Giám đốc Cơ quan vũ trụ liên bang Nga, ông Yury Borisov, cho biết các hệ thống tên lửa Sarmat tiên tiến đã được đưa vào trực chiến.
"Các hệ thống tên lửa Sarmat chiến lược liên lục địa đã được đặt trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu", ông Borisov phát biểu tại một sự kiện về giáo dục ở Nga ngày 1-9.
Tuy nhiên, người đứng đầu cơ quan vũ trụ liên bang Nga từ chối tiết lộ ngày và địa điểm triển khai cụ thể.
Theo hãng thông tấn Tass, RS-28 Sarmat là hệ thống tên lửa đặt trong hầm phóng hiện đại của Nga, được trang bị tên lửa đạn đạo xuyên lục địa sử dụng nhiên liệu lỏng nặng có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.
Tên lửa này được phát triển tại Trung tâm Tên lửa bang Makeyev (thị trấn Miass ở Vùng Chelyabinsk) để thay tên lửa liên lục địa ICBM R-36M2 Voyevoda hoạt động trong Lực lượng Tên lửa chiến lược Nga từ năm 1988.
Theo ước tính của các chuyên gia, hệ thống tên lửa RS-28 Sarmat có khả năng mang đầu đạn MIRVed nặng tới 10 tấn tới bất kỳ địa điểm nào trên toàn thế giới, cả ở Bắc và Nam Cực. Nga tự hào rằng đây là tên lửa nguy hiểm nhất thế giới".
Vụ phóng đầu tiên của tên lửa liên lục địa Sarmat tiến hành vào ngày 20-4-2022, từ sân bay vũ trụ Plesetsk ở vùng Arkhangelsk của Nga. Sự kiện xảy ra chỉ vài tháng sau khi Nga tiến hành chiến dịch đặc biệt ở Ukraine.
Nga cho biết tất cả mục tiêu của vụ phóng thử đều thành công. Các thông số thiết kế của tên lửa được xác thực trong suốt chuyến bay. Ngoài ra, các đầu đạn đến đích được chỉ định trên bán đảo Kamchatka.
Khi đó, Tổng thống Putin tự tin cảnh báo rằng tên lửa này sẽ "làm những ai muốn đe dọa Nga suy nghĩ lại".
Tháng 11-2022, Nga thông báo hệ thống tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RS-28 Sarmat được đưa vào sản xuất hàng loạt.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 23-2 năm nay tuyên bố hệ thống Sarmat tiên tiến sẽ đảm nhận nhiệm vụ chiến đấu ở Nga.
Ngày 21-6, Tổng thống Vladimir Putin nhắc lại rằng hệ thống Sarmat chiến lược sẽ sẵn sàng nhận nhiệm vụ chiến đấu "trong tương lai gần".
Theo tiết lộ mới của người đứng đầu Cơ quan vũ trụ liên bang Nga, có thể thấy tên lửa hiện đã được triển khai làm nhiệm vụ chiến đấu.
Ngày 8.8, UBND phường Nại Hiên Đông (quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) cho biết một ngư dân bắt được cá Sủ vàng đặc biệt quý hiếm.
Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản tập trận chung ngoài khơi bán đảo Triều Tiên. Triều Tiên gọi các nước này là “trùm băng đảng” làm tăng nguy cơ chiến tranh hạt nhân.
Chiều 4/5, thông tin từ Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, lực lượng thuộc đơn vị vừa phối hợp với các đơn vị chức năng thả rùa biển nặng hơn 100kg về biển Lăng Cô (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế). Trước đó, lúc 12h cùng ngày, Đồn Biên phòng Lăng Cô (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thừa Thiên - Huế) nhận được tin báo về việc ông Nguyễn Hữu Lai (tên gọi khác là Phường; SN 1953 trú tổ dân phố An Cư Đông 2, Thị trấn Lăng Cô)...
Hoá thạch của 2 loài khủng long , bao gồm loài thằn lằn bay nổi tiếng trong các phim về khủng long và loài được cho là có liên hệ...
Thành công của Vienna là nhờ 'sự kết hợp thành công' của các yếu tố như sự ổn định, văn hóa và giải trí tốt, cơ sở hạ tầng đáng tin cậy, dịch vụ giáo dục và y tế mẫu mực.
Theo truyền thông Trung Quốc, trong lúc thi công đường xá ở làng Thạch Địa, trấn Mã Bình, thành phố Vũ Cương, thị Thiệu Dương, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, một chiếc máy xúc đã bất ngờ đào được một tảng đá lớn có hình móng rồng tại chân núi Long Đầu Lĩnh. Do viên đá trông giống móng vuốt rồng, bề mặt lại có dạng vảy màu xanh lam sáng bóng nên công nhân có phần hoang mang. Sợ rằng tảng đá lớn này có thể là hoá thạch quý hiếm nên đã nhanh chóng thông...
Thang nâng tàu thủy (ship lift) lớn nhất thế giới tại đập Tam Hiệp Trung Quốc được xây dựng bằng công nghệ hiện đại bậc nhất.
Tuabin điện gió ngoài khơi 16 megawatt lớn nhất thế giới đã đi vào hoạt động ở tỉnh Phúc Kiến, phía đông nam Trung Quốc và kết nối với lưới...
Trung Quốc sở hữu hạm đội với 340 tàu chiến và 13 nhà máy đóng tàu, so với chỉ 280 chiến hạm và 7 nhà máy của Mỹ.