Giải pháp của các nước khi người dân không chịu đẻ

11:30 16/06/2024

Giúp dân số nâng cao sức khỏe để làm việc lâu hơn hoặc cho nhập cư quy mô lớn là cách một số quốc gia có thể làm để cải thiện tỷ lệ sinh.

Khi tỷ lệ sinh tại nhiều quốc gia trên thế giới liên tục giảm, thuật ngữ timebomb (quả bom hẹn giờ) ngày càng trở nên phổ biến.

Giáo sư lão khoa Sarah Harper, chuyên nghiên cứu về tác động của già hóa dân số tại Đại học Oxford (Mỹ), nói không thích cụm từ này. Bà cho rằng không có quả bom hẹn giờ nào về nhân khẩu học bởi đó là một phần của quá trình chuyển đổi.

"Chúng ta đã lường trước điều này sẽ xảy ra trong suốt thế kỷ 21, nên không quá bất ngờ, thậm chí còn phải chuẩn bị các kịch bản ứng phó", Harper nói.

Tuy nhiên, quy mô của vấn đề này trong tương lai rất lớn. Để có thể tăng hoặc duy trì dân số, một quốc gia cần phải đạt tỷ lệ sinh trung bình là 2,1 con trên mỗi phụ nữ. Nhưng hiện tại nhiều nước không đạt tỷ lệ này, thậm chí tụt xa hơn so với mong đợi.

Số liệu mới nhất của Anh và xứ Wales cho thấy tổng tỷ suất sinh giảm xuống 1,49 vào năm 2022, từ mức 1,55 năm 2021. Tỷ lệ sinh trung bình này đã bắt đầu giảm từ năm 2010. Điều tương tự cũng xảy ra ở Scotland và Bắc Ireland.

Tại Mỹ, tỷ lệ sinh năm 2023 ở mức thấp kỷ lục với 1,62 trẻ trên một phụ nữ. Trong khi năm 1960 ghi nhận là 3,65.

"Trên thực tế 2/3 số quốc gia trên thế giới hiện có tỷ lệ sinh con dưới mức thay thế. Ngoài Nhật Bản, Trung Quốc đang giảm dần thì Hàn Quốc lại ở mức thấp nhất thế giới", giáo sư Harper nói. Bà cũng cho biết sự gia tăng dân số chỉ giới hạn ở châu Phi cận Sahara.

Nhưng tại sao tỷ lệ sinh giảm lại đáng lo ngại? Dân số giảm và già hóa khiến lực lượng lao động bị thu hẹp và ảnh hưởng lớn đến kinh tế. Làm thế nào một lượng nhỏ người đi làm đủ khả năng chi trả lương cho số lượng lớn người đã nghỉ hưu? là những câu hỏi chưa lời giải khiến các nhà kinh tế đau đầu.

Trong nỗ lực tăng tỷ lệ sinh, các quốc gia đã cung cấp nhiều dịch vụ chăm sóc trẻ em, giảm thuế và kéo dài thời gian nghỉ thai sản vẫn hưởng lương cho nhân viên. Một số công ty buộc phải tạo giờ làm việc linh hoạt cho lao động đang chăm sóc con nhỏ, mở nhà trẻ tại nơi làm việc.

Các chính sách như trên có thể làm chậm sự suy giảm nhưng không có cơ hội "lội ngược dòng". Bởi khi nữ giới học vấn càng cao, tham gia tích cực vào lực lượng lao động, có tài sản tích trữ thì cuộc sống càng tốt hơn. Họ không muốn đánh đổi thu nhập và triển vọng nghề nghiệp chỉ để làm mẹ. Do vậy, họ muốn có ít con hơn, thậm chí từ chối sinh đẻ.

Để giải quyết tình trạng trên, các chuyên gia gợi ý hai cách cơ bản: một là giúp dân số khỏe mạnh hơn để làm việc lâu hơn. Và hai cho nhập cư quy mô lớn.

Singapore là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới, đã chọn cách thứ nhất.

Giáo sư Angelique Chan, giám đốc điều hành đầu tiên của Trung tâm Nghiên cứu và Giáo dục người cao tuổi ở Singapore, cho biết đã có nhiều hành động triển khai nhằm tăng tuổi nghỉ hưu, đào tạo người trung niên và khuyến khích các công ty thuê lao động lớn tuổi.

Bằng cách tái tuyển dụng, các lao động đến tuổi nghỉ hưu vẫn có thể đi làm. Hiện tuổi nghỉ hưu của Singapore là 63 nhưng dự báo tăng lên 64 năm 2026 và 65 tuổi năm 2030 hoặc hơn.

Giáo sư Chan cho biết chính phủ nước này đang nỗ lực để đảm bảo mỗi người dân đều có một bác sĩ chăm sóc và theo dõi tình trạng sức khỏe. Điều này sẽ đảm bảo dù dân số già nhưng vẫn đủ sức khỏe để đi làm.

Tại Mỹ, Ronald Lee, giáo sư kinh tế tại Đại học California, nói ngày càng nhiều người cao tuổi phải làm việc để trang trải chi phí sinh hoạt.

"Tỷ lệ tiêu dùng của những người trên 65 tuổi ở Mỹ tiếp tục làm việc cao hơn đáng kể so với các nước đang phát triển khác", giáo sư Lee nói. Ông cũng cho biết đây không phải điều xấu, nhưng cả thế giới cần phải vượt qua quan điểm cho rằng người già được hưởng thời gian nghỉ ngơi sau khi về hưu. Trên thực tế những người khỏe mạnh hơn, nhận thức nhạy bén vẫn sẵn sàng làm việc.

Chuyên gia này hy vọng độ tuổi nghỉ hưu có thể tăng lên 70. Dù hiện tại người Mỹ đang được hưởng lương hưu an sinh xã hội đầy đủ từ 66 tuổi 2 tháng và sẽ dần tăng lên 67.

Suy nghĩ của giáo sư Lee không nhận nhiều ý kiến ủng hộ, nhưng về mặt kinh tế là điều khó tránh khỏi. Nguyên nhân là do tuổi thọ tăng lên, lương hưu phải trả nhiều hơn sẽ kéo theo vô số bất cập. Do vậy, làm việc lâu hơn là giải pháp hiển nhiên để hưởng chế độ tốt hơn khi về già.

Ngoài nâng cao tuổi làm việc, giáo sư Harper cho rằng nhập cư quy mô lớn là giải pháp khả thi. Bởi di cư có thể dễ dàng giải quyết vấn đề tỷ lệ sinh thấp từ quan điểm nhân khẩu học, nhưng lại gặp khó khăn về chính sách.

"Điều chúng ta nên làm là cho phép những quốc gia có tỷ lệ sinh cao, nguồn lực lao động khổng lồ trong khoảng bốn thập kỷ tới được di chuyển đi khắp thế giới và bù đắp vào những nơi thiếu hụt", chuyên gia lão khoa nói.

Tuy nhiên vấn đề là ở các nước phát triển, lượng nhập cư không đạt đến mức cần thiết để bù đắp vào dân số già. Chưa kể, cách giải quyết này cũng không thực sự được ưa chuộng.

Minh Phương (Theo BBC)

Có thể bạn quan tâm
Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội có máy điều trị rối loạn nhịp tim thế hệ mới

Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội có máy điều trị rối loạn nhịp tim thế hệ mới

05:00 06/07/2024

Hệ thống EnSite X thế hệ mới của Abbott Medical lập bản đồ 3D giải phẫu tim vừa được sử dụng ở Việt Nam, tại Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội (HFH).

Ca bệnh lạ khiến nữ bệnh nhân 38 tuổi có máu trắng đục như sữa

Ca bệnh lạ khiến nữ bệnh nhân 38 tuổi có máu trắng đục như sữa

18:01 05/12/2023

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam đang điều trị cho một nữ bệnh nhân 38 tuổi mắc căn bệnh hiếm gặp, khiến máu chuyển màu trắng đục như...

Đặc sắc lễ khai mạc Tuần Văn hóa-Du lịch Phú Yên năm 2024

Đặc sắc lễ khai mạc Tuần Văn hóa-Du lịch Phú Yên năm 2024

11:10 31/03/2024

Tuần Văn hóa-Du lịch năm 2024 với chủ đề “Về miền Di sản Phú Yên,” sẽ diễn ra từ ngày 30 đến 5/4 tới, tại tỉnh Phú Yên, nhân kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng tỉnh.

Báo Đảng với tuyên truyền liên kết vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế

Báo Đảng với tuyên truyền liên kết vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế

08:10 10/09/2023

Tới đây, các cơ quan báo chí khu vực miền Đông Nam bộ cần tăng cường liên kết, đẩy mạnh tuyên truyền, tạo sự đồng thuận về phát triển giao thông liên vùng.

Nghệ sĩ Minh Vương sau 11 năm ghép thận: ‘Nợ ân tình hẹn trả lại kiếp sau’

Nghệ sĩ Minh Vương sau 11 năm ghép thận: ‘Nợ ân tình hẹn trả lại kiếp sau’

12:00 16/03/2023

Giọng ca của “ông hoàng cải lương” - Nghệ sĩ nhân dân Minh Vương cất lên tại lễ kỷ niệm 30 năm ghép thận của Bệnh viện Chợ Rẫy làm người nghe xúc động. 11 năm trước ông nằm trong số bệnh nhân suy thận được may mắn ghép thận.

Em hiền nhưng không lành, yêu gia đình, tin luật nhân quả

Em hiền nhưng không lành, yêu gia đình, tin luật nhân quả

00:20 27/08/2024

Em là cô gái tỉnh lẻ, sống và làm việc tại Hà Nội, cũng bon chen đi đây đó nhiều nơi, không đặt nặng chuyện tình yêu, kết hôn.

Nữ giáo viên trẻ “lắm chiêu” và bí quyết khiến học trò 'mê' môn Lịch sử

Nữ giáo viên trẻ “lắm chiêu” và bí quyết khiến học trò 'mê' môn Lịch sử

16:00 26/03/2024

Là một giáo viên trẻ nhưng cô Phạm Tường Vân đã giành giải Nhất tại Hội thi Giáo viên dạy giỏi thành phố cấp trung học cơ sở năm học 2023-2024 do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức.

Khai mạc Trưng bày chuyên đề 'Thái Nguyên - Mảnh đất chiến khu xưa'

Khai mạc Trưng bày chuyên đề 'Thái Nguyên - Mảnh đất chiến khu xưa'

20:50 18/08/2023

Trưng bày gồm hơn 120 hình ảnh, tư liệu quý hiếm liên quan đến quá trình hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại Chiến khu ATK tỉnh Thái Nguyên.

Vu Lan đâu chỉ là báo ân cha mẹ

Vu Lan đâu chỉ là báo ân cha mẹ

08:40 11/08/2024

Theo giáo lý đạo Phật thì bốn ân mà người con Phật luôn phải ghi nhớ, ngoài ân dưỡng dục sinh thành của cha mẹ, còn có ân quốc gia xã hội; ân Tam bảo sư trưởng, thầy cô dạy học và ân chúng sinh, vạn loài.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới