Giữa vòng vây trừng phạt từ phương Tây, Trung Quốc 'tặng' Nga một huyết mạch kinh tế

00:30 24/02/2023

Trung Quốc - quốc gia tuyên bố tình hữu nghị “không có giới hạn” với Nga - đã mang đến cho Điện Kremlin một huyết mạch kinh tế, khiến nước này bớt "cô đơn" trong hệ thống tài chính toàn cầu.

Trung Quốc 'tặng' Nga huyết mạch kinh tế
Trung Quốc tăng mua năng lượng Nga, kể từ khi xung đột tại Ukraine bắt đầu. (Nguồn: CNN)

Mối quan hệ thân thiết giữa Nga và Trung Quốc đã được thể hiện tại Điện Kremlin khi Tổng thống Nga Vladimir Putin hội đàm với nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc Vương Nghị ngày 22/2.

Tờ Wall Street Journal đưa tin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Putin có thể tổ chức hội nghị thượng đỉnh tại Moscow vào tháng 4 hoặc đầu tháng 5 năm nay.

Dưới đây là ba cách mà Trung Quốc - quốc gia mua hàng hóa lớn nhất thế giới và là một cường quốc tài chính và công nghệ - đã và đang hỗ trợ nền kinh tế Nga.

Tích cực mua năng lượng

Kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự tại Ukraine, phương Tây đã công bố hơn 11.300 biện pháp trừng phạt và đóng băng khoảng 300 tỷ USD dự trữ ngoại hối của nước này.

Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Moscow bao gồm lệnh cấm bán dầu và giới hạn giá dầu thô, từ chối truy cập vào hệ thống SWIFT và đóng băng tài sản của ngân hàng trung ương ở nước ngoài.

Những động thái này nhằm làm suy yếu khả năng tài trợ chiến dịch quân sự của Nga. Theo ước tính mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB), nền kinh tế Nga rơi vào suy thoái vào năm 2022, giảm 4,5%.

Nhưng theo chính phủ Nga, doanh thu tài chính của Moscow đã tăng lên. Điều đó chủ yếu nhờ vào giá năng lượng cao và những nỗ lực của Nga trong việc chuyển hướng xuất khẩu sang những người mua sẵn sàng khác, chẳng hạn như Trung Quốc và Ấn Độ.

Nhà phân tích Neil Thomas về Trung Quốc và Đông Bắc Á tại Eurasia Group cho biết: “Trung Quốc đã tăng cường thương mại với Nga, điều này đã làm suy yếu những nỗ lực của phương Tây nhằm làm tê liệt bộ máy quân sự của Moscow".

Theo số liệu của hải quan Trung Quốc, tổng thương mại giữa Trung Quốc và Nga đạt mức cao kỷ lục mới vào năm 2022, tăng 30% lên 190 tỷ USD. Đặc biệt, thương mại năng lượng đã tăng lên rõ rệt kể từ khi chiến dịch quân sự đặc biệt bắt đầu.

Trung Quốc đã mua lượng dầu thô trị giá 50,6 tỷ USD từ Nga từ tháng 3 đến tháng 12/2022, tăng 45% so với cùng kỳ năm trước. Nhập khẩu than tăng 54% lên 10 tỷ USD. Các giao dịch mua khí đốt tự nhiên bao gồm khí đốt qua đường ống và khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) tăng vọt 155% lên 9,6 tỷ USD.

Trang CNN nhận định, đó là lợi ích cho cả hai bên. Đối với Nga, nước này rất cần những khách hàng mới vì nhiên liệu hóa thạch của nước này đang bị phương Tây xa lánh. Đối với Trung Quốc - hiện đang tập trung vào việc đưa nền kinh tế thoát khỏi suy thoái - cần năng lượng giá rẻ để cung cấp năng lượng cho ngành sản xuất khổng lồ.

Kinh tế Nga đang lộ vết nứt?

Kinh tế Nga đang lộ vết nứt?

Tin liên quan

Ông Anna Kireeva, Phó Giáo sư tại Viện Quan hệ Quốc tế Nhà nước Moscow đánh giá: “Với việc nền kinh tế Trung Quốc mở cửa vào năm 2023, chúng ta có thể mong đợi sự gia tăng hơn nữa trong xuất khẩu của Nga sang đất nước này, bao gồm cả xăng dầu và các sản phẩm tinh chế dầu khác".

Thay thế các nhà cung cấp phương Tây

Ngoài năng lượng, báo cáo của Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ từ tháng 5/2022 cho thấy, Nga cũng đã chi hàng tỷ USD để mua máy móc, thiết bị điện tử, kim loại cơ bản, phương tiện, tàu và máy bay từ Trung Quốc. Nga cần tìm những sản phẩm thay thế cho hàng nhập khẩu từ các thị trường phương Tây, chẳng hạn như ô tô và đồ điện tử.

Theo dữ liệu gần đây nhất từ ​​công ty nghiên cứu Autostat, các thương hiệu xe hơi Trung Quốc, bao gồm Havel, Chery và Geely, đã chứng kiến ​​thị phần tăng từ 10% lên 38% trong một năm, sau khi các thương hiệu phương Tây rút lui khỏi thị trường Nga. Autostat dự báo, tỷ lệ đó có thể sẽ tăng thêm trong năm nay.

Trong lĩnh vực điện tử tiêu dùng - các thương hiệu Trung Quốc chiếm khoảng 40% thị trường điện thoại thông minh tại Nga vào cuối năm 2021. Nhưng đến năm 2022, những thương hiệu này gần như chiếm lĩnh ngành, với 95% thị phần - theo công ty nghiên cứu thị trường Counterpoint.

Cung cấp giải pháp thay thế cho đồng USD

Sau khi một số ngân hàng Nga bị cắt khỏi SWIFT, Moscow đã bỏ đồng USD để dùng Nhân dân tệ trong dự trữ ngoại hối.

Các công ty Nga đã và đang sử dụng nhiều Nhân dân tệ hơn để tạo thuận lợi cho việc gia tăng thương mại với Trung Quốc.

Theo ông Kireeva, các ngân hàng Nga cũng đã tiến hành nhiều giao dịch bằng đồng Nhân dân tệ hơn để tự bảo vệ trước các lệnh trừng phạt.

Theo truyền thông Nga, thị phần của đồng Nhân dân tệ trên thị trường ngoại tệ của Nga đã tăng lên 48% vào tháng 11/2022, từ mức dưới 1% vào tháng 1/2023.

Nga đã nhanh chóng trở thành trung tâm giao dịch nước ngoài lớn thứ ba thế giới đối với đồng Nhân dân tệ vào tháng 7/2022, sau Hong Kong (Trung Quốc) và Vương quốc Anh. Kể từ đó, Moscow vẫn là một trong sáu thị trường giao dịch đồng Nhân dân tệ hàng đầu thế giới.

Bộ tài chính Nga cũng đã tăng gấp đôi tỷ lệ dự trữ Nhân dân tệ mà quỹ tài sản có chủ quyền của nước này có thể nắm giữ, lên mức 60%.

Tổng thống Putin từng tuyên bố: "Trong tình huống hệ thống tài chính của các quốc gia phương Tây đang được sử dụng như một 'vũ khí', khi các công ty của các quốc gia này từ chối thực hiện các hợp đồng đã ký với các ngân hàng, doanh nghiệp và cá nhân Nga, khi các tài sản bằng USD và Euro đang được bị đóng băng, không có lý do gì để sử dụng tiền tệ của các quốc gia này".

Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov đã nói rằng, đất nước này sẽ chỉ mua Nhân dân tệ vào năm 2023 để nạp đầy quỹ tài sản có chủ quyền.

Ông Kireeva nói: “Trong số tất cả các loại ngoại tệ mà ngân hàng trung ương Nga dự trữ, chỉ có đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc là không bị đóng băng và vẫn là một đồng tiền 'thân thiện'. Chúng ta có khả năng chứng kiến ​​quá trình phi USD hóa nhanh hơn nữa đối với ngoại thương của Nga".

Với việc dự trữ Nhân dân tệ nhiều hơn, Moscow có thể sử dụng đồng tiền của Trung Quốc để ổn định đồng Ruble và thị trường tài chính của nước này. Đồng Ruble đã giảm hơn 40% so với đồng Euro và USD, trong năm qua và chỉ số chứng khoán chính của Nga đã giảm hơn một phần ba.

Tháng trước, Bộ tài chính Nga tuyên bố sẽ nối lại các biện pháp can thiệp ngoại hối bằng cách bán Nhân dân tệ và mua đồng Ruble.

string(23) "Can't connect to redis!"
Có thể bạn quan tâm
Sẽ cưỡng chế thu hồi đất 7 hộ dân để xây dựng khu nhà ở đô thị ở Phú Thọ

Sẽ cưỡng chế thu hồi đất 7 hộ dân để xây dựng khu nhà ở đô thị ở Phú Thọ

20:50 18/12/2023

Ngày 18.12, UBND huyện Thanh Thủy đã tổ chức Họp báo công bố nội dung cưỡng chế thu hồi đất đối với 7 hộ gia đình tại thị trấn Thanh Thủy, phục vụ dự án Khu nhà ở đô thị Đồng Sạn.

Đề xuất xử lý Chủ tịch huyện Thạch Thất vụ chung cư mini xây sai phép 6 tầng

Đề xuất xử lý Chủ tịch huyện Thạch Thất vụ chung cư mini xây sai phép 6 tầng

09:00 16/12/2023

Liên quan đến tòa chung cư mini xây sai phép 6 tầng ở huyện Thạch Thất (Hà Nội), Sở Xây dựng đề xuất Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh chỉ đạo huyện Thạch Thất xem xét trách nhiệm và có hình thức xử lý đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Cận cảnh 'bảo vật' của làng cây cảnh Nam Định, người dân thay nhau chăm sóc, giá nào cũng không bán

Cận cảnh 'bảo vật' của làng cây cảnh Nam Định, người dân thay nhau chăm sóc, giá nào cũng không bán

07:00 27/06/2023

Làng nghề Vị Khê, xã Điền Xá, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định lâu nay nổi tiếng là khắp nước với giống cây sanh Nam Điền, được giới chơi cây đánh giá là giống sanh giá trị bậc nhất. Nhiều sản phẩm sanh Nam Điền được giới yêu cây cả nước săn lùng, có những giao dịch lên tới hàng chục tỷ đồng. 'Bảo vật' làng Vị Khê, giá nào cũng không bán Tuy nhiên, ở làng Vị Khê hiện nay, có hai cây cảnh được người dân thay nhau chăm sóc, coi là bảo vật của làng,...

Chủ tịch UBND các tỉnh chịu trách nhiệm trước Thủ tướng nếu để nhập lậu heo, bò

Chủ tịch UBND các tỉnh chịu trách nhiệm trước Thủ tướng nếu để nhập lậu heo, bò

07:40 01/02/2024

Chủ tịch UBND các tỉnh chịu trách nhiệm trước Thủ tướng nếu để xảy ra tình trạng nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, giống vật nuôi và thủy sản qua biên giới vào Việt Nam dẫn tới tình trạng phát sinh dịch bệnh.

Du khách ngẩn ngơ ngắm tác phẩm tạo hình từ trái cây

Du khách ngẩn ngơ ngắm tác phẩm tạo hình từ trái cây

23:20 09/06/2024

Sáng 9-6, Khu du lịch văn hóa Suối Tiên (TP.HCM) tổ chức lễ trao giải và tổng kết Hội thi nghệ thuật tạo hình bằng trái cây.

Hội quán là nơi xây dựng không gian cộng đồng sống hạnh phúc

Hội quán là nơi xây dựng không gian cộng đồng sống hạnh phúc

10:30 20/11/2023

Ngày 19/11, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức Tọa đàm “Hội quán đồng hành cùng sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương”. Buổi tọa đàm trong chuỗi hoạt động của Ngày hội Hội quán Đất Sen hồng – Hành trình Đồng hành cùng phát triển lần thứ I năm 2023 .

10 dự án trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020

10 dự án trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020

10:40 28/08/2023

Ngày 22/11/2017, Quốc hội chính thức ban hành Nghị quyết 52/2017/QH14 về chủ trương đầu tư dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020.

Cao điểm xâm nhập mặn, 80.000ha lúa, cây ăn trái có nguy cơ bị ảnh hưởng

Cao điểm xâm nhập mặn, 80.000ha lúa, cây ăn trái có nguy cơ bị ảnh hưởng

11:30 04/03/2024

Dự báo nguồn nước về Đồng bằng sông Cửu Long trong tháng 3 ở mức thấp, kéo theo xâm nhập mặn từ nay đến giữa tháng 3 ở mức cao.

Mít vị sầu riêng, vú sữa ăn cả vỏ, thanh long tổ yến lần đầu có mặt ở Tuần lễ trái cây

Mít vị sầu riêng, vú sữa ăn cả vỏ, thanh long tổ yến lần đầu có mặt ở Tuần lễ trái cây

04:50 05/06/2024

Tối 4-6, Tuần lễ trái cây Trên bến dưới thuyền khai mạc trên tuyến đường Nguyễn Văn Của - Bến Bình Đông (quận 8, TP.HCM) thu hút đông đảo người dân tham quan.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới