Tọa lại tại trung tâm Thủ đô, đình Kim Ngân trên phố Hàng Bạc không chỉ là di tích làng nghề cổ, mà còn là nơi tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thu hút hàng ngàn khách tham quan.
Sáng ngày 25/4 tại đình Kim Ngân (số 42-44 Hàng Bạc, Hà Nội) đã diễn ra tọa đàm "Nghề kim hoàn với di sản văn hóa Thăng Long-Hà Nội" do Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm phối hợp các hiệp hội kim hoàn, nghệ nhân thợ giỏi của thành phố thực hiện.
Trong bối cảnh phát triển công nghiệp hiện đại, sản phẩm công nghiệp có giá thành thấp hơn, ít người trẻ muốn theo nghề do thời gian học nghề dài (5-7 năm), nghệ nhân lớn tuổi muốn truyền nghề nhưng cần "chọn mặt gửi vàng," sản phẩm vàng, bạc thủ công vốn đã đắt đỏ vì nguyên liệu, lại càng có kinh phí cao hơn do còn ít người làm thủ công... Vì vậy, nghề truyền thống nói chung, nghề kim hoàn nói riêng ngày càng mai một.
Tọa đàm đưa ra những giải pháp giúp bảo tồn, phát triển các làng nghề làm vàng, bạc truyền thống. Một trong số các giải pháp là sử dụng đình cổ như đình Kim Ngân để làm nơi tổ chức cho các hoạt động văn hóa nói chung, bảo tồn giá trị nghề nói riêng.
Theo bà Trần Thúy Lan - Phó trưởng Ban quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội, từ năm 2010, Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm đã trùng tu đình và mở cửa phục vụ khách tham quan, phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của người dân. Sau đó từ năm 2012, Ban quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội đã tổ chức hàng loạt hoạt động phát huy các giá trị di sản như triển lãm tranh dân gian, tái hiện-phục dựng lễ hội, biểu diễn văn nghệ... đặc biệt trong các dịp đặc biệt như lễ, Tết.
"Vì vậy, nhờ mô hình bảo tàng nghề, tích hợp không gian văn hóa, sáng tạo mà hàng năm, đình đón hàng chục ngàn lượt khách tới lui để tham quan, nâng cao quảng bá, hỗ trợ phát triển dịch vụ, du lịch và thương mại. Đặc biệt có năm, đình Kim Ngân còn đón chính khách quan trọng như cựu Tổng thống Pháp Fancois Hollande (2016), hơn 30 các ngài đại sứ và các tổ chức các nước đến thăm nhân địp Tết Đinh Dậu (2017)..." bà Thúy Lan nói thêm.
Nghệ nhân Quách Văn Hiển của làng nghề đậu bạc Định Công (quận Hoàng Mai, Hà Nội) có cùng quan điểm. Ông cho biết: "Đình nghề của chúng tôi có khuôn viên rất đẹp, tuy vậy chưa tận dụng được không gian hay những hoạt động như ở tọa đàm hôm nay. Bởi vậy, những gì mà lãnh đạo quận và ban quản lý phố cổ làm được với đình Kim Ngân là rất tốt. Tôi mong quận Hoàng Mai cũng tổ chức được những hoạt động tương tự thế này, bởi nghề của chúng tôi cũng rất quý giá và lâu đời."
Cũng tại tọa đàm, nhiều vấn đề và ý kiến đóng góp để phát triển các làng nghề truyền thống-nghề kim hoàn đã được đưa ra, bao gồm kết nối thợ với các cơ sở đào tạo để phối hợp trong thiết kế-sản xuất, kết hợp giữa các làng nghề-hộ gia đình để chia sẻ kinh nghiệm, tổ chức các lớp học truyền nghề ra sao cho hiệu quả.../.
Một số sản phẩm thủ công từ các làng nghề truyền thống trưng bày tại đình Kim Ngân:
Bà bảo tôi và anh rằng chuyện lau nhà, rửa bát là chuyện của đàn bà.
Tài liệu ghi bà sinh ngày 17-10-1914, nhưng bia mộ ghi 14-11-1913. Quê bà tưởng ở Gò Công - Tiền Giang, nhưng còn có Gò Công ở vùng Thủ Đức.
Theo thông tin ghi nhận từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm quốc gia, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận rải rác gần 70 trường...
Không chỉ nữ giới, nam giới ngày nay cũng chịu nhiều áp lực về tâm lý, đặc biệt là định kiến giới.
Tăng Thanh Hà đi chợ truyền thống, mua nguyên liệu làm nhiều món bình dị cho gia đình như tép rang, rau dền cơm luộc, thịt bò xào khoai tây.
Có hai học viên mới vừa trúng tuyển Học viện Hải quân (Bộ Quốc phòng) năm nay là anh em sinh đôi và chung ước nguyện trở thành sĩ quan hải quân.
Theo Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Đảng đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực đào tạo báo chí-truyền thông, nhấn mạnh vấn đề giáo dục đạo đức nghề báo phải được đặt lên hàng đầu.
Sau khi bị tuyên 8 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ông Đỗ Anh Dũng kháng cáo xin giảm nhẹ mức án.
Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh lấy theo nguyên mẫu ngôi nhà số 34 Lý Nam Đế, phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội từ những ký ức của các thành viên gia đình Đại tướng.