EU đang nỗ lực phát triển quan hệ đối tác với Nhật Bản và Hàn Quốc ở lĩnh vực quốc phòng, nhằm giải quyết những thách thức an ninh chung.
Báo Nikkei Asia ngày 23-6 dẫn lời một quan chức cấp cao của Ủy ban châu Âu (EC) cho biết môi trường an ninh ở châu Âu và châu Á đã thay đổi đáng kể.
EU hy vọng quan hệ hợp tác quốc phòng giữa khối này với Nhật Bản và Hàn Quốc ngày càng phát triển hơn nữa. Nếu thuận lợi, Brussels đặt mục tiêu sẽ đạt được thỏa thuận với lãnh đạo cấp cao của Nhật Bản vào cuối năm nay.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh các quan chức EU nhận thấy châu Âu và châu Á dần có chung những mối đe dọa về an ninh. Đặc biệt là sau khi Nga và Triều Tiên ký kết Hiệp ước Đối tác toàn diện Nga - Triều Tiên hôm 19-4.
EU đã duy trì quan hệ đối tác an ninh quốc phòng với các nước ngoài khối như Na Uy. Chiến lược tiếp theo của EU là phát triển các mối quan hệ đối tác tương tự tại khu vực châu Á.
Theo báo Nikkei Asia, Nhật Bản và EU đang phải đối mặt với những thách thức chung như: ngành công nghiệp quốc phòng quy mô nhỏ, chi phí cao, cũng như sự phụ thuộc vào các nhà thầu Mỹ.
Để phát triển hơn nữa quan hệ đối tác an ninh với Nhật Bản, EU sẽ tạo điều kiện để các công ty Nhật Bản tham gia vào những chương trình nghiên cứu và phát triển quốc phòng của EU.
Bên cạnh đó, EU cũng rót vốn cho các dự án hợp tác quốc phòng giữa khối này và Nhật Bản.
Trong khi đó Hàn Quốc đang tăng cường xuất khẩu vũ khí sang châu Âu. Kể từ đầu xung đột Nga - Ukraine vào năm 2022, Ba Lan đã đặt hàng số lượng lớn xe tăng K2 và pháo tự hành K9 của Hàn Quốc.
Romania, Phần Lan và Estonia cũng tăng cường nhập khẩu vũ khí từ Hàn Quốc thời gian gần đây.
Đồng thời, EU sẽ cân nhắc hợp tác với Hàn Quốc ở các lĩnh vực khác như không gian, an ninh mạng, an ninh hàng hải, cũng như hợp tác với Nhật Bản ở lĩnh vực giải trừ và không phổ biến vũ khí hạt nhân - vấn đề mà Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio ưu tiên.
Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 6-2023 với Nikkei Asia, Chủ tịch EC Ursula von der Leyen cho biết an ninh là lĩnh vực ưu tiên hàng đầu để nâng cấp quan hệ Nhật Bản - EU.
Một tháng sau, hai bên đã thống nhất khởi động đối thoại chiến lược cấp bộ trưởng về vấn đề an ninh.
Ủy ban Điều tra Nga công bố hình ảnh các mảnh vỡ được cho là của tên lửa Patriot tại hiện trường máy bay Il-76 rơi ở tỉnh Belgorod.
Phu nhân Ngô Phương Ly như hòa cùng các em học sinh của Trường tiểu học Võ Thị Thắng ở Cuba. Có giây phút bà như nghẹn ngào, ôm chầm một em học sinh và dặn dò cố gắng học tập.
Việc Thủ tướng Phạm Minh Chính được mời dự hội nghị WEF tại Trung Quốc cho thấy sự coi trọng đối với vai trò, vị thế và đóng góp của Việt Nam, theo Đại sứ Phạm Sao Mai.
Ngày 20/5, Thủ tướng Anh Rishi Sunak chính thức gửi lời xin lỗi tới các nạn nhân và gia đình của họ trong bê bối truyền máu nhiễm bệnh hồi thập niên 1970 và 1980 ở nước này.
Chiều 17/5, quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã phóng một tên lửa đạn đạo chưa xác định ra vùng biển phía Đông nước này.
Tây Ban Nha hiện là một trong số các nước châu Âu chỉ trích Israel nhiều nhất về cuộc chiến ở Dải Gaza.
Ông Netanyahu tuyên bố đã ra lệnh thực hiện loạt vụ nổ máy nhắn tin ở Lebanon hồi tháng 9, lần đầu Israel nhận trách nhiệm về sự việc.
Nga nói cầu nối Crimea bị bắn phá, Ukraine quan ngại về Zaporizhzhia, tàu tuần duyên Mỹ đi qua eo biển Đài Loan… là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập phối hợp với các cơ quan liên quan hoàn tất các thủ tục, giấy tờ để các thuyền viên được về nước nhanh chóng, thuận lợi, an toàn.