6h sáng, khi người bạn cùng phòng còn đang ngủ Ye Zi lặng lẽ ra khỏi giường, vội vàng lên xe buýt ra ngoại ô Bắc Kinh.
Sau một tiếng rưỡi cô đến quận Xương Bình. Vừa xuống xe, cô bị vây quanh bởi biển người công nhân nhập cư, cũng có những sinh viên đại học trạc tuổi Ye và người mới ra trường đến đây. Đi theo đám đông 15 phút, cuối cùng Ye cũng đến đích. Trước mặt cô là khu chợ quê nổi tiếng trên mạng xã hội, chợ Shahe.
Người ta nói mọi sinh viên ở Bắc Kinh đều đến chợ đầu mối Shahe. Nó mở cửa vào thứ tư và sáu hàng tuần, từ 7h sáng đến 5h chiều. Ye Zi đến đây mỗi tuần một lần để mua thực phẩm. "Nơi này rất nổi tiếng, thực phẩm tươi ngon và đa dạng. Bạn không thể mua sắm xong ở đây trong hai hoặc ba giờ", cô nói.
Chợ có mọi thứ, từ trái cây tươi, rau, thịt, cá, đồ ăn nhẹ đến quần áo, đồ cổ. Ye Zi thường đi thẳng đến quầy rau củ, không chỉ tươi, giá còn bằng nửa trong thành phố. Mặc dù khu đồ cổ và quần áo không nằm trong tầm ngắm nhưng cô cũng lượn qua, nghe người bán nói về nguồn gốc của món đồ cổ cũng thú vị hơn nhiều so với nằm dài trong ký túc xá.
Ye Zi là người sống nội tâm, rất khó kết bạn thân ở trường. Đi chợ là cơ hội hòa nhập cộng đồng hiếm có. Khi mua sắm mệt, Ye sẽ ăn sáng với những người lạ tại khu ẩm thực. Súp thịt cừu 10 tệ, bánh bao nhân thịt 8 tệ. "20 tệ (70.000 đồng) đủ để đáp ứng nhu cầu của bạn và 30 tệ (100.000 đồng) sẽ làm bạn hài lòng", cô nói.
Đi chợ là một phong tục dân gian lâu đời, khách hàng chủ yếu là người già và người dân nông thôn. Nhưng giờ đây, nó đã trở lại được giới trẻ chú ý và trở thành "địa điểm giải trí mới" của họ.
Khi nói về lý do tại sao bị thu hút bởi các khu chợ nông thôn, câu trả lời phổ biến nhất là vì đồ quá rẻ. Lily, 29 tuổi, quê Sơn Đông đang làm lập trình viên ở Bắc Kinh cho biết trước đây ngày nào cô cũng làm việc từ sáng đến đêm. Về nhà cô không muốn nấu nướng nên toàn gọi đồ ăn đắt tiền. Cô có mức lương tốt, nhưng sau khi trừ đi tiền thuê nhà, ăn uống, chi tiêu không còn là bao.
Nhưng bây giờ, ngày nghỉ cô thường dậy sớm tìm đến các chợ quê, tích trữ thực phẩm cả tuần. "Từ khi áp dụng cách này, một tháng tôi tiết kiệm được ít nhất 2.000 tệ (khoảng 7 triệu đồng)", cô cho biết.
Đi nhiều cô có mẹo để mua được rẻ hơn: nói tiếng địa phương nếu có khả năng, nếu không sẽ rủ theo bạn bè nói được tiếng địa phương này, lên danh sách đồ cần mua. Bám theo những người già và đi muộn hơn có thể mua được rẻ hơn.
Kiều Ảnh, 22 tuổi đang theo học một trường đại học ở Hà Nam đã tình cờ phát hiện ra giá trái cây ở chợ chỉ bằng 1/3 giá trong siêu thị. Khi đi chợ quê thì khác. Cô từng mua cam đường ở cổng giá 10 tệ cho 1,5 kg, nhưng vẫn số tiền này vào sâu hơn có thể mua được 2,3 kg, thậm chí đi đến cuối chợ mua được với 3,5 kg.
Đi nhiều lần, cô cũng học được từ các chủ sạp chợ cách chọn trái cây, giá khi vào mùa và giá khi trái mùa. Khi đối mặt với một số người bán cố ý tăng giá cho sinh viên, cô đã biết cách nhận biết và thương lượng giá cả.
Zu Shen'er, 27 tuổi, rất ngạc nhiên khi thấy trong chợ thậm chí còn có quầy cắt tóc. "Tốc độ rất nhanh. Chưa đầy mười phút, tôi đã xong. Vừa nhấc mảnh vải khỏi tôi, người tiếp theo đã bước vào giống như một dây chuyền lắp ráp", Zu nói. Giá là 10 tệ, rẻ hơn nhiều những tiệm cắt tóc trong thành phố có giá hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tệ mỗi lần.
Zu làm việc trong một công ty Internet ở Bắc Kinh. Trước đây, cách giải trí hàng ngày của cô là ghé thăm các nhà hàng và tiệc tùng, thỉnh thoảng đến phòng tập thể dục và bơi lội. Nhưng trong hai năm qua, cô cảm nhận rõ ràng tình hình kinh tế sa sút, mức tiêu dùng của các bạn cùng lứa tuổi giảm. Bản thân Zu cũng tiết kiệm hơn. "Đôi khi đến chợ tôi không mua gì nhưng cũng rất vui", cô nói.
Được mệnh danh là "chuyên gia chợ quê", Huang Li, 23 tuổi, người Ninh Ba thu hút người theo dõi trên mạng vì các trải nghiệm ở chợ quê của mình. Sau khi tốt nghiệp đại học ở Thượng Hải năm ngoái, cô không vội tìm việc làm mà chọn sống ở nhiều nơi khác nhau. Mỗi lần đến một nơi mới, cô luôn tìm thú vị ở chợ địa phương. Tới nay cô từng đến hơn 10 chợ quê.
Trong số đó, nơi khiến cô nán lại nhiều nhất là chợ Cao Xincun ở Khải Lý, Quý Châu, nơi chủ yếu bán đồ thủ công truyền thống của người Miêu. Cô đã chia sẻ trải nghiệm lên mạng xã hội, không ngờ thu hút hơn 100.000 lượt xem. Rất nhiều bạn trẻ đã theo chân cô đến đây.
Ở các thành phố lớn có nhiều thị trường mới nổi được giới trẻ yêu thích như chợ cà phê, chợ đồ cũ, hội chợ sách trở. Nhưng Huang luôn cảm thấy những khu chợ quê gần gũi hơn cả. Nó khiến cô cảm giác như trở lại phiên chợ buổi sáng ở quê hương ngày thơ ấu. Từ sau khi bắt đầu đến đây, Huang tìm thấy sự kết nối giữa con người với nhau.
"Nhiều khu chợ được truyền miệng. Bạn không thể tìm thấy chúng trên mạng xã hội hoặc bản đồ. Bạn phải hỏi người dân địa phương", Huang Li, người từng sống ở Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu chia sẻ.
Đi chợ thường xuyên hơn, cô kết bạn với nhiều chủ sạp hàng và cảm nhận được sự ấm áp của người dân địa phương. Trong số này có cô chủ quán trẻ tuổi tên Tiểu Vi thường mời Huang đến nhà ăn tối. Chồng Tiểu Vi bị bệnh nên một mình cô trông cửa hàng và chăm hai con. Cô rất ghen tị vì Huang được đi du lịch thoải mái. Huang đã dạy Tiểu Vi cách sử dụng mạng xã hội và cho những lời khuyên để khởi nghiệp kinh doanh.
Huang cũng tìm thấy một số cơ hội. Khi chia sẻ những món đồ trang sức bạc của một cô bạn người Miêu lên mạng xã hội đã có nhiều tin nhắn hỏi mua. Huang cũng giúp một chủ tiệm thêu phát sóng trực tiếp trong một tuần, kiếm đủ tiền thuê nhà trong một tháng.
Là một freelancer, Huang kiếm sống bằng nghề viết báo và thỉnh thoảng cảm thấy lo lắng vì thu nhập không ổn định. "Ban đầu tôi nghĩ mình chỉ có thể kiếm tiền bằng cách bán thời gian và học vấn của mình. Đi chợ giúp tôi khám phá những cơ hội thu nhập mới. Dù không thể kiếm được nhiều tiền, tôi có thêm tự tin rằng mình có thể tồn tại dù thế nào đi chăng nữa", cô gái trẻ nói.
Bảo Nhiên (Theo Zhuanlan)
Trong 24 năm qua, Barbara Ioele, 50 tuổi, đã đăng ký nhận trợ cấp thai sản 17 lần nhưng thực tế không hề sinh đứa con nào.
'Dừng chờ đèn đỏ, tôi bị một phụ huynh đèo con nhỏ bấm còi, chửi bới, dọa đánh vì không chịu tránh đường cho họ leo vỉa hè để vượt'.
Phát biểu tại Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ II, năm 2024, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Bộ GD&ĐT tăng cường hơn nữa công tác giáo dục đạo đức trong trường học; tiên học lễ, hậu học văn; thầy ra thầy, trò ra trò, trường ra trường, lớp ra lớp. Các thầy giáo, cô giáo tạo môi trường giáo dục thân thiện, an toàn, giúp các em 'mỗi ngày đến trường là một ngày vui', một ngày gặt hái được nhiều thành công trong học tập.
'Học xong đại học đi làm, sau đó lại học trung cấp hay học lên thạc sĩ, tiến sĩ để mở mang kiến thức, kỹ năng ở nhiều lĩnh vực phục vụ cho công việc là rất bình thường'.
Bạn ấy sinh năm 1992, là giáo viên cấp ba ở tại một trường tại TP Hồ Chí Minh.
Việc cho phép bán thuốc không kê đơn trực tuyến là một trong những điểm được chú ý trong dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Dược.
Sáng mai (26/3), đúng dịp kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ gặp mặt và đối thoại với thanh niên với chủ đề 'Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia'.
Anh Nguyễn Minh Sơn, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh Đoàn được tín nhiệm giữ chức Phó Bí thư Tỉnh Đoàn Bình Dương.
Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã quyết định trao tặng giải thưởng Kim Đồng cho 2 gương chỉ huy Đội xuất sắc ở Đắk Lắk. Hội đồng Đội tỉnh này cũng tuyên dương 30 gương Chiến sĩ nhỏ Điện Biên tiêu biểu toàn tỉnh.