Giống cá chép Hungary 'vượt khó' vào Việt Nam 50 năm trước

16:45 04/11/2024

Cách đây 50 năm, hơn một vạn con cá chép giống từ Hungary trên đường về Việt Nam những tưởng "đứt gánh" ở Đức, nhưng nhờ thuyết phục của TS Vũ Kim Cầu đã vận chuyển thành công.

Đầu thập niên 70, nghề nuôi cá chép ở Việt Nam suy thoái nghiêm trọng do giống dần bị thoái hóa. Cá giống không bán được, người dân không còn mặn mà với việc nuôi cá khiến ngành thủy sản phải tìm giải pháp cải thiện giống và phát triển các chương trình lai tạo cá chép.

Lúc bấy giờ, Việt Nam có 8 loài cá chép, trong đó cá chép trắng được nuôi phổ biến nhất. Cá chép bản địa có sức chống chịu tốt nhưng tốc độ sinh trưởng chậm, thành thục sớm. Để cải tạo giống, cần lai tạo cá bản địa với các dòng có ưu điểm sinh trưởng nhanh như của Hungary. TS Vũ Kim Cầu, khi đó là nghiên cứu sinh về cá chép duy nhất của Việt Nam tại Hungary, đã được Đại sứ quán Việt Nam tại Budapest giao nhiệm vụ đưa cá chép Hungary về nước.

Đầu tháng 2/1974, ông đến Viện Nghiên cứu Cá Szarvas để khảo sát quy trình sinh sản, nuôi dưỡng cá và nghiên cứu kỹ thuật vận chuyển cá sống. Việc đưa vật nuôi ra nước ngoài thời đó cần có sự phê duyệt của Bộ Nông nghiệp Hungary và giấy kiểm dịch. Nhờ khả năng ngoại giao, ông đã thuyết phục được Viện Szarvas tặng Việt Nam hơn một vạn cá chép giống, cùng các thủ tục xuất khẩu và giấy kiểm dịch bằng bốn ngôn ngữ: Hungary, Nga, Anh và Đức. Các chuyên gia từ Hungary, Ba Lan, và Tiệp Khắc cũng hỗ trợ ông trong việc ươm nuôi cá bột thành cá giống kích thước 1,5-2 cm và thử nghiệm thời gian vận chuyển bằng túi nylon chứa oxygen.

Ông đóng gói 10 túi nylon, mỗi túi nặng 20 kg, chứa hơn một vạn cá chép giống ra sân bay. Chuyến bay của hãng MALEV đưa ông và lô cá từ Budapest sang Berlin. Tại sân bay Berlin, ông bị hãng Lufthansa từ chối vận chuyển do thiếu chi phí. Sứ quán Việt Nam khi đó mới chỉ thanh toán cước vận chuyển từ Budapest đến Berlin.

Thời gian chờ chỉ còn một giờ, nếu không giải quyết kịp, cá sẽ chết và nhiệm vụ thất bại. "Nhà nước không có giống cá này, và không phải lúc nào cũng có cơ hội xin được giống mới để bổ sung vào quỹ gene thủy sản, đặc biệt phục vụ cho các chương trình lai tạo cá chép ở Việt Nam" TS Vũ Kim Cầu nhớ lại.

Lúc đó, do là ban đêm, ông không thể liên hệ với Đại sứ quán Việt Nam tại Budapest. Một mình ở sân bay Berlin, không biết tiếng Đức, ông Cầu như "ngồi trên đống lửa". Chỉ còn khoảng 40 phút là máy bay cất cánh, ông quyết định tìm giám đốc sân bay để nhờ hỗ trợ. Tuy nhiên, không có phiên dịch khiến việc tìm trợ giúp trở nên khó khăn. May mắn sau đó ông cũng tìm được một nhân viên hàng không biết tiếng Hungary đồng ý làm phiên dịch và hướng dẫn ông đến gặp giám đốc sân bay.

Nhờ lời thuyết phục chân thành rằng đây là món quà hữu nghị của Hungary dành cho Việt Nam, hãng Lufthansa đồng ý chở lô cá về Hà Nội. Những túi cá giống sau đó được chuyển cho Trạm Nghiên cứu Cá nước ngọt (nay là Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I). "Những con cá này phát triển tốt, bổ sung vào quỹ gene cá chép ở Việt Nam, mở ra bước ngoặt cho ngành nuôi trồng thủy sản", TS Cầu nói.

Với nguồn cá chép giống này, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I, dưới sự dẫn dắt của TSKH Trần Mai Thiên, đã triển khai đề tài "Lai kinh tế cá chép Hung và cá chép Việt". Đề tài kết thúc vào năm 1977, các nhà khoa học tạo ra được giống cá chép mới có đầu nhỏ, tỷ lệ thịt cao và sinh trưởng nhanh. Trong điều kiện bình thường, cá chép một năm tuổi đạt trọng lượng từ 0,8 đến 1 kg, gấp đôi so với cá chép thường. Nhờ đó, nghề nuôi cá chép ở Việt Nam khởi sắc vào cuối thập niên 70.

Trong chương trình chọn giống cá chép Việt Nam do Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I thực hiện từ 1984 -1995, cá chép Hungary được lai với cá chép trắng Việt Nam và cá chép vàng Indonesia. Theo nghiên cứu của GS.TSKH Trần Mai Thiên, sau 5 thế hệ chọn lọc, tốc độ tăng trưởng của cá chép lai tăng 33% so với ban đầu. Đến nay, thế hệ V1, kết quả lai tạo giữa cá chép Việt Nam, Hungary và Indonesia là thế hệ chọn lọc thứ 6, được nuôi phổ biến ở Việt Nam và mang lại giá trị kinh tế cao.

TS Vũ Kim Cầu, 82 tuổi, người Hải Dương. Ông tốt nghiệp trường Đại học Nông nghiệp, sau đó làm việc tại Tổng cục Thủy sản. Từ 1981-2002, ông công tác tại Viện Khoa học Việt Nam, là cộng tác viên khoa học tại Đại học Szent Istvan, Hungary (1991-1999).

Hướng nghiên cứu chính của TS Vũ Kim Cầu tập trung vào sinh hóa, dinh dưỡng và protein, với các ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Việc ông đưa cá chép Hungary về Việt Nam góp phần làm phong phú thêm sự đa dạng di truyền của quần thể cá chép Việt Nam, đặt nền tảng cho nuôi trồng thủy sản bền vững, năng suất cao.

Nhật Minh

Có thể bạn quan tâm
Lão nông tìm được 'cây nấm dại', đại gia vừa thấy đã đòi trả tiền tỷ mua lại

Lão nông tìm được 'cây nấm dại', đại gia vừa thấy đã đòi trả tiền tỷ mua lại

09:00 10/10/2023

Sinh sống tại một ngôi làng nhỏ ở Quý Châu, Trung Quốc, ông lão này hằng ngày thường lên núi hái thuốc. Trong một lần bị lạc trong rừng, ông tình cờ phát hiện vật thể lạ đang bám trên thân cây cổ thụ. Hóa ra, thứ này là cây nấm khổng lồ được hình thành bởi vô số cây nấm nhỏ. Cây nấm này cao tới 50 cm, đường kính tương đương với một cái ô. Từ nhỏ tới lớn, bác nông dân chưa bao giờ nhìn thấy cây nấm nào to như vậy nên đã quyết định đem về nhà. Vừa...

Đang đi cướp thì lại bị trộm xe, nhóm cướp đành về đồn cảnh sát

Đang đi cướp thì lại bị trộm xe, nhóm cướp đành về đồn cảnh sát

17:10 20/12/2023

Vụ cướp với tình tiết như trong phim xảy ra ở Colorado, Mỹ vào giữa tháng 12-2023.

Sản phẩm thắng giải Sáng kiến Khoa học 2023 vươn ra thị trường

Sản phẩm thắng giải Sáng kiến Khoa học 2023 vươn ra thị trường

06:30 21/02/2024

Gần một năm sau khi thắng giải cuộc thi Sáng kiến Khoa học, nhiều nhóm đã sử dụng tiền thưởng phát triển sản phẩm, hoàn thiện công nghệ để chuyển giao.

Chiến thuật đánh bại hổ phục kích của gấu lợn

Chiến thuật đánh bại hổ phục kích của gấu lợn

06:50 01/08/2024

Gấu lợn dường như không để tâm tới những con hổ phục kích nhưng khi bị tấn công, nó thường chiến đấu tốt hơn kẻ thù.

Trung Quốc sẽ phóng tàu lấy mẫu vật phía xa Mặt Trăng

Trung Quốc sẽ phóng tàu lấy mẫu vật phía xa Mặt Trăng

10:50 16/02/2024

Các kỹ sư của nhiệm vụ Hằng Nga 6 không thể đoàn tụ gia đình vào Tết Nguyên đán để chuẩn bị cho vụ phóng tàu đến Mặt Trăng vào tháng 5 tới.

Cảnh báo 'thủy triều ác tính' đe dọa hàng triệu người

Cảnh báo 'thủy triều ác tính' đe dọa hàng triệu người

10:50 26/09/2024

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres cảnh báo mực nước biển dâng đang tạo ra 'thủy triều ác tính' đe dọa cuộc sống hàng trăm triệu người trên toàn cầu.

Ai Cập phát hiện xác ướp của hơn 2.000 đầu cừu từ thời kỳ Ptolemaic

Ai Cập phát hiện xác ướp của hơn 2.000 đầu cừu từ thời kỳ Ptolemaic

10:30 27/03/2023

Tổng thư ký Hội đồng Cổ vật Tối cao Ai Cập Mostafa Waziri khẳng định tầm quan trọng của khám phá này vì nó cho thấy những chi tiết quan trọng về tục lệ tôn thờ đối với Pharaoh Ramses II.

Cảnh sát sửng sốt phát hiện phụ nữ sống sót trong xe Jeep sau nhiều giờ ngâm nước

Cảnh sát sửng sốt phát hiện phụ nữ sống sót trong xe Jeep sau nhiều giờ ngâm nước

14:00 14/04/2023

Cảnh sát ở bang Texas, Mỹ đã phát hiện một người phụ nữ còn sống bên trong chiếc Jeep Wrangler gần như chìm hoàn toàn dưới hồ nước.

Di chuyển ra sao trong thời gian diễn ra lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ?

Di chuyển ra sao trong thời gian diễn ra lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ?

17:40 23/04/2024

Đại diện Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) vừa có khuyến cáo giao thông phục vụ lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới