Giải quyết nạn ô tô đậu vô tội vạ

08:50 19/06/2024

Tại các đô thị lớn hiện nay như Hà Nội, TP.HCM, không khó để bắt gặp cảnh đậu xe bừa từ lề đường, vỉa hè đường lớn đến chui vào các con hẻm, khiến giao thông thêm áp lực.

Một số điểm đón trả xe buýt trên đường Lê Trọng Tấn (quận Thanh Xuân, Hà Nội) bị cản trở vì ô tô đậu sai quy định - Ảnh: QUỲNH TRANG

Cảnh này đậu xe vô tội vạ khiến nhiều người đi đường cảm thấy khó chịu, có trường hợp tài xế cự cãi, lời qua tiếng lại. Bên cạnh ý thức kém của nhiều tài xế, người dân muốn đặt câu hỏi việc xử phạt các trường hợp này có nghiêm chưa, trong khi các chuyên gia chỉ ra nhiều vấn để cốt lõi để giải quyết vấn nạn này.

Đậu xe ở đường cấm, hẻm nhỏ, cãi nhau thường xuyên

Tại hàng loạt tuyến đường khu trung tâm quận 1, quận 5 (TP.HCM) dễ dàng thấy cảnh ô tô dừng đậu một cách vô tội vạ.

Sáng 8-6, dọc đường Lưu Văn Lang, Nguyễn Trung Trực... (quận 1), nhiều ô tô đậu dọc đường. Trong đó đường Nguyễn Trung Trực có xe cá nhân, xe dịch vụ... đậu thành hàng dài dù ngay đầu đường có biển cấm dừng đậu.

Tầm khoảng 9h, trước một con hẻm trên đường Nguyễn Trung Trực, một tài xế xe công nghệ trờ tới đậu chắn trước lối ra vào quán cà phê. Bảo vệ ở đây đến nhắc nhở nhưng bị tài xế phớt lờ và trả lời "phạt tôi chịu".

Cách đó không xa, dọc đường Nguyễn Du (trước cổng số 3 Bệnh viện Nhi Đồng 2), hàng ô tô đậu kéo dài ở lòng đường, có chỗ ô tô đậu trên vỉa hè. Mặc kệ biển cấm dừng đậu, tài xế "đối phó" bằng cách đậu xe lại nhưng vẫn cho đá đèn xi nhan rồi ngồi trên xe đợi.

Quy định không được dừng đậu xe trước cổng và trong phạm vi 5m hai bên cổng trụ sở cơ quan nhà nước cũng không "xi nhê" gì với những tài xế này.

  • Ô tô đậu sát đường sắt: Có trường hợp đậu xe luôn dưới đường ray, buộc tàu quay đầuĐỌC NGAY

Không chỉ khu vực trung tâm, nhiều con hẻm cũng bị biến thành chỗ đậu xe. Người dân ở hẻm 199 Lê Quang Định, phường 7, quận Bình Thạnh, cho hay các xe đậu trong hẻm chính là của người dân ở đây nhưng vì nhà diện tích nhỏ nên họ tìm khu vực nào rộng, không có cửa nhà dân rồi đậu ở đó dù trong hẻm đã có treo biển "vui lòng không đậu ô tô trên tuyến hẻm".

"Cự cãi nhiều lần lắm rồi. Có hôm có xe đi qua, bóp còi inh ỏi mà chủ xe ở trong nhà có biết đâu. Hôm khác thì một xe taxi đậu rồi tài xế vô nhà ngủ, kẹt xe muốn dời chiếc xe đi mà cũng không biết tìm ai", một người dân sống trong hẻm nói.

Tương tự trong hẻm 801 đường Tầm Vu, phường 26, quận Bình Thạnh ngay trước cổng Trung tâm giáo dục thường xuyên quận Bình Thạnh (cơ sở 1) cũng xảy ra tình trạng ô tô, xe tải đậu trước khu vực cổng trường chiếm dụng diện tích hẻm gây cản trở giao thông. Còn trong hẻm 750 đường Nguyễn Kiệm, phường 4, quận Phú Nhuận hay đường số 18, khu phố 5, phường Linh Tây, TP Thủ Đức cũng bị người dân phản ánh ô tô đậu cả ngày cả đêm, gây cản trở.

Chị Nguyễn Thị Ánh Tuyết, một người dân sống ở đường Tôn Thất Thiệp, quận 1, bức xúc nói chị thuê mặt bằng hơn 40 triệu đồng/tháng nhưng sáng sớm gặp phải một xe tải đậu trước cửa cả ngày thì thử ai chịu nổi?

"Đó là chưa kể những xe đậu mấy tiếng đồng hồ mà góp ý thì họ cự cãi om sòm. Tài xế bảo khi nào lực lượng chức năng đuổi họ mới đi, khiến chúng tôi rất mệt mỏi".

Còn anh Trần Việt Hoàng, nhà tại một hẻm ở quận 5, kể lại từng xảy ra xô xát với một nhà xe do nhà xe này hay cho xe đậu gần lối ra vào hẻm. Từ đây việc đi lại của người dân trong hẻm khó khăn, lo sợ nhất là việc khi xảy ra hỏa hoạn hoặc cần cấp cứu di chuyển.

Luật và quy định về phạt có đủ, nhưng không phạt

Theo luật sư Lê Thị Thủy (Đoàn luật sư TP.HCM), Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định không được dừng xe, đậu xe tại các vị trí trước cổng và trong phạm vi 5m hai bên.

Theo nghị định 100, nếu vi phạm hành vi này sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đến 1 triệu đồng. Với hành vi dừng, đậu trái quy định gây ùn tắc giao thông thì sẽ bị phạt tiền từ 2 - 3 triệu đồng. Ngoài việc bị phạt tiền, lái xe còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng.

  • Đà Nẵng: Xe đậu tràn lan dưới đường ray, quá nguy hiểm

  • Ô tô đậu sát đường sắt bị tàu hỏa tông biến dạng, tài xế lao tới cứu xe bất thành

  • Đậu xe chiếm lòng đường còn đánh tổ tuần tra

Cũng theo bà Thủy, chủ tịch UBND các cấp có thẩm quyền xử phạt với các hành vi vi phạm quy định nêu trên trong phạm vi quản lý của địa phương mình. Trong đó, chủ tịch UBND cấp xã có quyền phạt tiền đến 5 triệu đồng.

Ngoài ra cảnh sát trật tự, cảnh sát phản ứng nhanh, cảnh sát cơ động, cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông vận tải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường bộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm nêu trên.

Trong khi đó, theo luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn luật sư TP.HCM), với một số đường hẹp, hẻm nhỏ thì lái xe phải tuân thủ theo biển báo giao thông tại tuyến đường đó, có nghĩa là chỉ có thể xử phạt ở các tuyến đường có biển báo giao thông cấm dừng, cấm đỗ.

"Một số khu vực đường chật, địa phương đặt bảng "cấm đậu xe" nhưng chỉ mang tính chất thông tin chứ không mang giá trị cưỡng chế, ép buộc vì chỉ có UBND cấp tỉnh trở lên mới có thẩm quyền tổ chức giao thông, trong đó có thẩm quyền về đặt các loại biển báo giao thông trong đó có biển cấm dừng, đậu xe", luật sư Hùng giải thích.

Trao đổi về vấn đề này, đại diện Phòng cảnh sát giao thông Công an TP.HCM cho hay vi phạm dừng đậu xe trái quy định thì lực lượng cảnh sát giao thông thường xuyên tuần tra, xử lý khi phát hiện vi phạm.

Một số trường hợp cũng đã "phạt nguội" dựa trên dữ liệu camera giám sát giao thông, tổ công tác ghi hình hoặc người dân phản ánh thì lực lượng đến xác minh xử lý.

Dù vậy, vị này cho hay lực lượng chỉ lập biên bản xử phạt hành chính trong trường hợp xe dừng đậu trên các tuyến đường có biển cấm dừng đậu. Còn một số hẻm nhỏ, đường không cấm dừng đậu hoặc khu dân cư thì thường nhắc nhở chứ... chưa thể xử phạt.

Bãi đỗ xe thu phí trên đường Phan Bội Châu, quận 1, TP.HCM - Ảnh: THANH HIỆP

Đau đầu tìm nơi đậu

Hà Nội hiện có hơn 1 triệu ô tô, cộng thêm lượng xe từ các tỉnh đến - đi thì ước lượng cứ tám người tại Hà Nội, có một người sở hữu ô tô. Trong khi đó, theo quy hoạch, Hà Nội có 1.620 bãi đậu xe nhưng hiện chỉ có 57 bãi hoạt động, còn lại đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư và còn rất nhiều vướng mắc. Điều này khiến nhiều nơi tại thủ đô xảy ra tình trạng xe cộ đỗ lộn xộn, đỗ chễm chệ trên vỉa hè, lòng đường.

Ghi nhận của Tuổi Trẻ ngày 18-6, tại phố Trần Hưng Đạo (Hoàn Kiếm) nhiều ô tô đỗ trên vỉa hè, cản trở lối đi của người đi bộ. Trên đường Xã Đàn (quận Đống Đa), đoạn đối diện Trường tiểu học Thịnh Hào, dù cắm biển cấm đỗ, nhưng ô tô vẫn đỗ dài hàng trăm mét dọc tuyến đường trên. Không chỉ các tuyến đường lớn, theo ghi nhận một số con phố nhỏ, ngõ nhỏ tại Hà Nội vẫn xảy ra tình trạng ô tô đỗ tràn lan, cản trở lối đi lại của người dân.

Anh Trần Văn Trường (31 tuổi, quận Cầu Giấy) cho biết rất "đau đầu" khi tìm nơi đỗ xe mỗi khi đi tô tô vào khu vực trung tâm TP, có hôm lòng vòng mất 30 phút vẫn chưa tìm được nơi để đậu xe thực sự rất mệt mỏi.

"Đa phần các tuyến phố đều gắn biển cấm dừng, đậu. Ở tuyến khác dù không có biển cấm dừng, đậu, không có biển báo là bãi đậu xe được cấp phép nhưng chỉ cần đậu xe là có người ra thu tiền", anh Trường nói.

Anh Nguyễn Mạnh Tú (35 tuổi, Hà Nội) thì chia sẻ: "Không phải ai cũng muốn đậu lộn xộn, sai luật, nhưng nhiều lúc tìm bãi đỗ xe ở Hà Nội rất khó. Đôi khi vì công việc gấp mà không tìm được bãi đậu, tôi đành phải nép đỗ tạm xe trên vỉa hè để giải quyết công việc, dù biết như vậy là không đúng".

Cần chính sách khuyến khích tư nhân làm bãi đậu xe trong ngắn hạn

Chỗ đậu xe ở TP.HCM rất thiếu, thiếu từ nhiều năm trước, cả thực tế và quy hoạch. Ngay trong quy hoạch cũng có những bất cập: nơi có nhiều đất trống để quy hoạch bãi đậu xe diện tích lớn thì người dân không có nhu cầu. Ở trung tâm TP, nơi có nhu cầu đậu xe thì không còn đất.

Hiện nay TP.HCM đã có một số bãi đậu xe cao tầng do tư nhân xây dựng phục vụ người dân ở một số khu vực nhất định. Nhà nước cần có chính sách ưu đãi về thuế, cấp phép, chính sách xây dựng, sử dụng đất ngắn hạn để người dân hoặc doanh nghiệp đầu tư giải quyết chỗ đậu xe cho các khu dân cư.

Theo điều chỉnh quy hoạch chung TP đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060 đang tổ chức lập, vấn đề bãi đậu xe (giao thông tĩnh) cũng được tiếp cận theo quan điểm: gia tăng diện tích đậu xe thông qua sử dụng đất phức hợp kết hợp không gian ngầm; bố trí bãi đậu xe ở các khu vực phát triển TOD; phát triển năng lực vận chuyển của giao thông công cộng hướng tới giảm 50% chỉ tiêu giao thông tĩnh.

Định hướng này sẽ tiếp tục được triển khai cụ thể hơn khi tiến hành điều chỉnh lớp quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết ở các khu vực trên địa bàn TP.

Ô tô đậu kín đường Alexandre de Rhodes, quận 1, TP.HCM dù là đường cấm đậu xe (ảnh chụp chiều 18-6) - Ảnh: THANH HIỆP

Khắc phục những hạn chế lâu năm

Giao thông tĩnh đang có vấn đề

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thủy - nguyên giám đốc Nhà xuất bản Giao Thông Vận Tải, chuyên gia nghiên cứu về giao thông đô thị - cho biết việc quy hoạch bãi đậu xe ở Hà Nội đã từng đề ra nhưng chưa thực hiện được.

"Cách đây hàng chục năm, Hà Nội từng đề ra một chương trình rất lớn, hợp lý, khoa học dành 400ha quỹ đất để xây dựng các bãi đậu xe ngầm và nổi, trên cao nhưng đến nay vẫn chưa có nổi bãi đậu xe có quy mô 1 - 2ha", ông Thủy nói. Về nguyên nhân, ông Thủy cho rằng những mảnh đất vàng quy hoạch bãi đậu xe thời điểm đó đã biến thành các khu chung cư cao tầng, chợ búa, siêu thị...

Các mảnh đất là các bến xe cũ cũng rơi vào tình trạng tương tự. Bến xe Hà Đông cũ, bến xe Kim Liên đã bị xây thành chung cư cao tầng, bến xe Long Biên đã được xây thành chợ Long Biên.

"Công tác quy hoạch và xây dựng các bến xe đã không được thực hiện mà do tiêu cực đã biến thành nhà cao tầng, khu dân cư. Vì vậy bãi đậu xe đã không thể hình thành, giao thông tĩnh yếu kém. TP nào cũng phải cần bãi đậu xe như cần đường để đi vậy, chứ không thể xem thường", ông Thủy nói.

Ông Thủy chia sẻ thêm giao thông tĩnh rất quan trọng, bởi "đi xe về phải có chỗ để". Trước thực tế trên, ông Thủy cho rằng Hà Nội và TP.HCM phải chấn chỉnh lại, phải quy hoạch lại giao thông tĩnh. Đồng thời hai TP phải giám sát, theo dõi, quản lý chặt quỹ đất làm bến xe thì phải được làm bến xe, không được thay đổi mục đích sử dụng trái phép.

"Những mảnh đất này phải được cơ chế ưu tiên, giảm thuế đất, giảm lãi suất ngân hàng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp làm các bãi đậu xe. Tất cả các công trình xây dựng cao tầng khi phê duyệt phải có điểm đậu xe, hầm để xe thì mới cấp giấy phép. Phải dứt khoát không được biến quỹ đất dành cho bãi đậu xe thành nhà cao tầng", ông Thủy nêu quan điểm.

Kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm - phó chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam - cho hay hiện Hà Nội có tỉ lệ đất dành cho giao thông (với hệ thống đường bộ, giao thông tĩnh) còn thấp so với quy chuẩn. Khi thủ đô cần 20 - 25% diện tích đất xây dựng đô thị trung tâm dành cho giao thông, nhưng đến nay mới chỉ đạt xấp xỉ 12%. Riêng về giao thông tĩnh cần 3 - 4% diện tích, song đến nay chỉ đạt 0,4%.

Giao thông công cộng chưa đáp ứng yêu cầu

Ông Nghiêm cho rằng hiện vận tải hành khách công cộng chưa thu hút người dân, nên càng gây áp lực về giao thông. Trong khi Hà Nội cần đạt 30 - 35% nhu cầu đi lại trong đô thị trung tâm, song đến nay dù đã có nhiều loại hình giao thông công cộng song mới chỉ đạt 20%. Từ đó xảy ra việc gia tăng phương tiện cá nhân, tạo áp lực lên hệ thống giao thông, bãi đậu xe trên toàn TP.

Trước thực tế trên, ông Nghiêm cho rằng cần phải phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, dễ tiếp cận (đường bộ, đường sắt hiện đại, đường thủy) để đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu đi lại của người dân.

Đồng thời cần ưu tiên phát triển giao thông công cộng (đường sắt đô thị, mạng lưới xe buýt nhanh, tàu điện...) để giảm thiểu gia tăng phương tiện giao thông cá nhân. Trong định hướng phát triển các đô thị lớn hiện nay, phát triển đô thị được khuyến khích theo định hướng giao thông công cộng (mô hình TOD).

Đại diện Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM cũng cho hay các đô thị trên thế giới hiện nay tiếp cận các vấn đề của giao thông theo quan điểm: phát triển giao thông công cộng đi kèm hạn chế xe cá nhân. Hai quá trình này song song với nhau mới thành công. Giao thông công cộng phát triển thì sẽ giảm xe cá nhân, và một trong những biện pháp "làm nản lòng" những người đi xe cá nhân là giảm chỗ đậu xe.

Một số đô thị còn tiếp tục giảm chỗ đậu xe trong các cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại, thậm chí có nơi không xây chỗ đậu xe trong các công trình công cộng để buộc người dân phải dùng giao thông công cộng và giảm xe cá nhân. Tại TP.HCM, Sở Giao thông vận tải đã nghiên cứu đề án giảm xe cá nhân theo hướng này.

Sắp thí điểm thu phí đậu xe ETC ở TP.HCM

Ông Đỗ Ngọc Hải - trưởng Phòng quản lý khai thác hạ tầng giao thông đường bộ (Sở Giao thông vận tải TP.HCM) - thông tin TP.HCM đang triển khai thu phí đậu ô tô ở 20 tuyến đường, hầu hết trong khu vực trung tâm TP.HCM. Công ty TNHH MTV dịch vụ công ích Thanh niên xung phong TP.HCM - đơn vị tổ chức thu phí đậu ô tô dưới lòng đường - đang hoàn chỉnh để trình lại phương án thí điểm thu phí đậu ô tô ETC nhằm tăng hiệu quả, tiết kiệm thời gian, nhân lực...

Trước đó phòng này cũng nhận định còn một bộ phận lớn người dân, lái xe vẫn chưa tự giác chấp hành quy định về thu phí sử dụng tạm thời lòng đường để đậu xe. Ngoài ra còn xuất hiện tình trạng đối phó phổ biến như đóng phí một giờ đầu nhưng đậu trong thời gian dài... Các đơn vị đã và đang phối hợp cùng nhau triển khai các giải pháp khắc phục.

Có thể bạn quan tâm
Chiếc xe khách lật ngang giữa đường sau cú tông vào dải phân cách

Chiếc xe khách lật ngang giữa đường sau cú tông vào dải phân cách

14:10 29/10/2023

Thanh Hóa - Đang lưu thông trên đường, chiếc xe khách bất ngờ tông vào dải phân cách rồi lật ngang giữa đường.

Tăng cường hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Mozambique

Tăng cường hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Mozambique

22:30 17/04/2023

Bộ trưởng Veronica Macamo Dlhovo khẳng định mong muốn của Chính phủ Mozambique trong việc tăng cường hợp tác nhiều mặt với Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước, giáo dục đào tạo...

Hơn 500 cán bộ, chiến sĩ xuyên đêm chữa cháy rừng ở biên giới Kiên Giang

Hơn 500 cán bộ, chiến sĩ xuyên đêm chữa cháy rừng ở biên giới Kiên Giang

19:50 29/04/2024

Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, lãnh đạo các sở, ban, ngành, lực lượng vũ trang trực tiếp chỉ huy tại hiện trường cùng hơn hơn 500 cán bộ chiến...

Vụ tân giáo sư, phó giáo sư bị tố thiếu liêm chính: Hệ lụy vô cùng nghiêm trọng

Vụ tân giáo sư, phó giáo sư bị tố thiếu liêm chính: Hệ lụy vô cùng nghiêm trọng

11:20 27/11/2023

Bài báo 'Tân giáo sư, phó giáo sư bị tố vi phạm liêm chính: Hội đồng giáo sư nhà nước nói gì?' thu hút sự quan tâm của bạn đọc

Trao lại gần 1 tỷ đồng cho gia đình bé gái bị bắt cóc ở Long An

Trao lại gần 1 tỷ đồng cho gia đình bé gái bị bắt cóc ở Long An

15:20 05/10/2023

Theo hồ sơ vụ án, ngày 2/10, bị can Nguyễn Thanh Sơn đã bắt cóc bé M.C để đòi tiền chuộc 2 tỷ đồng. Gia đình anh Tuyển đã chuyển số tiền 975 triệu đồng vào tài khoản của Sơn. Quá trình điều tra, Sơn khai nhận mắc nợ nhiều người do cờ bạc không thể khắc phục được. Khi nhận số tiền 975 triệu đồng, Sơn chuyển khoản trả nợ cho 12 người với tổng số tiền là 337 triệu đồng. Số tiền còn lại trong tài khoản của Sơn, lực lượng chức năng đã thu hồi. Ngày...

Sạt lở đất ở Yên Bái, Lai Châu, Sơn La: 7 người tử vong, nhiều người dân phải di dời

Sạt lở đất ở Yên Bái, Lai Châu, Sơn La: 7 người tử vong, nhiều người dân phải di dời

19:30 06/08/2023

Báo cáo nhanh của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái, từ đêm 5/8 đến sáng sớm ngày 6/8 các khu vực Mù Cang Chải, Trạm Tấu có mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to. Tính đến 16h ngày 6/8, mưa to khiến sạt lở đất xảy ra ở nhiều nơi, khiến 2 người chết tại bản Háng Bla Ha AB xã Khao Mang, huyện Mù Cang Chải (Cứ Thị Tú Uyên sinh năm 2021 và Cứ Thị Thơm sinh năm 2023 bị sạt lở đá lăn vào nhà). Đến nay, có đến 15 nhà bị sập...

Khai trương, gắn biển công trình Trung tâm Nhi khoa quốc tế Hải Phòng

Khai trương, gắn biển công trình Trung tâm Nhi khoa quốc tế Hải Phòng

16:50 27/10/2023

Ngày 27.10, Bệnh viện Quốc tế Sản Nhi Hải Phòng tổ chức lễ khai trương Trung tâm Nhi khoa Quốc tế và gắn biển công trình chào mừng Đại hội...

Hơn 10 đường trung tâm TP HCM cấm xe

Hơn 10 đường trung tâm TP HCM cấm xe

00:10 31/12/2023

Để phục vụ người dân vui chơi, xem pháo hoa Tết Dương lịch, xe bị cấm vào hơn 10 đường trung tâm thành phố tối 31/12, theo thông báo của Sở Giao thông Vận tải.

Bộ GD-ĐT: Cả nước có gần 700 vụ bạo lực học đường trong hai năm qua

Bộ GD-ĐT: Cả nước có gần 700 vụ bạo lực học đường trong hai năm qua

17:40 07/11/2023

Trong hai năm qua, cả nước xảy ra 699 vụ bạo lực học đường liên quan đến hơn 2.000 học sinh. Bình quân, cứ 50 cơ sở giáo dục xảy ra 1 vụ bạo lực học đường.

Co loi xay ra
Co loi xay ra