TPO - Những năm gần đây, cán bộ trẻ, cán bộ nữ là người dân tộc thiểu số luôn được huyện Bảo Yên (Lào Cai) quan tâm đào tạo, bồi dưỡng. Họ luôn cố gắng, nỗ lực vươn lên thực hiện tốt nhiệm vụ được giao và có những người đã đạt được thành công trong sự nghiệp khi tuổi đời còn khá trẻ. Chị Sùng Thị Sua, sinh năm 1990, chủ tịch UBND xã Minh Tân là một trong số đó.
Sùng Thị Sua, chủ tịch UBND xã Minh Tân, là nữ cán bộ lãnh đạo người dân tộc thiểu số trẻ nhất huyện Bảo Yên (Lào Cai).
Sua là người dân tộc Mông, tốt nghiệp chuyên nghành sư phạm kỹ thuật, Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên năm 2013. Sau khi được tuyển vào làm ở một công ty, thấy không phù hợp, chị viết đơn xin nghỉ và trở về địa phương công tác.
Sùng Thị Sua, chủ tịch UBND xã Minh Tân, nữ cán bộ lãnh đạo người dân tộc thiểu số trẻ nhất huyện Bảo Yên (ngoài cùng bên trái). |
Sùng Thị Sua, chủ tịch UBND xã Minh Tân, nữ cán bộ lãnh đạo người dân tộc thiểu số trẻ nhất huyện Bảo Yên (ngoài cùng bên trái). |
Gần 10 năm qua, Sua đã trải qua nhiều cương vị khác nhau từ cán bộ hợp đồng, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc, Bí thư Đoàn thanh niên, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Điện Quan (Bảo Yên) và làm Chủ tịch UBND xã Minh Tân từ tháng 6/2022.
Chúng tôi có dịp gặp Sua trong một chuyến công tác tại xã Điện Quan (Bảo Yên) đầu năm 2018. Khi đó, Sua là Bí thư Đoàn thanh niên xã, nhiệt huyết, đầy sáng tạo. Sua là người đề xuất “Xây dựng nhà nhân ái” - công trình thanh niên cấp huyện để giúp đỡ bà Hà Thị Bốn (86 tuổi) có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, cưu mang 2 cháu nhỏ.
Tuy nhiên, khi vào thực hiện gặp khó khăn trong việc triệu tập đoàn viên thanh niên tham gia hỗ trợ ngày công xây nhà bởi đa số thanh niên ở địa phương đi làm ăn xa. Thêm nữa, con đường dẫn vào nhà bà Bốn chưa có cầu nên việc vận chuyển vật liệu xây dựng trên đường đất rất vất vả, rất cần lực lượng vận chuyển. Đặc biệt, kinh phí mua vật liệu còn thiếu…
Lúc đó, Sua mạnh dạn đưa kế hoạch kêu gọi ủng hộ cho hộ qua thư gửi trực tiếp đến các cơ quan đơn vị. Đáng chú ý, thông qua mạng xã hội (Zalo, Facebook), Sua gửi lời kêu gọi các CLB thiện nguyện, các mạnh thường quân tham gia ủng hộ. Bản thân chị hằng ngày trực tiếp đi cơ sở, tuyên truyền về tinh thần “tương thân tương ái”, “uống nước nhớ nguồn” để thu hút, tập hợp thanh niên tham gia. Hàng ngày, Sua phân công lịch hỗ trợ ngày công của các chi đoàn và cùng tham gia. Kết thúc công việc của mỗi ngày, chị công khai các nguồn ủng hộ, số tiền chi cho công tác xây dựng, hỗ trợ.
Tham gia các hoạt động cùng người dân |
Tham gia các hoạt động cùng người dân |
Cuối cùng, Sua đã huy động nguồn kinh phí từ các cá nhân, tổ chức, hội từ thiện được 87 triệu đồng. Huy động nhân lực là thanh niên, người địa phương, trong đó Sua đã tập hợp thanh niên dân tộc trong bản (với 18/18 chi đoàn) bắt tay vào xây dựng công trình. Sau hơn 2 tháng thực hiện với 76 ngày công tự nguyện, ngôi nhà đã hoàn thành. Hoạt động của chị Sua cùng đoàn viên xã Điện Quan đã tạo sức lan tỏa lớn và được đánh giá cao.
Chia sẻ về điều khó khăn nhất thời điểm đó, Sua bảo, đó là việc tập hợp đoàn kết đoàn viên thanh niên, vì địa bàn rộng, các hộ sống rải rác, trình độ dân trí không đồng đều. Xã Điện Quan có 11 dân tộc chung sống nên phong tục tập quán cũng khác nhau. Trong khi đó, thời điểm 2017-2019, phần lớn đoàn viên thanh niên đi làm ăn xa.
Sua tham gia công tác Đoàn |
Sua tham gia công tác Đoàn |
“Lúc đó, tôi trực tiếp đi cơ sở, dự các buổi sinh hoạt Chi đoàn (từ thôn bản, đến trường học) từ đó nắm tâm tư nguyện vọng của họ rồi xây dựng chương trình hoạt động, kế hoạch phù hợp với thực tiễn địa phương. Đồng thời, tôi chủ động kết nối tư vấn giới thiệu việc làm cho thanh niên; xây dựng các phương án, mô hình phát triển kinh tế tại địa phương, phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội huyện tổ chức giải ngân cho họ”, Sua cho biết.
Hỏi việc vì sao viết đơn từ bỏ công việc ở công ty về địa phương, Sua bảo rằng, bản thân là người dân tộc Mông, lại sinh ra tại vùng đất đặc biệt khó khăn, thấu hiểu hoàn cảnh của người dân nên học xong là đau đáu về góp sức, cống hiến xây dựng quê hương.
Hiện nay, với cương vị là chủ tịch UBND xã Minh Tân, chị Sua cho biết, sẽ đặc biệt quan tâm đến công tác đoàn kết các dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa, đặc biệt là công tác phát triển kinh tế địa phương. Xã Minh Tân được nhiều người biết đến là vùng đất trồng thanh long ruột đỏ theo hướng hữu cơ nổi tiếng nhất trong tỉnh Lào Cai. Với hương vị đậm đà, vị ngọt đặc trưng, thanh long ruột đỏ của Minh Tân đem lại thu nhập cao, được người dân xác định là cây trồng xóa nghèo tại địa phương.
Ngày 2.9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai ) cho biết, vừa thực hiện lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp...
Hà Giang - Vụ tai nạn xảy ra tại Km6 đường Xín Mần đi Hoàng Su Phì, thuộc địa phận xã Thèn Phàng khiến xe ôtô chở vật liệu xây...
Ngày 1/10, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Quyết định 364/QĐ-CA về việc công bố án lệ. 07 án lệ đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua.
Hơn 5.700 học sinh đăng ký xét tuyển diện tài năng vào Đại học Bách khoa Hà Nội, tăng 1,9 lần so với năm ngoái và cao nhất từ trước đến nay.
Cần Thơ – Mặc dù tuyến đường tỉnh 922 đã thông xe được hơn 1 năm nhưng đến nay vẫn chưa có đèn tín hiệu giao thông. Nhiều đoạn đã...
Người bệnh H.V.O sinh năm 1959 trú tại huyện Tân Sơn (Phú Thọ) bị đau bụng, đến bệnh viện khám thì tá hỏa phát hiện có chiếc tăm tre dài...
Qua tuyên truyền, chủ đầu tư đã thừa nhận xây dựng công trình vi phạm các quy định của Nhà nước và cam kết tự nguyện khắc phục hậu quả, tháo dỡ xong trong tháng 12/2023.
Hóa ra cơ quan chức năng đã từng kiểm tra, giám sát cái mái ấm đó nhưng họ đối phó. Đến khi báo chí phanh phui mới phát hiện có bạo hành trẻ.
Những ngày gần đây, trên mạng xã hội lan truyền một clip tố 'bệnh nhân mỗi lần đi xạ mất 200.000 đồng, không đút lót thì để sang tuần sau…'. Ngày 20-8, Bệnh viện K đã có thông tin chính thức liên quan đến vụ việc.