Sau 3 năm triển khai Chương trình giáo dục phổ thông, vẫn còn tình trạng dạy thêm, học thêm. Nhiều người đặt ra câu hỏi, có phải chương trình mới vẫn còn nặng về kiến thức nên buộc học sinh phải học thêm hay không?
Hoạt động dạy thêm học thêm đã diễn ra sôi nổi, không kém học chính khoá từ hè - khi năm học mới chưa bắt đầu. Nhiều trung tâm, lớp học thêm tại nhà và ngay tại trường cũng ngang nhiên đi vào hoạt động.
Thực tế khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) có nhiều Thông tư hướng dẫn về thực hiện chương trình trong đó có Thông tư số 22/2021/TT-BGĐT quy định về đánh giá học sinh THCS và THPT.
Nếu như trước đây học sinh học thêm ít nhất 3 môn Toán, Ngữ văn, tiếng Anh thì nay theo thông tư mới, các em phải thêm 3 môn nữa mới đủ điều kiện để khen thưởng. Chính điều này góp phần làm gia tăng tình trạng dạy thêm học thêm khó kiểm soát được như hiện nay. Là giáo viên nhiều năm công tác trong ngành, tôi có 1 số kiến nghị để chấm dứt dạy thêm, học thêm như sau:
Thứ nhất, cần phải thay đổi từ gốc tức từ Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Chương trình cần tinh, gọn nhẹ đảm bảo tính vừa sức cho học sinh đại trà và việc kiểm tra đánh giá học sinh (giữa kì, cuối kì) không nặng về mặt điểm số.
Cụ thể đó là giảm số lần kiểm tra đánh giá bằng điểm số đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp với điểm số (ít nhất 8 cột điểm/môn/năm hiện nay xuống 4 cột), tăng số môn về đánh giá bằng nhận xét, để học sinh không cần và không phải học thêm vì điểm số. Có như vậy mới triệt tiêu việc dạy thêm học thêm, nếu không tiền học thêm vẫn là gánh nặng tài chính trên vai phụ huynh học sinh nhất là mỗi khi năm học mới.
Thứ hai, nếu học thêm là nhu cầu thực tế của học sinh, phụ huynh nhất là đối với những em khả năng tiếp thu chậm hoặc những em cần được bồi dưỡng phát huy năng lực, Bộ GDĐT cần có kiến nghị Quốc Hội đưa hoạt động dạy thêm, học thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện nhằm tạo hành lang pháp lý để thầy cô có đủ điều kiện tham gia dạy thêm ngoài nhà trường mà không phải lo sợ và cũng để góp phần tăng thêm thu nhập bằng lao động chính đáng cho thầy cô giáo từ “nghề dạy học”.
Thứ ba, trong trường hợp nếu không công nhận dạy thêm - học thêm là nghề kinh doanh có điều kiện thì tốt nhất là Nhà nước nên có qui định bằng văn bản pháp qui cấm dạy thêm học thêm dưới mọi hình thức trên phạm vi cả nước, nếu không dù đã có Thông tư 17 hướng dẫn của Bộ GDĐT nhưng vẫn không kiểm soát ngăn chặn được nạn dạy thêm học thêm tràn lan như hiện nay.
Điều bất cập hiện nay là các trung tâm dạy văn hóa được Nhà nước cấp phép hoạt động vậy tại sao thầy cô không được cấp phép mở lớp dạy thêm ngoài nhà trường như bác sĩ được mở phòng mạch? Điều này cần được xem lại để bảo đảm sự công bằng trong hoạt động dạy thêm học thêm hiện nay.
Sáng 5.9, tiếng trống trường đã vang lên tại khắp các trường học trên cả nước, đánh dấu năm học mới bắt đầu. Năm học mới mở ra hy vọng mới, thắng lợi mới, nhưng vẫn còn những trăn trở, nỗi niềm chưa được giải quyết.
Câu chuyện dạy thêm, học thêm sẽ khó có hồi kết nếu không có giải pháp thấu tình, đạt lý sẽ là gánh nặng đầu năm của phụ huynh, học sinh.
Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT, ngày 16.5.2012, Ban hành qui định về dạy thêm, học thêm). Điều 4. Các trường hợp không được dạy thêm:
Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.
Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: Bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.
Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trường dạy nghề không tổ chức dạy thêm, học thêm các nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông.
Đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập:
Không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường;
Không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.
Một chính trị gia ở Hàn Quốc đang bị chỉ trích vì đưa ra những bình luận nguy hiểm và vô căn cứ, sau khi ông liên hệ sự gia tăng tỉ lệ tự tử ở nam giới với vai trò ngày tăng của phụ nữ trong xã hội.
Quảng Bình đang tích cực tìm lối đi cho tàu cá “3 không”, nhằm giúp ngư dân vươn khơi, bám biển.
Chuyến công tác của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định sự chủ động, tích cực của Việt Nam trong AIPA, đồng thời thể hiện mong muốnt thúc đẩy quan hệ với Indonesia và Iran.
Cùng nhiều địa phương trong cả nước, tỉnh Sóc Trăng đang tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo...
Festival phở năm 2024 được tổ chức tại Nam Định - địa phương nổi tiếng với món ăn truyền thống lâu đời của người Việt - hướng tới xây dựng hồ sơ, đưa vào danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể Thế giới.
Những ngày này, khi di chuyển trên đoạn Quốc lộ 80 từ Kiên Lương đến Hà Tiên (Kiên Giang), người dân không khỏi vui mừng khi thoát cảnh đường xuống...
Điểm sàn của 14 trong 15 ngành đào tạo giáo viên tại trường Đại học Cần Thơ là 19, các ngành còn lại lấy 15-18 điểm.
Chiều 27.6, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên - cho biết, khoảng 14h chiều nay, bệnh viện tiếp nhận hai nữ sinh tên L.T.H.N và L.H.N.H (cùng 18 tuổi và trú tại TP Tuy Hòa), do bị tai nạn giao thông (TNGT).
QUẢNG BÌNH - Lực lượng chức năng đã bắt giữ 4 đối tượng cùng 29.800 viên ma túy tổng hợp dạng hồng phiến.