Ngoài mở rộng lĩnh vực xét duyệt, Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024 có thêm nhiều điểm mới, thay đổi tiêu chuẩn xét tặng giúp quá trình đánh giá thêm công bằng, chính xác.
Tại hội nghị tập huấn xét tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu 2024 tổ chức sáng 6/3, TS Phạm Đình Nguyên, Giám đốc cơ quan điều hành Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (Nafosted), cho biết các thay đổi được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 18 của Bộ Khoa học và Công nghệ, ban hành ngày 15/8/2023.
Theo đó, giải thưởng sẽ được tổ chức định kỳ ba năm một lần thay vì thường niên như trước, đồng thời bổ sung thêm lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, bên cạnh lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ.
Về cơ cấu giải, có tối đa năm giải thưởng chính, nhưng không quá ba giải ở mỗi lĩnh vực, cùng với đó là ba giải thưởng dành cho nhà khoa học trẻ (dưới 35 tuổi). Tổng thể, số giải sẽ tăng lên nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.
Giải thưởng Tạ Quang Bửu 2024 còn có thay đổi ở tiểu chuẩn xét tặng. Hội đồng sẽ đánh giá các cá nhân được đề cử thông qua ba công trình nghiên cứu trong bảy năm, mở rộng so với một công trình duy nhất trong năm năm theo quy định cũ. Điều này nhằm mang tới cơ hội ngang bằng giữa nhóm nhà khoa học trẻ và nhóm nhà khoa học kỳ cựu.
Trước đó, tại cuộc họp chiều 23/2 về triển khai đánh giá hồ sơ đề cử, ông Nguyên cho biết trong quá trình xây dựng thông tư, một số chuyên gia cho rằng mỗi ngành, liên ngành nên có một giải thưởng. Tuy nhiên, hội đồng đã không thông qua ý tưởng này để duy trì tính cạnh tranh và góc nhìn so sánh giữa các ngành. Ngoài ra, giải thưởng 2024 sẽ giữ kín thông tin ứng viên, đồng thời không yêu cầu nhà khoa học phải tự ứng cử.
"Đây là thay đổi hướng tới mục tiêu hội nhập quốc tế. Nhà khoa học xuất sắc sẽ không phải đi xin các quỹ và cơ quan quản lý khen mình mà có thể được đồng nghiệp, nơi công tác phát hiện, giới thiệu", ông nói.
Tại hội nghị, Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Trần Hồng Thái, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Nafosted cho rằng việc đánh giá các đề cử thuộc mảng khoa học xã hội và nhân văn có thể gặp khó khăn nhất định, do lĩnh vực này tồn tại nhiều góc nhìn khác nhau. Tuy nhiên, ban tổ chức và Bộ sẽ tôn trọng quyết định của các chuyên gia và vinh danh những cá nhân xứng đáng.
Cũng theo Thứ trưởng, các thay đổi trong quy định đều nhằm mục đích giúp giải thưởng được tổ chức tốt, toàn diện hơn. Ví dụ, giải thưởng Tạ Quang Bửu có thể được cơ cấu lại để giảm yêu cầu về bài báo quốc tế và tăng tiêu chuẩn liên quan tới tạp chí khoa học trong nước. Ngoài ra, việc được đăng lên các tạp chí Q1, Q2 chỉ là điều kiện cần, điều kiện đủ vẫn là sự đánh giá của các chuyên gia trong hội đồng. Do đó, những cá nhân sở hữu chỉ số H-index cao cũng không đảm bảo sẽ đạt giải.
"Khi đánh giá đề tài, hội đồng có thể thành lập các ban liên ngành, hoặc đề xuất mời thêm chuyên gia từ bên ngoài. Các nhà khoa học trong hội đồng sẽ tham mưu cho Bộ, để quy chế giải thưởng trong tương lai có những thay đổi mạnh mẽ, mạch lạc hơn. Không nên giữ suy nghĩ kỳ trước làm tốt thì kỳ mới không cần thay đổi", Thứ trưởng nói.
Hiện hội đồng đã tiếp nhận 97 hồ sơ, gồm 76 hồ sơ thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ, 21 hồ sơ thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Từ năm nay, hội đồng giải thưởng được tham gia sớm, có quyền tiếp cận hồ sơ đề cử để nắm thông tin, dự các phiên họp của hội đồng ngành để nêu ý kiến, nhưng không được phép bỏ phiếu. Dù có nhiều thay đổi trong quy chế, giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024 vẫn xoay quanh mục tiêu vừa tôn vinh, vừa khích lệ các nhà khoa học. Bên cạnh việc chọn ra đề tài xuất sắc, hội đồng sẽ xét tới cả những nghiên cứu được thực hiện trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn, nỗ lực vượt qua các rào cản để giúp nền khoa học Việt Nam hội nhập thế giới.
Từ 2014, Giải thưởng Tạ Quang Bửu được Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức nhằm tôn vinh các nhà khoa học có thành tựu nổi bật. Giải thưởng mang tên cố giáo sư Tạ Quang Bửu - một trong những người đặt nền móng xây dựng và phát triển các lĩnh vực khoa học trong nước. Sau 9 năm tổ chức, đã có 18 nhà khoa học là tác giả các công trình xuất sắc và bốn nhà khoa học trẻ được trao tặng giải thưởng. Năm 2021, không có nhà khoa học nào nhận được giải. Năm 2022, Hội đồng giải thưởng chỉ trao hai giải chính và không trao giải cho nhà khoa học trẻ.
Hoàng Giang
Một nhóm các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã phân tích các dữ liệu khoa học từ camera đa phổ của xe tự hành Zhurong trên Sao Hỏa, và tìm thấy bằng chứng về đá trầm tích biển trên bề mặt Hành tinh Đỏ.
Phát hiện mới khẳng định đôi mắt long lanh gợi lòng trắc ẩn của chó nhà không phải do chúng tiến hóa để thu hút con người như khoa học từng nghĩ.
Kể từ khi được thành lập vào thế kỷ thứ 4 sau Công nguyên bởi một số người theo đạo Thiên Chúa đầu tiên đến dọc theo bờ Biển Đen, tu viện Sumela đã chứng kiến sự phát triển của Đế chế La Mã thành thời kỳ Byzantine, sự trỗi dậy của người Ottoman, cuộc đấu tranh giành độc lập của Thổ Nhĩ Kỳ sau Thế chiến thứ nhất, nhiều thập kỷ bị phá hoại và lãng quên, và rồi sự hồi sinh kỳ diệu trong thời hiện đại.
Đà Nẵng xác định thanh niên là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong chuyển đổi số. Thành phố đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ thanh niên tham...
Kho cổ vật chôn dưới sân trường 71 năm trước, một cậu học sinh ở Scotland đang đào khoai tây trong vườn trường khi bị phạt thì phát hiện một bức tượng Ai Cập cổ đại. Đây là một trong số những kiệt tác trong bộ sưu tập điêu khắc cổ của Ai Cập được chôn trong khu vực vườn trường. Giờ đây, các nhà nghiên cứu cuối cùng biết hiểu được nguồn gốc của những đồ tạo tác này. Khoảng năm 1952-1984, nhiều bức tượng cổ được tìm thấy trong khu vực Melville...
Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra một thi thể trong đầm lầy ở Anh có niên đại từ 2.000 đến 2.500 năm tuổi.
Trung Quốc đã phóng tên lửa đẩy Trường Chinh-2F mang theo tàu vũ trụ Thần Châu-17, đưa 3 phi hành gia của Trung Quốc lên trạm vũ trụ Thiên Cung, thực hiện sứ mệnh kéo dài 6 tháng tại đây.
Rạng sáng 30-10 theo giờ Việt Nam, Trung Quốc đã phóng tàu vũ trụ Thần Châu 19, mang theo 3 nhà du hành lên Trạm vũ trụ Thiên cung.
Các vụ tai nạn giao thông, tông xe liên hoàn do nồng độ cồn vẫn xảy ra dù lực lượng chức năng quyết liệt xử lý, xử phạt vi phạm nồng độ cồn khi lái xe.