Các quan chức EU nhất trí lộ trình dần nới lỏng lệnh trừng phạt Syria, sau gần hai tháng lực lượng nổi dậy nước này lật đổ ông Assad.
"Chúng tôi đặt mục tiêu nới lỏng trừng phạt nhanh chóng cho Syria, song quá trình này có thể bị đảo ngược nếu họ có những bước đi sai lầm", Đại diện Cấp cao về Chính sách An ninh và Đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Kaja Kallas thông báo ngày 27/1.
Asaad Hassan al-Shibani, quan chức phụ trách ngoại giao của chính quyền Syria mới, hoan nghênh quyết định của khối, mô tả đây là "bước tiến tích cực". "Syria kỳ vọng động thái này sẽ tác động đến mọi khía cạnh trong cuộc sống của người dân Syria, đảm bảo phát triển bền vững", ông al-Shibani viết.
EU đã áp loạt lệnh trừng phạt nhắm vào các cá nhân, lĩnh vực kinh tế ở Syria dưới thời chính quyền tổng thống Bashar al-Assad, trong đó có lệnh cấm xuất khẩu dầu, hạn chế tiếp cận các kênh tài chính toàn cầu.
Khối bắt đầu xem xét lại cách tiếp cận sau khi lực lượng Hayat Tahrir al-Sham (HTS) do lãnh đạo Ahmed al-Shaara lãnh đạo lật đổ chính quyền Assad cuối năm ngoái.
Ông al-Sharra nhiều lần khẳng định bảo vệ quyền của tất cả người dân, phụ nữ Syria, không can thiệp tình hình của các cộng đồng thiểu số, phản đối tấn công "mượn danh Hồi giáo" ở nước ngoài.
Nhiều thành viên EU nhấn mạnh khối cần thực hiện cách tiếp cận từng bước trong nới lỏng trừng phạt Syria, để ngỏ khả năng đảo ngược để duy trì, đảm bảo chính quyền mới "tôn trọng các quyền cơ bản, thực hiện các chính sách bao trùm".
Trước khi ra quyết định ngày 27/1, các nhà ngoại giao từ 27 quốc gia thành viên trong khối đã khuyến nghị hành động nhanh chóng để dỡ các hạn chế nhằm vào Syria trong các lĩnh vực như năng lượng, giao thông vận tải.
Đức Trung (Theo Reuters, AFP, AP)
Vụ ám sát Ismail Haniyeh ở Iran đặt dấu chấm hết cho nỗ lực không biết mệt mỏi của ông nhằm đàm phán với Israel, tạo dựng hòa bình cho Dải Gaza.
Các quan chức của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang lo ngại việc ông Donald Trump trở lại nắm quyền sẽ gây tổn hại đến liên minh và làm tê liệt các nỗ lực chung.
Ngày 26/3, Anh thông tin rằng Nga đã tái tiếp nhận thường xuyên một số lượng nhỏ máy bay không người lái (UAV) từ Iran, trong khi đó nhà phân tích quân sự người Mỹ Sean Bell đưa ra dự báo về cái kết của xung đột Ukraine.
Quân đội Mỹ không kích ba địa điểm của dân quân thân Iran tại Iraq, đáp trả vụ tập kích UAV làm một số binh sĩ nước này bị thương.
Phát huy truyền thống đoàn kết và tinh thần “tương thân, tương ái”, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Luang Prabang (TLSQ) kêu gọi cộng đồng người Việt Nam đang làm ăn, sinh sống tại Lào, doanh nghiệp Việt Nam, các cơ quan đại diện Việt Nam tại Bắc Lào cùng chung tay, ủng hộ, giúp đỡ bà con Việt Nam và Lào chịu thiệt hại do cơn bão Yagi gây ra.
Hôm 3/8, chính phủ Nhật Bản thông báo, với sự hỗ trợ của Pháp, toàn bộ công dân nước này đã rời khỏi Niger, một tuần sau khi xảy ra cuộc đảo chính ở quốc gia Tây Phi.
Nghị sĩ Ukraine thông báo máy bay cảnh báo A-50 Nga bị 'phá hủy hoặc hư hại nặng' sau cuộc tấn công bằng UAV của Kiev vào nhà máy tại Taganrog.
Mỹ thông báo oanh tạc cơ tàng hình B-2 đã tập kích mục tiêu tại Yemen, đánh dấu lần đầu loại máy bay này tham gia chiến dịch chống Houthi.
Theo những sửa đổi mới nhất, người dân Hàn Quốc có thể rải tro cốt người đã khuất xuống biển hoặc núi sau khi hỏa thiêu.