Các nhà chức trách Nagorno-Karabakh tuyên bố giải thể nước cộng hòa tự xưng này sau khi Azerbaijan hoàn thành chiến dịch quân sự trong khu vực ly khai.
RT đưa tin, các nhà chức trách của khu vực ly khai Nagorno-Karabakh ở Azerbaijan đã tuyên bố giải thể nước cộng hòa tự xưng sau khi thỏa thuận ngừng bắn do Nga làm trung gian đã chấm dứt giao tranh giữa Nagorno-Karabakh và Azerbaijan.
Cộng hòa Nagorno-Karabakh tự xưng hay Cộng hòa Artsakh chỉ được ba quốc gia không phải thành viên Liên Hợp Quốc công nhận.
Samvel Shahramanyan, lãnh đạo của Nagorno-Karabakh, đã ban hành sắc lệnh vào ngày 28.9 ra lệnh giải thể tất cả các tổ chức của nhà nước tự xưng và cơ quan liên quan vào ngày 1.1.2024.
"Cộng hòa Nagorno-Karabakh (Artsakh) không còn tồn tại"- NKR Infocenter trích dẫn sắc lệnh.
Tài liệu cũng nói rằng, cư dân khu vực, bao gồm cả những người đã rời đi, nên làm quen với các điều kiện tái hòa nhập do Cộng hòa Azerbaijan đưa ra, và tự quyết định về việc ở lại hay quay về Nagorno-Karabakh.
Theo sắc lệnh, việc giải thể diễn ra liên quan đến tình hình chính trị - quân sự khó khăn hiện nay và nhằm đảm bảo sự an toàn của cư dân Nagorno-Karabakh, có tính đến thỏa thuận do Nga môi giới với Azerbaijan.
Azerbaijan cho phép cư dân của khu vực ly khai, bao gồm cả các nhân viên quân sự đã hạ vũ khí, đi lại tự do - sắc lệnh cho hay.
Khu vực Nagorno-Karabakh có dân cư chủ yếu là người Armenia trở thành vấn đề tranh chấp giữa Armenia và Azerbaijan khi hai quốc gia độc lập từ Đế quốc Nga vào năm 1918.
Sau khi thiết lập quyền kiểm soát đối với khu vực, Liên Xô đã lập ra tỉnh tự trị Nagorno-Karabakh thuộc Azerbaijan vào năm 1923.
Vào những năm cuối cùng của Liên Xô, khu vực này lại trở thành một vấn đề tranh chấp giữa Armenia và Azerbaijan.
Năm 1991, một cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức tại tỉnh tự trị Nagorno-Karabakh và khu vực Shahumian lân cận với kết quả là hành động tuyên bố độc lập.
Thời gian gần đây, giao tranh lại tái diễn tại khu vực tranh chấp này. Phe ly khai cho biết, Azerbaijan tấn công Nagorno-Karabakh bằng pháo, máy bay phản lực và máy bay không người lái vào 19.9 - một ngày sau khi cho phép viện trợ được nối lại thông qua hành lang Lachin - tuyến đường duy nhất từ Armenia đến Nagorno-Karabakh - vốn đã bị phong tỏa trong nhiều tháng. Ít nhất 29 người đã thiệt mạng trong cuộc giao tranh mới nhất ở Nagorno-Karabakh.
Giao tranh tái diễn trong khu vực tranh chấp xảy ra gần 3 năm sau cuộc giao tranh ác liệt trong khu vực khiến hơn 6.000 người thiệt mạng.
Azerbaijan và Armenia tranh chấp khu vực Nagorno-Karabakh trong hàng thập kỷ, với các cuộc giao tranh quy mô lớn xảy ra năm 1990 và năm 2020. Trong cuộc xung đột quy mô lớn gần nhất kéo dài 6 tuần trong năm 2020, các bên đã đạt được thỏa thuận ngừng bắn do Nga làm trung gian.
Dù vậy, kể từ đó, Armenia và Azerbaijan vẫn chưa thể đạt được một giải pháp hòa bình lâu dài tại khu vực tranh chấp.
Tổng thống Putin nâng trần quân số chiến đấu của Nga lên 1,5 triệu người nhằm phản ứng với 'các mối đe dọa dọc biên giới', theo Điện Kremlin.
Tờ The Straits Times đăng tải những chia sẻ của Phó Thủ tướng Lawrence Wong trước thềm lễ nhậm chức thủ tướng Singapore vào ngày 15/5.
Nga và Ukraine tiếp tục trao đổi khoảng 400 tù binh, một tuần sau vụ rơi vận tải cơ được cho là chở theo 65 tù binh Ukraine sắp được trao trả.
Tại một hội thảo ở Thượng Hải, hai cô gái trẻ đang tìm cơ hội du học nhưng đều không chọn điểm đến nổi tiếng trong nhiều thập kỷ với sinh viên Trung Quốc là Mỹ.
Ngày 21/5, Bộ Quốc phòng Nga ra tuyên bố cho biết, các lực lượng nước này đã bắt đầu cuộc tập trận quân sự sử dụng vũ khí hạt nhân phi chiến lược tại Quân khu miền Nam.
Ngày 14/2, Mỹ cảnh báo về tình hình cạn kiệt đạn dược ở tiền tuyến Ukraine. Ở một diễn biến khác, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ước có 18/31 quốc gia thành viên sẽ đạt mục tiêu chi tiêu quốc phòng trong năm nay.
Bộ Ngoại giao nhấn mạnh chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, kiên quyết phản đối việc bắt giữ của Trung Quốc và yêu cầu thả ngư dân đồng thời bồi thường.
Nga tập trận phòng không trên Biển Arab, Australia - Trung Quốc khởi động đàm phán hàng hải, Bắc Kinh yêu cầu Mỹ ngừng can thiệp nội bộ, chuyện gì xẩy ra khi Pháp gửi 2.000 quân tới Ukraine, Indonesia cảnh báo nguy cơ xung đột ở Biển Đông… là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Thủ tướng Australia Anthony Albanese tin rằng dù ai trở thành Tổng thống Mỹ trong cuộc bầu cử tháng 11 cũng sẽ vẫn ủng hộ AUKUS.