Trong 5 năm hoạt động, Quỹ VINIF cùng Giáo sư Vũ Hà Văn - Giám đốc khoa học của Quỹ đã hỗ trợ 2.500 nhà khoa học, góp phần tiếp sức cho sự phát triển của nghiên cứu khoa học nước nhà.
Quỹ VINIF được thành lập với mục tiêu hỗ trợ các nhà khoa học trẻ thuộc các trường đại học, học viện thực hiện nghiên cứu khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Trong 5 năm hoạt động, VINIF đã tài trợ trên 100 dự án khoa học công nghệ và văn hóa, lịch sử; cấp 1.200 suất học bổng; hỗ trợ 2.500 nhà khoa học… với tổng kinh phí lên tới gần 800 tỷ đồng, góp phần tiếp sức cho sự phát triển của nghiên cứu khoa học nước nhà.
Giáo sư Vũ Hà Văn - Giám đốc khoa học của VINIF được coi là người "anh cả" kết nối, giúp đỡ các nhà khoa học trẻ tự tin trên con đường nghiên cứu, phụng sự đất nước. VietnamPlus đã có buổi trao đổi với Giáo sư Vũ Hà Văn về hành trình với VINIF trong 5 năm vừa qua.
Tạo ra "bước ngoặt" về tư duy làm Tiến sĩ
- Thưa ông, đâu là điểm khác biệt của VINIF với các quỹ khác tại Việt Nam hiện nay?
Giáo sư Vũ Hà Văn: Tư tưởng chủ đạo của VINIF là làm sao tạo được một cơ chế làm việc hợp lý, minh bạch và văn minh. Qua môi trường này, chúng tôi mơ ước có thể truyền cảm hứng để tạo ra một lớp nhà khoa học trẻ có năng lực, trung thực và có trách nhiệm xã hội.
Quỹ cố gắng giúp các nhà khoa học ưu tú những điều kiện tốt nhất, nhất là về tài chính, để họ có thể hoàn thành các mục đích của họ và các điều kiện đó tới được họ với thủ tục hành chính đơn giản và đúng hạn. Các nhà khoa học làm chủ các thành tựu của họ và được tạo điều kiện đăng ký các bằng phát minh ở nước ngoài để ghi dấu ấn cho nền khoa học Việt Nam.
5 năm qua, các chương trình tài trợ của chúng tôi đã thu hút được sự tin tưởng từ các nhà khoa học, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh, cao hơn nữa là sự theo dõi sát sao từ các nhà nghiên cứu hoạch định chính sách. Chúng tôi hy vọng đây là tiền đề để tạo ra những bước ngoặt lớn hơn trong việc hỗ trợ nghiên cứu khoa học tại Việt Nam.
- Ông có nói rằng quỹ này có thể thay đổi tư duy của giới trẻ về làm khoa học. Ông có thể đưa ra một vài ví dụ cụ thể?
Giáo sư Vũ Hà Văn: Tôi nghĩ cơ bản nhất là vấn đề học bổng cho tiến sỹ. Cách đây 6-7 năm anh Hoàng Minh Sơn, lúc đó là Hiệu trưởng Đại học Bách Khoa và hiện tại là Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có chia sẻ với tôi, trường Bách Khoa là trường điểm của Việt Nam, đầu vào của sinh viên rất tốt nhưng mà sau đại học gần như không ai đăng ký cả, điều này rất lạ. Lí do là mọi người nghĩ chỉ lấy thêm một tấm bằng mà việc lấy thêm tấm bằng ấy rất tốn kém. Nếu không có học bổng thì sinh viên sau đại học phải đi kiếm việc nuôi sống mình, việc ấy khiến chất lượng đào tạo không thể cao. Việt Nam mà làm hai việc như thế thì có thể kéo dài đến 20 năm. Như chúng tôi học tiến sỹ ở nước ngoài trong vòng 4-5 năm chỉ có mỗi nghiên cứu thôi không làm gì khác cả.
Sau khi có học bổng đủ cho sinh viên sống một cách cơ bản thì số lượng sinh viên đăng ký học sau tiến sỹ tại Đại học Bách Khoa tăng lên rất cao. Bây giờ đã tạo thành một trào lưu, một quan niệm làm tiến sỹ là một nghề. Nghề ấy, bằng ấy sẽ bắt đầu cho một hành trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu hơn, rất dài về sau chứ không phải lấy bằng ấy để lên chức hay gì cả. Tôi nghĩ đấy là quan niệm đúng đắn về việc làm khoa học.
Làm khoa học không thể "áp" tư duy doanh nhân
- Theo ông, ngoài việc các nhà khoa học dấn thân và có một quỹ tài trợ thì yếu tố nào có thể tác động để sản phẩm nghiên cứu có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường?
Giáo sư Vũ Hà Văn: Tôi nghĩ một nhà khoa học làm một sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường rất khó vì tư duy không giống tư duy một doanh nhân. Nếu thành công thì nhà khoa học ấy phải rất xuất sắc như một số trường hợp hãn hữu trên thế giới. Nhưng nói chung phải đi theo một ê kíp, thường có những người dẫn dắt, những người rất giỏi về thị trường làm cùng với mình. Một mình mà không có ê kíp theo cùng thì không bao giờ là đủ cả.
- Một số ý kiến cho rằng nhà khoa học phải có tư duy của doanh nghiệp, doanh nhân. Ông đánh giá về ý kiến đó như thế nào?
Giáo sư Vũ Hà Văn: Tôi nghĩ đó là tùy theo mảng hay lĩnh vực khoa học mình làm như thế nào. Làm khoa học cơ bản thì không cần tư duy của doanh nhân. Làm khoa học ứng dụng thì chưa hẳn cần tư duy như một doanh nhân mà chỉ cần tư duy như một người có ý tưởng ứng dụng, tức là họ muốn sản phẩm ấy phải có giá trị thật. Còn bước triển khai thì mới thực sự là phải tư duy hơi giống doanh nhân một chút để có thể thấy sản phẩm này nó đang ở đơn vị 1-2 sản phẩm trong phòng thí nghiệm thì nhân lên 1 ngàn hay 10 ngàn sản phẩm thì có giá trị thực tế hay lãi suất thực tế không.
- Như hiện nay, quỹ VINIF đang tài trợ các dự án thì có tính toán đến sự thành công khi đưa ra thị trường không thưa ông?
Giáo sư Vũ Hà Văn: Chúng tôi không tính toán gì cả. Về quy trình, quỹ luôn luôn ủng hộ và hỗ trợ nhà khoa học có thể đưa được những nghiên cứu của mình thành sản phẩm. Chẳng hạn nhà khoa học đó muốn đăng ký bản quyền ra nước ngoài chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ, tư vấn. Nếu nhà khoa học kiên quyết cho rằng sản phẩm này có tiềm năng lớn, chúng tôi sẽ giúp họ kết nối với những đơn vị có thể cần những sản phẩm ấy để đầu tư tiếp vào.
- VINIF ứng xử như thế nào với những dự án mình tài trợ thất bại?
Giáo sư Vũ Hà Văn: Những dự án được tài trợ thất bại có thể do bị chậm thì chúng tôi gia hạn. Ví dụ những dự án ngành y vì liên quan tới dịch COVID-19 nên chúng tôi sẽ giúp họ thêm một thời gian hoặc giúp họ bổ sung một số chuyên gia tư vấn về lĩnh vực này. Những dự án ấy sau một thời gian có thể khắc phục được.
Cần sự "đồng hành" để đi đường dài
- Theo ông, các tập đoàn và doanh nghiệp lớn của Việt Nam có nên huy động các nguồn lực để lập các quỹ như VINIF nhằm hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, ứng dụng của khoa học tại Việt Nam không?
Giáo sư Vũ Hà Văn: Tôi nghĩ đấy là một việc rất nên làm. Thứ nhất là cho đất nước nói chung, thứ hai là nó cũng có lợi ích riêng cho các tập đoàn. Việc các tập đoàn ủng hộ nghiên cứu có hai loại: Các tập đoàn mở ra các cơ quan nghiên cứu của họ hoặc mở ra các quỹ ủng hộ nghiên cứu của xã hội nói chung thì cả hai cách đấy đều nên làm.
- Phần thưởng lớn nhất đối với ông nói riêng hay quỹ VINIF nói chung sau 5 năm là gì?
Giáo sư Vũ Hà Văn: Rất nhiều nhà khoa học bây giờ đã lấy việc được học bổng hay tài trợ của VINIF như một chuẩn mực trong hồ sơ của mình. Khi họ được học bổng hay tài trợ của VINIF thì bản thân giá trị công trình của họ có được sự minh chứng. Và hơn hết là tự hào của những nhà khoa học khi họ được tài trợ hay học bổng của VINIF. Đó chính là mục đích mà chúng tôi hướng đến để việc tài trợ có sự uy tín và sự thay đổi nhất định trong việc làm khoa học. Sự tin tưởng từ các nhà khoa học, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh, các nhà nghiên cứu đó là phần thưởng lớn nhất đối với chúng tôi.
Điều chúng tôi cảm thấy được nhất là sự thay đổi văn hóa làm khoa học như thế nào và làm khoa học để làm gì? Đó là một quá trình dài và nó cũng phải đấu tranh với những quan niệm khác theo tôi là không đúng đắn. Theo tôi, đó là một quá trình cần sự bền bỉ nhất định nhưng một khi thành công thì đó sẽ là một nền tảng rất tốt để toàn xã hội phát triển. Tất cả các xã hội phát triển, các nước tiên tiến họ đều dựa trên một lực lượng làm khoa học mà có văn hoá làm khoa học đúng đắn. Đấy là cái thay đổi lớn nhất chúng tôi muốn mang đến.
- Từ thành công 5 năm đầu tiên của VINIF, ông có thể bật mí về kế hoạch sắp tới của quỹ?
Giáo sư Vũ Hà Văn: Kế hoạch của chúng tôi luôn luôn tùy theo nhu cầu của giới khoa học. Tôi có giới thiệu 7 chương trình khác nhau của quỹ nối nhau theo từng năm chứ không phải từ lúc mở ra là có ngay nên kế hoạch sẽ tùy theo sự đón nhận của giới khoa học hiện nay.
Chúng tôi hy vọng VINIF ngày càng tạo được nhiều ảnh hưởng tích cực trong xã hội, nhất là trong đời sống khoa học và tác phong nghiên cứu khoa học tại Việt Nam. Để tạo ra được những chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa, vai trò của chính các nhà khoa học cũng rất quan trọng. Việc tạo nên một nhận thức đúng đắn vai trò của khoa học và của việc nghiên cứu khoa học phụ thuộc vào các nhà khoa học và cũng một phần là trách nhiệm xã hội của họ. Quỹ VINIF sẽ luôn đồng hành cùng cộng đồng khoa học Việt Nam trên con đường này.
- Xin trân trọng cảm ơn Giáo sư!
Không chỉ người điều khiển phương tiện xe cơ giới, người đi bộ đi qua đường sắt không đúng quy định cũng có thể bị xử phạt.
Các nhà khoa học đã đặt máy quay để theo dõi các loài săn mồi dưới biển như tôm hùm, nhím biển và thật bất ngờ khi thấy hầu hết nhím biển đã bị ăn, không phải bởi tôm hùm, mà bởi cá mập.
Robot cảnh sát được trang bị camera góc quay 360 độ, thiết bị cảm biến, loa và bảng hiển thị, đèn tín hiệu và còi báo động.
Một trong những nhiệm vụ chính trong chuyến thám hiểm lần này là xây dựng một trạm nghiên cứu mới ở Nam Cực gần Biển Ross, dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 2/2024.
Viện Vật lý địa cầu nhận định động đất liên tục ở Kon Tum là động đất kích thích gây ra bởi hồ chứa, nhưng tỉnh nói 'chưa có kết luận cụ thể'.
Theo kế hoạch, mạng lưới vệ tinh Honghu-3 sẽ gồm tổng cộng 10.000 vệ tinh, hoạt động trên 160 mặt phẳng quỹ đạo.
Các học giả cuối cùng đã giải mã được những tấm bia chữ tượng hình 4.000 năm tuổi được tìm thấy cách đây hơn 100 năm tại nơi hiện là Iraq. Những tấm bia mô tả một số hiện tượng nguyệt thực là điềm báo của cái chết, sự hủy diệt và bệnh dịch.
Trại tập trung ở Auschwitz, Ba Lan bị Đức Quốc xã bỏ hoang vào cuối Thế chiến thứ hai. Trong quá khứ, Đức Quốc xã dùng để tiêu diệt người Do Thái mà họ coi là phản nghịch. Hơn một triệu đàn ông, phụ nữ và trẻ em bị giết trong bốn năm tại trại này. Trại chứa phòng gây ngạt thở nhưng được cải trang thành phòng thay quần áo, phòng tắm. Nạn nhân bị hại sẽ được thông báo cho tắm rửa sạch sẽ, cho thay đồ nhưng thực tế là họ bị cho vào phòng ngạt khí...
TP Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh thành phía Nam đang bước vào mùa mưa dông và thường xảy ra các đợt mưa lớn gây ngập sâu bất ngờ khiến...