Bộ Ngoại giao nhấn mạnh chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, kiên quyết phản đối việc bắt giữ của Trung Quốc và yêu cầu thả ngư dân đồng thời bồi thường.
Chiều 31-10, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, phó phát ngôn Đoàn Khắc Việt nhận được câu hỏi từ truyền thông quốc tế liên quan việc lực lượng chức năng của Trung Quốc bắt giữ tàu cá và ngư dân Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa.
Về vấn đề này, ông Việt nhấn mạnh ngay từ đầu: "Quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam. Việt Nam có chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với quần đảo Hoàng Sa và các vùng nước phụ cận. Điều này đã được chúng tôi khẳng định và nhắc lại nhiều lần".
Việc lực lượng hải cảnh Trung Quốc bắt giữ trái phép ngư dân trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa là "xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm các quyền cơ bản, hợp pháp và lợi ích chính đáng của ngư dân Việt Nam".
Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam kế đó nhấn mạnh sự "kiên quyết phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc tôn trọng đầy đủ các quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa".
Đồng thời, yêu cầu Trung Quốc thả ngay toàn bộ tàu cá và ngư dân bị bắt giữ trái phép, bồi thường thỏa đáng các thiệt hại và chấm dứt tái diễn các hành động tương tự.
Hôm 2-10, Bộ Ngoại giao Việt Nam ra thông báo nhấn mạnh Việt Nam hết sức quan ngại, bất bình và kiên quyết phản đối cách hành xử thô bạo của lực lượng thực thi pháp luật Trung Quốc đối với ngư dân và tàu cá Việt Nam đang hoạt động tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, gây thương tích, đe dọa đến tính mạng và gây thiệt hại về tài sản của ngư dân Việt Nam.
Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng cho biết đã "giao thiệp nghiêm khắc" với Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, mạnh mẽ phản đối hành động nói trên của lực lượng thực thi pháp luật Trung Quốc.
Đồng thời yêu cầu Trung Quốc tôn trọng đầy đủ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, khẩn trương điều tra và thông báo kết quả cho phía Việt Nam, không tái diễn các hành động tương tự.
Quần đảo Hoàng Sa là một nhóm gồm hơn 30 đảo, rạn san hô, cồn cát và bãi đá ngầm ở Biển Đông.
Bộ Ngoại giao đã nhiều lần tuyên bố rõ Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Trong đó chủ quyền đối với Hoàng Sa, được xác lập ít nhất từ thế kỷ XVII, phù hợp với luật pháp quốc tế và "được các nhà nước kế tiếp nhau của Việt Nam thực hiện một cách hòa bình, liên tục, công khai".
Ngày 31/7, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro đệ đơn lên Tòa án tối cao để yêu cầu chứng nhận kết quả của cuộc bầu cử Tổng thống diễn ra ngày 28/7.
Quan hệ Mỹ-Australia đang có bước chuyển sâu sắc sau Hội nghị tham vấn bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao (AUSMIN) lần thứ 34 vừa diễn ra tại Washington D.C.
Xe tăng Nga lắp giáp mai rùa và cụm hệ thống tác chiến điện tử trên nóc xuất hiện ở khu vực tiền tuyến phía tây thành phố Donetsk.
Cổ phiếu công ty mẹ của Truth Social, mạng xã hội do ông Trump sáng lập, ngày 15-7 tăng đến 50%, khiến giá trị tài sản của ông tăng thêm đáng kể.
Tổng thống Biden nói không có dấu hiệu nào cho thấy Nga đã quyết định xúc tiến việc triển khai vũ khí diệt vệ tinh lên không gian.
Nga nói VSU dùng đạn chùm ở Donetsk, Kiev thảo luận với NATO về xung đột là một số tin tức đáng chú ý về tình hình Ukraine.
Thủ tướng Ấn Độ cho hay nước này lần đầu phóng thử tên lửa xuyên lục địa tích hợp công nghệ hồi quyển mang nhiều đầu đạn để tấn công mục tiêu.
Tướng Oleksandr Syrskyi, chỉ huy cấp cao quân đội Ukraine, ngày 11/11 cho biết, Nga đang huy động hàng chục nghìn binh sĩ ở khu vực giáp biên giới nhằm tìm cách đánh bật lực lượng Kiev khỏi vùng lãnh thổ đang kiểm soát tại tỉnh Kursk.
Ngày 27/3, Ngoại trưởng Ấn Độ S. Jaishankar đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc triển khai quân theo thỏa thuận tại biên giới giữa nước này và Trung Quốc để cải thiện quan hệ song phương.