Giáo sư Nguyễn Quang Tuấn: 'Ngã ở đâu đứng dậy ở đó'

17:00 11/07/2024

Trở lại làm nghề bác sĩ sau ba năm thi hành án, GS.BS Nguyễn Quang Tuấn trò chuyện với VnExpress về những biến cố đã trải qua và công việc trong tương lai.

GS Nguyễn Quang Tuấn, 57 tuổi, chuyên gia đầu ngành về bệnh tim mạch, nguyên giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội, nguyên giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, bắt đầu thực hành bác sĩ tại Bệnh viện Hữu Nghị từ ngày 1/7. Ông vừa mãn hạn ba năm tùVi phạm các quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, liên quan vụ án nâng giá vật tư y tế gây thiệt hại hơn 53 tỷ đồng trong thời gian làm giám đốc bệnh viện tim.

Ông bị tước chứng chỉ, không bị cấm hành nghề y sau khi chấp hành bản án, do hành vi phạm tội không liên quan đến chuyên môn mà trong công tác quản lý.

- Cảm xúc của ông thế nào khi trở lại bệnh viện với tư cách bác sĩ thực hành?

- Tôi về đây như trở về nhà mình. Đây là môi trường tôi biết từ rất lâu, hồi làm bác sĩ điều trị ở Bệnh viện Bạch Mai thì đã đến hội chẩn. Sau đó, tôi hỗ trợ các đồng nghiệp về can thiệp tim mạch, hội chẩn các ca khó. Vì vậy, khi tôi về đây, các em chào đón rất nhiệt tình, tình thầy trò vẫn như xưa.

Hôm qua, khi báo chí đăng tin tôi thực hành bác sĩ trở lại, tôi vui vì được người dân chào đón, song cũng lo lắng. Tôi muốn có thời gian tập trung học tập, làm việc, nghiên cứu nhiều hơn, khám chữa bệnh tốt hơn. Nhiều đồng nghiệp nhắn tin cho tôi vì đọc báo mới biết tôi trở về với xã hội, tiếp tục làm nghề.

- Công việc hàng ngày của ông tại viện là gì?

- Theo quy định, bác sĩ thực hành phải có đủ 12 tháng làm việc ở một bệnh viện chuyên khoa hoặc đa khoa ở tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương. Tuy nhiên, hàng ngày tôi vẫn tư vấn bệnh cho người bệnh, đi buồng cùng các em đồng nghiệp để xem, hội chẩn các ca khó. Tôi cũng tư vấn cho các em xử lý, can thiệp làm sao có chiến lược điều trị tốt nhất cho người bệnh.

Tôi chưa cầm dao mổ trở lại, bởi mổ hay ký đơn thuốc bệnh án là sau khi có giấy phép hành nghề mới được thực hiện.

- Khi thăm khám bệnh nhân đầu tiên, ông cảm thấy thế nào?

- Bệnh nhân đầu tiên tôi tiếp xúc tình cờ lại là một bệnh nhân cũ, 86 tuổi, ở Đống Đa, Hà Nội. Bà bị bệnh tim mạch, 20 năm trước tôi đã đặt stent cho bà ở Bệnh viện Bạch Mai. Khi tôi vào buồng bệnh thăm khám, bà cụ nhìn thấy tôi và ôm chầm lấy, nói "20 năm trước ông cứu tôi, bây giờ ông lại cứu tôi tiếp".

Tôi không diễn tả được cảm xúc của mình lúc ấy, chỉ thấy hạnh phúc khi vẫn được các bệnh nhân của mình nhận ra, chào đón và nói lời cảm ơn.

- Điều gì khiến ông quyết định trở lại nghề y sau biến cố?

- Tôi là bác sĩ, đương nhiên tôi sẽ làm nghề y, chữa bệnh cứu người. Cuộc đời có thể có va vấp, nhưng ngã ở đâu đứng dậy từ đó. Điều quan trọng nhất ta vẫn có khả năng, trí tuệ, kiến thức, sức khỏe để cống hiến cho xã hội, cho bệnh nhân. Đây là hạnh phúc của tất cả bác sĩ, không riêng gì tôi.

Gia đình, người thân, đồng nghiệp cũng động viên tôi trở lại với nghề. Tôi là người trưởng thành, tác động bên ngoài cũng có, nhưng mình quyết định là quan trọng hơn. Chưa bao giờ tôi có ý tưởng bỏ nghề, hai từ "bác sĩ" nó đã ngấm vào máu chứ không phải là muốn.

Làm bác sĩ thực hành sau 30 năm hành nghề thì đúng là chưa có tiền lệ. Ít người nào bị như mình mà quay trở lại công việc, hoặc họ trốn tránh thực hành 12 tháng để chuyển sang làm quản lý vì quản lý không bắt buộc phải có giấy phép hành nghề. Nhưng thực ra được trực tiếp khám chữa bệnh là ước muốn của tất cả bác sĩ.

Quay về vị trí quản lý thì không phải thực hành, còn để trực tiếp khám chữa bệnh, mổ xẻ cho người bệnh bắt buộc phải có giấy phép hành nghề. Bệnh viện Hữu Nghị là môi trường học tập tốt, có đầy đủ trang thiết bị, đặc biệt bệnh nhân hầu hết là cán bộ đã về hưu, các ca bệnh cực kỳ khó, lớn tuổi, nhiều bệnh. Tôi có thể nâng cao kiến thức, kinh nghiệm của mình hơn nữa trong chuyên môn.

- Bác sĩ thực hành và giáo sư thực hành khác nhau như thế nào?

- Thực hành ở Bệnh viện Hữu Nghị, tôi được một học trò hướng dẫn, cô ấy là tiến sĩ chuyên về tim mạch. Tuy nhiên, lẽ ra tôi phải gọi cô ấy là thầy thì cô ấy lại gọi tôi là thầy.

Mọi người có thể nghĩ việc tôi "học" là sỉ nhục, nhưng không phải, ai cũng phải học, học mãi. Khi tôi làm giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, làm hiệu trưởng trường cao đẳng y tế thì tôi vẫn học hàng ngày. Tôi không bao giờ cảm thấy xấu hổ khi học. Học ấm vào thân.

- Ông đã trải qua ba năm qua như thế nào?

- Tôi trải qua như một người đáng bị như vậy và tôi đã hoàn thành để trở về. Tất cả lỗi sai của mình, tôi đã trả giá, bây giờ trở lại một công dân bình thường. Tôi vẫn có đầy đủ sức khỏe, hiểu biết, đủ khả năng để khám bệnh, cứu người.

Tôi nhớ nghề khủng khiếp, nhớ trong từng giấc mơ. Trong 12 tháng qua, tôi đọc lại tất cả tài liệu, cập nhật kiến thức mới nhất. Mọi người, gia đình gửi sách vào, qua kiểm duyệt, sau đó tôi được đọc, nghiên cứu. Tôi viết một bộ sách mới lấy tên Minh triết trong lối sống - Bí quyết phòng ngừa bệnh không lây nhiễm. Nội dung viết về chế độ ăn uống, luyện tập, sinh hoạt hàng ngày, thói quen, làm sao để điều chỉnh tốt hơn để phòng ngừa tim mạch, ung thư, đái tháo đường. Đây là những bệnh gia tăng rất nhiều năm gần đây, gây ra hậu quả về sức khỏe kinh tế, xã hội.

Khi thi hành án, tôi cũng vẫn có cơ hội được làm nghề. Trong tù, có những bệnh nhân cần được hỗ trợ y tế, cần các chuyên gia giàu kinh nghiệm hỗ trợ. Bằng kiến thức, kinh nghiệm của mình, tôi đã tư vấn cho các bác sĩ, hỗ trợ khám bệnh cho các bệnh nhân và các cán bộ trong tù.

Trải qua chuyện này rồi, quan trọng là buông bỏ. Nhưng buông bỏ hào quang bên ngoài, còn cái lõi của mình là bác sĩ và thầy giáo thì không thể buông bỏ. Tôi luôn ước mong sớm trở lại với công việc, khi nào còn sức sẽ vẫn tiếp tục làm.

- Sau một năm thực hành bác sĩ tại Bệnh viện Hữu Nghị, ông dự kiến làm gì tiếp theo?

- Tôi muốn vừa học tập, vừa hoàn thành bộ sách của mình. Đây là quà tặng cá nhân tôi đến người dân, cho những người muốn tìm hiểu về lối sống lành mạnh để bảo vệ sức khỏe của mình, chống lại các bệnh không lây nhiễm.

Trở về xã hội tôi phải làm lại từ đầu, sẽ tiếp tục chữa bệnh cứu người. Tương lai tôi sẽ nộp đơn xin vào một trường đại học nào đó để làm công tác giảng dạy.

Người ta lấy đi mọi thứ được nhưng chuyên môn, kiến thức của mình thì không mất đi đâu cả. Thời gian này tôi muốn giúp cho nhiều bệnh nhân hơn nữa, và hỗ trợ cho học trò của mình.

- Còn với công tác quản lý thì sao?

- Quản lý nhà nước thì khó khăn, còn quản lý tư nhân thì nhiều nơi mời nhưng tôi chưa nhận lời. Vì tôi muốn tập trung học tập trong 12 tháng này để lấy giấy phép hành nghề, sau đó sẽ có những kế hoạch tiếp.

Nhiều người nói là bác sĩ giỏi chuyên môn thì không nên tham gia quản lý. Theo tôi, để quản lý tốt phải hiểu được chuyên môn, có uy tín trong chuyên môn để nói cho anh em hiểu. Người quản lý không có chuyên môn sẽ không hiểu tâm tư các y bác sĩ, không có chuyên môn để đưa ra quyết định có giá trị trong điều trị bệnh, hay định hướng phát triển bệnh viện theo mô hình bệnh tật thay đổi theo thời gian.

- Ông muốn nhắn nhủ gì với đồng nghiệp và cả bản thân sau biến cố cuộc đời?

- Trải qua biến cố vừa qua, tôi vẫn nghĩ lời thề thiêng liêng của các bác sĩ không bao giờ thay đổi, không bao giờ làm tổn hại bệnh nhân, phải cứu bệnh nhân bằng mọi giá cho dù cái giá phải trả cao như thế nào.

Hãy chiến thắng chính cảm xúc tự ti để làm chủ cuộc sống của mình. Tôi không bao giờ tự ti. Sinh ra không để tự ti, trong lúc hàn vi nhất cũng không tự ti, không làm mất mình. Còn điều gì mình gặp phải có thể là số phận, biến cố, nhưng mình biết mình là ai, biết mình đang làm gì.

Trong vụ án của tôi có một số đồng nghiệp vướng vào lao lý, có người lớn tuổi đã về hưu, có một số người trẻ. Tôi mong rằng họ vượt qua mặc cảm, tự ti, khoảng cách xã hội để trở lại cuộc sống. Các bạn hãy vượt qua, tự tin, mạnh mẽ và quyết tâm.

Lê Nga - Huy Mạnh

Có thể bạn quan tâm
'Tàu cấp cứu đường thủy cho Cần Giờ': Chương trình vì sức khỏe cho nhân dân

'Tàu cấp cứu đường thủy cho Cần Giờ': Chương trình vì sức khỏe cho nhân dân

08:20 14/06/2024

Tôi rất ủng hộ chương trình 'Tàu cấp cứu đường thủy cho Cần Giờ' do báo Tuổi Trẻ và Thành Đoàn TP.HCM phát động. Đây là chương trình mang ý nghĩa nhân văn rất cao đẹp nhằm đáp ứng nhu cầu cấp cứu và khám chữa bệnh cho người dân.

Bé gái bị tai nạn 'mặt banh ra hết', bác sĩ khâu hết 15 mét chỉ

Bé gái bị tai nạn 'mặt banh ra hết', bác sĩ khâu hết 15 mét chỉ

21:10 30/10/2023

Bé gái 15 tuổi ở tỉnh Bạc Liêu bị biến dạng vùng mặt do tai nạn giao thông được phẫu thuật cấp cứu ngay trong đêm.

Những hành vi du lịch tồi tệ nhất 2023

Những hành vi du lịch tồi tệ nhất 2023

07:00 24/12/2023

Du khách đã khiến chủ một trang trại ở Anh 'phát hoảng' khi liên tục cởi đồ để chụp ảnh bên các luống hoa, bất chấp việc có trẻ.

Ấn tượng triển lãm ảnh, sách của tuổi trẻ Công an nhân dân tại Bình Dương

Ấn tượng triển lãm ảnh, sách của tuổi trẻ Công an nhân dân tại Bình Dương

23:30 18/04/2023

Hướng đến kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 – 11/6/2023), Công an tỉnh Bình Dương đã thực hiện chương trình triển lãm sách, ảnh “Công an Bình Dương học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy”.

Những quy định đặc biệt trong xét tuyển ngành Y năm 2024

Những quy định đặc biệt trong xét tuyển ngành Y năm 2024

13:40 04/05/2024

Bốn trường dùng tổ hợp có môn Ngữ văn để xét tuyển ngành Y, một trường không xét thí sinh trên 27 tuổi, còn Đại học Quốc gia TP HCM lần đầu dùng điểm SAT.

Đoàn Khối các quan T.Ư Đoàn tập huấn kỹ năng truyền thông trên không gian mạng cho thanh niên

Đoàn Khối các quan T.Ư Đoàn tập huấn kỹ năng truyền thông trên không gian mạng cho thanh niên

16:50 29/06/2024

Đoàn Khối các cơ quan Trung ương vừa tổ chức chương trình tập huấn kỹ năng xây dựng video, clip truyền thông trên không gian mạng cho cán bộ Đoàn và đoàn viên, thanh niên nhằm khơi dậy sức sáng tạo, lan toả hiệu quả thông điệp tích cực đến giới trẻ.

Khánh thành nhà văn hóa cộng đồng dân tộc Pà Thẻn

Khánh thành nhà văn hóa cộng đồng dân tộc Pà Thẻn

22:30 23/12/2023

Chiều 23/12, Trung ương Đoàn, Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp với Tỉnh Đoàn, Hội LHTN tỉnh Tuyên Quang, tổ chức Lễ Khánh thành Nhà Văn hóa Cộng đồng dân tộc Pà Thẻn tại xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang.

Du khách tố bữa hải sản giá 'mặn chát' ở Hạ Long

Du khách tố bữa hải sản giá 'mặn chát' ở Hạ Long

19:40 17/02/2024

Nhóm du khách 16 người phàn nàn bữa ăn hải sản ở một nhà hàng tại TP Hạ Long hôm mùng 6 Tết có giá 'mặn chát', gần 12 triệu đồng.

Luyện tập huyệt cao hoang có thể cứu cả tính mạng

Luyện tập huyệt cao hoang có thể cứu cả tính mạng

07:50 30/06/2024

Huyệt cao hoang theo danh y Tôn Tư Mạc là huyệt có tác dụng quan trọng, có thể cứu được tính mạng của những người đang trong hoàn cảnh thập tử nhất sinh và chữa được nhiều bệnh lý.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới