Sau khi tiếp thu nội dung thông tư 29 về dạy thêm, học thêm và hướng dẫn của Sở Giáo dục - Đào tạo Thanh Hóa, hàng trăm giáo viên ở vùng cao Thanh Hóa đã tự nguyện đăng ký dạy ôn thi miễn phí cho học sinh.
Những ngày nửa cuối tháng 2 này, học sinh lớp 9 tại các huyện vùng cao Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn (Thanh Hóa) đang tập trung học chính khóa vào buổi sáng, ôn thi lên lớp 10 THPT vào buổi chiều, buổi tối.
Vừa dạy xong các tiết học chính khóa trên lớp, buổi tối thầy giáo Ngô Minh Ngọc - dạy môn toán Trường phổ thông Dân tộc bán trú THCS Trung Lý dành thời gian từ 19 đến 21 giờ để ôn thi miễn phí cho 123 học sinh lớp 9.
"Hiện nay, tôi dạy 24 tiết chính khóa trên lớp vào buổi sáng, còn buổi tối dành ba buổi một tuần ôn thi miễn phí cho học sinh ở khu ký túc xá. Học sinh ở vùng cao có nhiều thiệt thòi, hạn chế, không có điều kiện tiếp cận với sách tham khảo, nâng cao, nên việc ôn luyện kiến thức cho học sinh lớp 9 để thi vào lớp 10 là rất cần thiết" - thầy giáo Ngọc tâm sự.
Theo thầy giáo Nguyễn Duy Thủy - hiệu trưởng Trường phổ thông Dân tộc bán trú THCS Trung Lý, xã Trung Lý, huyện vùng cao Mường Lát, sau khi tiếp thu nội dung Thông tư số 29 ngày 30-12-2024 của bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, hướng dẫn của Sở Giáo dục - Đào tạo Thanh Hóa quy định về dạy thêm, học thêm, ban giám hiệu đã triển khai đến giáo viên trong nhà trường.
Nhận thức được trách nhiệm của giáo viên trong việc ôn luyện cho học sinh lớp 9 để thi vào lớp 10 THPT, nên giáo viên dạy môn ngữ văn, toán, tiếng Anh của nhà trường đều tự nguyện dạy ôn thi miễn phí cho học sinh.
"Hiện nay, các thầy cô giáo đang tập trung dạy tăng cường các buổi trong tuần để hoàn thành xong sớm chương trình sách giáo khoa, dành thời gian tập trung ôn thi cho học sinh lớp 9 từ nay đến trước kỳ thi" - thầy giáo Nguyễn Duy Thủy chia sẻ.
Còn tại Trường phổ thông Dân tộc nội trú THCS Mường Lát, các thầy cô giáo cũng đang "tăng tốc" ôn thi cho học sinh, vì chỉ còn khoảng 3 tháng nữa là đến kỳ thi vào lớp 10 THPT.
Thầy giáo Trịnh Văn Cường - hiệu trưởng Trường phổ thông Dân tộc nội trú THCS Mường Lát - cho hay mỗi năm nhà trường có hàng chục học sinh đăng ký thi vào lớp 10 Trường THPT Dân tộc nội trú Thanh Hóa, Trường THPT Dân tộc nội trú Ngọc Lặc và nhiều trường THPT "có tiếng", lấy điểm cao, nên nhà trường luôn quan tâm đến việc ôn luyện, bồi dưỡng kiến thức cho học sinh lớp 9.
"Thầy cô giáo của nhà trường luôn sẵn sàng ôn thi miễn phí cho học sinh lớp 9, nhà trường bố trí đủ cơ sở vật chất cho lớp học với tinh thần tất cả vì học sinh thân yêu" - thầy giáo Trịnh Văn Cường cho biết thêm
Theo công văn số 404 ngày 17-2 của Sở Giáo dục - Đào tạo Thanh Hóa về việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường không thu tiền, trong đó có ôn thi cho học sinh cuối cấp. Các nhà trường bố trí kinh phí chi cho dạy thêm, học thêm trong nhà trường từ nguồn kinh phí đã cấp cho các đơn vị năm 2025; xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, trong đó có quy định mức chi tổ chức dạy thêm, học thêm.
Về nội dung này, thầy giáo Nguyễn Duy Thủy - hiệu trưởng Trường phổ thông Dân tộc bán trú THCS Trung Lý - chia sẻ vì năm đầu tiên thực hiện thông tư 29 nên nhà trường còn lúng túng, chưa kịp chuẩn bị nguồn kinh phí để hỗ trợ cho giáo viên ôn thi học sinh lớp 9. Nhà trường sẽ tham khảo các nhà trường trong huyện, xin ý kiến cấp trên để cuối năm học có kinh phí hỗ trợ giáo viên dạy ôn thi.
Còn thầy giáo Trịnh Văn Cường - hiệu trưởng Trường phổ thông Dân tộc nội trú THCS Mường Lát - cho biết ban giám hiệu nhà trường cũng đã xây dựng kế hoạch dành một phần kinh phí của nhà nước cấp để hỗ trợ cho giáo viên ôn thi học sinh lớp 9. Nhà trường sẽ xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, xin ý kiến cấp trên để hỗ trợ giáo viên theo đúng quy định, nhằm động viên giáo viên.
Theo hướng dẫn của Sở Giáo dục - Đào tạo Thanh Hóa về thực hiện thông tư 29, các nhà trường ưu tiên bố trí giáo viên có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ tốt dạy ôn thi cuối cấp cho học sinh, hạn chế việc phân công những giáo viên này đảm nhiệm các nhiệm vụ kiêm nhiệm khác.
Trường hợp không bố trí được nguồn kinh phí động viên, khuyến khích giáo viên dạy bổ sung kiến thức, đáp ứng nguyện vọng của học sinh (nhất là học sinh có kết quả học tập ở mức chưa đạt) nhưng không thu tiền của học sinh, đổi mới cách thức tổ chức, hướng dẫn học sinh nghiên cứu tài liệu, cung cấp nguồn tài liệu, đề thi cho học sinh tự ôn luyện.
Các nhà trường điều chỉnh tiêu chí thi đua của trường, kịp thời phát hiện, tuyên dương, khen thưởng và nhân rộng những tấm gương của tập thể, cá nhân dạy học và ôn luyện không thu tiền, tận tụy, tâm huyết, hết lòng vì học sinh, đạt hiệu quả cao trong công tác giáo dục.
Điều kiện thời tiết khắc nghiệt và địa hình đồi núi khiến công tác khống chế đám cháy tại điểm đến nghỉ dưỡng nổi tiếng Crete gặp nhiều trở ngại.
8 trường ra yêu cầu đầu vào với ngành bán dẫn, thí sinh phải đạt 8 điểm Toán thi tốt nghiệp THPT trở lên mới được đăng ký.
Dự thảo Luật Nhà giáo vừa được Quốc hội thông qua không cấm dạy thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm...
Giáo dục kinh tế và pháp luật là môn mới trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025. Đề gồm 28 câu, trong đó 4 câu chọn đúng sai, còn lại trắc nghiệm nhiều lựa chọn.
Cao Bằng - Thí sinh tham gia thi THPT năm 2025 cần lưu ý những cách tra cứu thông tin địa điểm thi để có sự chuẩn bị tốt nhất.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trả lời câu hỏi về thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo.
Dưới đây là các trường đại học xét tuyển khối B00 trên cả nước, quý phụ huynh và học sinh có thể tham khảo.
Không nên 'giữ khư khư' tổ hợp truyền thống như C00 mà cần chuyển sang đánh giá năng lực tổng hợp hoặc thêm tiêu chí để phù hợp với một số ngành xã hội, theo nhiều chuyên gia.
Dưới đây là chi tiết điểm chuẩn 2 năm qua của Học viện Biên phòng để thí sinh tham khảo.