Tập đoàn Điện lực Việt Nam tiếp tục duy trì đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân.
Dự báo trong tháng 5, áp thấp nóng phía Tây tiếp tục hoạt động mạnh nên ở khu vực Bắc bộ, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Phú Yên xuất hiện nhiều ngày nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt. Khu vực Tây Nguyên - Nam bộ tiếp tục xuất hiện nhiều ngày nắng nóng diện rộng, có nơi gay gắt, tập trung trong 20 ngày đầu tháng. Nhiệt độ trung bình trên cả nước phổ biến cao hơn so với trung bình nhiều năm, từ 1,5 - 2,5 độ C. Do đó, nhu cầu điện sẽ tiếp tục tăng cao với sản lượng tiêu thụ điện bình quân ngày toàn hệ thống dự kiến ở mức 913,6 triệu kWh một ngày, tăng 12,24% so với cùng kỳ, công suất cực đại có thể lên tới 49.000 MW, riêng miền Bắc có thể lên đến 24.500 MW.
Để chủ động trong việc đảm bảo cung ứng điện cho hệ thống điện quốc gia, đặc biệt tại khu vực miền Bắc trong các tháng cao điểm mùa khô năm 2024, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã chỉ đạo tất cả đơn vị thực hiện nghiêm công điện và các chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Công Thương với mục tiêu đảm bảo vận hành hệ thống điện ổn định, an toàn, tin cậy.
Trong đó, tập đoàn tiếp tục huy động hợp lý các nguồn điện, các nhà máy thủy điện vận hành linh hoạt với mục tiêu giữ nước để đảm bảo cung ứng điện đến cuối mùa khô. Theo dõi sát sao diễn biến khí tượng, thủy văn, tình hình nhiên liệu, khả dụng tổ máy và tăng trưởng phụ tải để kịp thời cập nhật điều chỉnh phương thức vận hành phù hợp.
Các tổng công ty điện lực, công ty điện lực cần nắm bắt hàng tuần tình hình sản xuất kinh doanh, sẵn sàng các kịch bản cung ứng điện, tiếp tục thực hiện chỉ thị số 20 về việc tuyên truyền và thực hiện tiết kiệm điện. Các tổng công ty phát điện và các nhà máy điện tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam), Tập đoàn công nghiệp Than, Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Than Đông Bắc và chủ đầu tư các nguồn điện khác để đảm bảo cung ứng đủ nhiên liệu cho sản xuất điện theo nhu cầu hệ thống. Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia, các Tổng công ty Điện lực chủ động phát hiện, khắc phục, ngăn ngừa sự cố lưới điện, nâng cao độ tin cậy và giảm tổn thất điện năng; tăng cường giám sát và tuân thủ kỷ luật vận hành.
Về đầu tư xây dựng, trong tháng 5, EVN tiếp tục đôn đốc các đơn vị tập trung lực lượng tại các công trường, đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án nguồn và lưới điện trọng điểm. Trong đó, dự án Nhà máy Thủy điện Ialy mở rộng tiếp nhận, lắp đặt thiết bị cơ điện, cơ khí thủy công đồng bộ với tiến độ xây lắp nhà máy, đảm bảo mục tiêu phát điện năm 2024. Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I hoàn thiện thiết kế kỹ thuật đợt 3 theo ý kiến thẩm định để trình Bộ Công Thương.
Các đơn vị cần hoàn thiện các thủ tục thu xếp vốn cho dự án Thủy điện Trị An mở rộng, dự án Thủy điện tích năng Bác Ái để sớm khởi công công trình. Tập trung mọi nguồn lực để thi công đường dây 500 kV mạch 3 (từ Quảng Trạch đến Phố Nối), tiếp tục làm việc với các địa phương về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng để bàn giao các khoảng còn lại. Mặc dù tập trung, nỗ lực cao để phấn đấu hoàn thành theo tiến độ được giao nhưng việc đảm bảo an toàn thi công trên công trường vẫn phải là yêu cầu ưu tiên hàng đầu. Ngoài ra, các đơn vị cũng cần khẩn trương hoàn thành các công trình lưới điện để tăng cường nhập khẩu điện từ Lào như: phấn đấu hoàn thành đóng điện dự án đường dây 220kV Nậm Sum - Nông Cống; đóng điện giai đoạn một trạm cắt 220kV Đăk Ooc...
Để chung tay góp phần đảm bảo cung cấp điện trong mùa hè nắng nóng năm 2024 đã và đang có xu thế bất lợi về thời tiết, EVN mong nhận được sự chia sẻ và hành động tích cực phối hợp của người dân cũng như các khách hàng sử dụng điện thông qua việc triệt để sử dụng điện tiết kiệm, nhất là vào các giờ cao điểm trưa (từ 11h đến 15h) và tối (từ 19h đến 23h). Trong đó, đặc biệt chú ý sử dụng hợp lý điều hòa nhiệt độ, chi bật khi thực sự cần thiết, đặt nhiệt độ ở mức 26 - 27 độ trở lên; đồng thời chú ý không sử dụng đồng thời nhiều thiết bị điện có công suất lớn trong giờ cao điểm. Việc triệt để sử dụng điện tiết kiệm điện cũng giảm thiểu nguy cơ sự cố về điện và hạn chế tình trạng hóa đơn tiền điện tăng cao.
Trước đó, trong tháng 4, khi nhu cầu điện tăng cao do kinh tế tiếp tục hồi phục, đồng thời nắng nóng gay gắt diện rộng diễn ra tại cả 3 miền, Tập đoàn Điện lực Việt Nam vẫn duy trì đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, đặc biệt trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
Công suất cực đại và sản lượng điện tiêu thụ điện ngày trên quy mô toàn quốc tăng cao với những con số đạt kỷ lục mới, công suất cực đại lên tới 47.670 MW (ngày 27/4) và sản lượng tiêu thụ ngày cao nhất đạt 993 triệu kWh (ngày 26/4). EVN đã điều hành linh hoạt nhiều nguồn điện, trong đó huy động tối đa các nhà máy nhiệt điện than, khí, kết hợp tăng cường truyền tải tối đa từ miền Trung ra miền Bắc và huy động các nhà máy thủy điện phù hợp theo tình thủy văn, nước về các hồ nhằm giữ nước để đảm bảo cung cấp điện đến cuối mùa khô 2024.
Tháng 4, sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống đạt 26,82 tỷ kWh, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm 2023. Lũy kế 4 tháng đầu năm, sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống đạt 96,16 tỷ kWh, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2023. Sản lượng và tỷ trọng huy động các loại hình nguồn điện toàn hệ thống trong 4 tháng như sau: thủy điện - 14,41 tỷ kWh, chiếm 15%; nhiệt điện than - đạt 56,89 tỷ kWh, chiếm 59,2%; tua bin khí - 8,52 tỷ kWh, chiếm 8,9%; năng lượng tái tạo - 14,55 tỷ kWh, chiếm 15,1% (trong đó điện mặt trời đạt 9,26 tỷ kWh, điện gió đạt 4,78 tỷ kWh); điện nhập khẩu - 1,56 tỷ kWh, chiếm 1,6%. Sản lượng điện truyền tải tháng 4 đạt 22,5 tỷ kWh. Lũy kế 4 tháng, sản lượng điện truyền tải đạt 76,9 tỷ kWh, tăng 13,52% so với cùng kỳ năm 2023.
Trong tháng 4, tập đoàn và các đơn vị nỗ lực trong việc triển khai đầu tư các công trình nguồn và lưới điện theo mục tiêu kế hoạch năm. Lãnh đạo EVN thường xuyên kiểm tra công trường, đôn đốc tiến độ thi công, cung cấp vật tư thiết bị đối với các công trình điện trọng điểm. Trong đó, dự án đường dây 500 kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối đã hoàn thành đúc móng được 1005/1177 vị trí; dự án Nhà máy Thủy điện Ialy mở rộng đang bám sát mục tiêu phát điện 2 tổ máy vào cuối năm 2024... Trong 4 tháng, EVN và các đơn vị đã khởi công 34 công trình và hoàn thành đóng điện, đưa vào vận hành 36 công trình lưới điện từ 110 kV đến 500 kV. Tập đoàn còn hoàn thành một số dự án quan trọng như: trạm biến áp 220kV Phố Cao và đấu nối, máy biến áp 220kV thứ 2 trạm biến áp Thái Thụy...
Ngoài ra, để chủ động chuẩn bị nhiều giải pháp cho việc cung cấp điện năm 2024, EVN đã cập nhật tính toán Kế hoạch cung ứng điện và vận hành hệ thống điện năm 2024 và Kế hoạch cung ứng điện các tháng cao điểm mùa khô (các tháng 4, 5, 6, 7) của năm 2024, đã được Bộ Công thương phê duyệt điều chỉnh.
Hải My
Tỉnh Cà Mau có 71 chợ nhưng có đến gần chục chợ bỏ hoang. Nguyên nhân được xác định là do các chợ này xây dựng ki ốt quá nhỏ, xe máy không thể đi vào chợ, lại được xây dựng ở những khu tái định cư ít người sinh sống.
Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh hiện hơn 60 triệu đồng một năm, gấp 12 lần so với 2024, thời điểm tái lập tỉnh.
Ngày 15/6, Hiệp hội Nông nghiệp tỉnh Oita (một địa phương phía Nam Nhật Bản) cho biết đã buộc phải tiêu hủy hơn 70 tấn sữa tươi nguyên liệu do trục trặc tại một khâu thu mua nguyên liệu từ trường Đại học Nông nghiệp tỉnh Oita khiến cho chất tẩy rửa bị trộn lẫn vào sữa.
Ông Bùi Tuấn Mạnh - Chủ tịch UBND huyện Cát Hải vừa bị lãnh đạo UBND TP Hải Phòng phê bình vì chưa tập trung chỉ đạo thực hiện hỗ trợ, tháo dỡ, di dời lồng bè nuôi trồng thủy hải sản trên vịnh thuộc quần đảo Cát Bà.
Giá tiêu hôm nay 19/7/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch ở mốc 147.000 – 148.000 đồng/kg.
Tỉnh Đắk Nông đang triển khai các bước để tiến hành đấu giá 12 lô đất vàng nằm trên địa bàn thành phố Gia Nghĩa.
Loạt hạ tầng trọng điểm như đường Vành đai 3, tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đang được đẩy nhanh tiến độ để đi vào vận hành trong thời gian tới. Đây tiếp tục là động lực lớn để khu Đông tăng trưởng bền vững.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng ý với quyết định của UBND TPHCM về việc thu hồi gần 11.000m2 đất vàng quận 10 để xây trường học.
UBND TP quyết định xây dựng chợ dân sinh trên địa bàn phường Thượng Thanh và phường Đức Giang, diện tích khoảng 1.585m2.