đoạn.
Giai đoạn đầu: chối bỏ, không chấp nhận người thân bị mất nhưng mình lại sống. Giai đoạn 2: tức giận, có xu hướng trách móc bản thân rằng tại sao bản thân không cứu người nhà, không cẩn thận phòng tránh. Giai đoạn 3: thương lượng, chính bản thân họ phải đưa ra giải pháp và cố gắng xoa dịu. Giai đoạn 4: trầm cảm. Giai đoạn 5: chấp nhận sự việc.
"Một trong năm giai đoạn này không đi theo một mô hình tuyến tính nào. Mỗi người có giai đoạn khác nhau. Có người ở giai đoạn chối bỏ xong đến chấp nhận, nhưng có người trải qua từng giai đoạn. Năm giai đoạn này thường dưới một tháng, thường 1-2 tuần. Nếu không vượt qua được, họ có thể đối diện rối loạn stress sau sang chấn", bác sĩ Trọng chia sẻ.
Theo bác sĩ Trọng, việc nhận biết các triệu chứng ban đầu khi bị rối loạn stress sau sang chấn rất quan trọng, giúp cảnh báo nạn nhân và người thân biết cách giải tỏa, tìm người hỗ trợ kịp thời.
Cụ thể các triệu chứng đó gồm: cảm giác tái hiện cú sốc đã xảy ra, cảm giác tránh né những sự việc tương tự, nhạy cảm quá độ, phản ứng quá mức. Những triệu chứng này có thể kéo dài một tháng và dễ tái hiện. Bên cạnh đó, những vấn đề về thể chất như bị bỏng, bị thương... cũng là yếu tố cấu thành "góp phần" dẫn đến rối loạn stress sau sang chấn.
Để vượt qua giai đoạn sang chấn tâm lý ban đầu, bác sĩ Trọng khuyến cáo bệnh nhân phải hiểu và chấp nhận tình trạng của bản thân, học cách đối diện với sự thật, dừng lại việc tự đổ lỗi cho bản thân, cải thiện giấc ngủ, thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh, nên gặp gỡ và chia sẻ với bạn bè, người thân nhiều hơn.
Bên cạnh đó, người thân cần chú ý nhận biết bệnh nhân ở giai đoạn nào sau cú sốc để tìm cách giải quyết phù hợp. "Chẳng hạn nếu nạn nhân ở giai đoạn chưa chấp nhận biến cố, trong khi chúng ta chia sẻ, quan tâm không tinh tế, thì có thể vô tình gợi lại nỗi đau buồn, mất mát của họ", bác sĩ Trọng nói và khuyến cáo đưa bệnh nhân đến chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ kịp thời nếu bị sang chấn tâm lý kéo dài trên hai tuần.
Chuyên gia tâm lý Ngọc Hoàng cho biết thêm, giai đoạn phục hồi sức khỏe tinh thần cho các nạn nhân là rất quan trọng. Những hoạt động có thể thực hiện bao gồm khám, đánh giá mức độ sang chấn, đưa ra phác đồ hỗ trợ cụ thể, thực hiện các liệu pháp trị liệu, các kế hoạch sử dụng hóa dược trong điều trị là những ưu tiên hàng đầu.
Tiếp theo, với sự hỗ trợ của các cán bộ công tác xã hội, các chuyên viên tâm lý... để có thể lắng nghe, chia sẻ, thấu hiểu và giúp các nạn nhân cân bằng cảm xúc, chấp nhận mất mát, dần vượt qua sợ hãi để quay lại với cuộc sống", ông Hoàng nói.
Đối với những người trực tiếp bị sang chấn cũng cần có các biện pháp tự chăm sóc bản thân để có được sức khỏe tinh thần và thể chất một cách tốt hơn. Có thể cân bằng cuộc sống bằng việc đưa ra những kế hoạch, dự định trong tương lai, làm việc, kết nối với những người xung quanh. Kết nối với chuyên gia, bác sĩ ngay khi có những lo lắng, căng thẳng, sợ hãi xuất hiện mà bản thân không thể tự mình vượt qua được.
Chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Hoàng cho rằng dư âm của sang chấn trên sức khỏe tinh thần của các nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội vừa qua sẽ kéo dài, thậm chí cả vài chục năm. Vì vậy các kế hoạch hỗ trợ không nên là những kế hoạch ngắn hạn và tự phát, mà nên là những kế hoạch dài hạn có định hướng từ vài năm đến trên 10 năm để có thể hỗ trợ kịp thời nhất (có những đánh giá lại thường xuyên về sức khỏe tinh thần trên những nạn nhân).
Việc đối diện với lửa, khí ngạt đã là một điều kinh khủng với trẻ em; việc phải đón nhận các thương vong của người thân yêu còn để lại sang chấn kinh khủng hơn.
Khi gặp phải lửa, khói ngạt, đám đông hoảng loạn là một sự đe dọa tới sự sống còn, các em sẽ lập tức bị kích hoạt cơ chế phản ứng mạnh mẽ của cơ thể lẫn tâm trí. Và các phản ứng đó sẽ kéo dài về sau, ngay cả khi tình huống khẩn cấp qua đi.
Nhiều trường hợp các em có thể phản kháng mạnh như la hét, khóc lóc hoặc trở nên khép kín, từ chối tương tác, tiếp xúc sau đó.
Trong trường hợp gia đình có người tử vong, các mất mát vô cùng đột ngột. Nhiều trẻ sẽ sốc, không dễ dàng để đón nhận thực tế này. Tùy thuộc vào độ tuổi, mức độ phát triển, nhận thức của mỗi trẻ mà phản ứng của các em có thể khác nhau.
Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Lancet năm 2020 chỉ ra những người có tình trạng lo lắng, cô đơn, căng thẳng do Covid-19 hoặc có các triệu chứng trầm cảm dự báo sẽ gặp vấn đề mất ngủ và ý định tự sát.
Ở các bệnh nhân sống sót sau cơn bệnh "thập tử nhất sinh", ghi nhận mức độ lo âu, trầm cảm và rối loạn stress sau sang chấn (PTSD) kéo dài đến hơn một năm kể từ ngày xuất viện. Đối với các bệnh nhân suy hô hấp cấp tính nặng còn gặp phải tình trạng suy giảm khả năng chú ý, tập trung, giảm trí nhớ và tốc độ xử lý.
Để biết chính xác mức độ sang chấn cần đưa trẻ đến các bệnh viện, trung tâm có chuyên ngành tâm lý - tâm thần để được đánh giá và trợ giúp.
ThS tâm lý lâm sàng Vương Nguyễn Toàn Thiện(Bệnh viện Nhi đồng thành phố, TP.HCM)
Những ngày qua trên địa bàn tỉnh Long An có mưa lớn kèm theo giông lốc, sét xuất hiện. Từ đầu mùa mưa đến nay, Long An xảy ra 3 vụ sét đánh khiến người tử vong.
Quận Bình Tân sẽ hoàn thành bốc mộ ở nghĩa trang Bình Hưng Hòa và khởi công đầu tư hạ tầng, trường học, công viên trên phần đất này vào năm 2025.
Tại lễ tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi, giáo viên có thành tích xuất sắc trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi năm học 2022-2023, ông Nguyễn Minh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương khẳng định năm học 2022-2023, ngành giáo dục và đào tạo đã có những phát triển tương đối toàn diện. Quy mô và chất lượng giáo dục có chuyển biến tích cực, cả trong giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn. Hải Dương đã tiếp tục giữ vững vị trí nhóm đầu cả...
TIN NÓNG ngày 15/6: Cựu Giám đốc bệnh viện Thủ Đức hưởng lợi hơn 103 tỷ đồng từ công ty sân sau; Dùng gậy bida đánh chết người tình rồi tự vẫn; Án mạng từ tiếng nẹt pô xe gây ồn ào; Xe ôm dùng tua vít đâm chết người vì mâu thuẫn...
Sở Giao thông vận tải TP.HCM vừa thông báo cấm toàn bộ xe cộ đi trên đường Nguyễn Huệ (quận 1) vào ngày 23-8.
Hai học sinh được tuyên dương là Đặng Tuấn Anh (lớp 12), đoạt huy chương vàng Sinh học quốc tế 2024, và Huỳnh Triệu Điền (lớp 5), cứu một em nhỏ đuối nước.
Báo Lao Động ngày 10.7 có bài viết: 'Sau vụ đầu độc 4 người thân bằng xyanua ở Đồng Nai: Mua chất độc dễ như rau'.
Liên quan đến vụ việc nhiều cư dân chung cư 6th Element (Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội) bị quấy rầy sau khi bị tung số điện thoại lên trang web sex, lãnh đạo Công an quận Tây Hồ cho biết đã nắm được thông tin và đơn vị đang xác minh, củng cố hồ sơ, chứng cứ. Trong một diễn biến liên quan, bà H - một nạn nhân đã giao nộp cho cơ quan công an một chiếc điện thoại được cho có chứa hình ảnh của bà bị 'chế' vào các thân thể hở hang...
Trong nhiệm kỳ 2018 - 2023 vừa qua, các cấp Công đoàn tỉnh Vĩnh Long tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hoàn thành đạt và vượt...