Các ngoại trưởng của Liên minh châu Âu (EU) một lần nữa không đạt được sự đồng thuận về Quỹ hỗ trợ Ukraine trong khuôn khổ Quỹ hòa bình châu Âu.
EU bất đồng về Quỹ hỗ trợ Ukraine, khen Nga lách trừng phạt tốt, thừa nhận 'mục tiêu xa vời' khi muốn tìm kiếm 'khế ước' bằng vũ lực |
Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh của EU Josep Borrell phát biểu tại một cuộc họp báo ngày 14/10 ở Luxembourg. (Nguồn: DPA) |
Theo AFP, thông tin trên Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh của EU Josep Borrell phát biểu tại một cuộc họp báo sau cuộc họp của Hội đồng Ngoại giao EU ở Luxembourg, song lưu ý: "Chúng tôi cần đạt được sự đồng thuận hoàn toàn về đề xuất gỡ bỏ lệnh phong tỏa Quỹ hỗ trợ Ukraine".
Tin liên quan |
Xung đột Nga-Ukraine Xung đột Nga-Ukraine 'nóng lên' với cuộc đối đầu UAV |
Theo ông, các ngoại trưởng "gần như đã đạt được việc này" và chắc chắn sẽ xem xét để tìm ra cách đạt được sự đồng thuận hoàn toàn của tất cả các quốc gia thành viên về đề xuất.
Ông Borrell cũng đã công bố kế hoạch đến Ukraine trước khi nhiệm kỳ của ông kết thúc.
Quỹ hòa bình châu Âu là một cơ chế tài trợ quân sự ngoài ngân sách được thành lập vào tháng 3/2021 với tổng giá trị hơn 17 tỷ Euro (18,5 tỷ USD) cho giai đoạn 2021-2027.
Hầu hết các quỹ của cơ chế này đã được phân bổ để bồi thường một phần cho các nước EU liên quan số tiền đã chi để viện trợ quân sự cho Ukraine.
Cũng tại buổi họp báo, nhà ngoại giao EU cho rằng, cần phải tăng áp lực trừng phạt lên Moscow cũng như tăng cường cung cấp vũ khí cho Ukraine khi ghi nhận tính hiệu quả cao của các biện pháp mà Nga đang thực hiện nhằm lách lệnh trừng phạt.
Lưu ý “không nên nhầm lẫn hòa bình ở Ukraine với sự đầu hàng” của Kiev, ông Borrell đồng thời thừa nhận: “Có logic chiến lược trong việc hỗ trợ Ukraine về mặt chính trị và quân sự nhằm buộc Tổng thống Nga Vladimir Putin phải đàm phán, nhưng đây dường như là mục tiêu rất xa vời”.
Ngày 24/1, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) bắt đầu tiến hành cuộc tập trận quân sự lớn nhất kể từ Chiến tranh Lạnh, mang tên Steadfast Defender 2024.
Mỹ và Anh thông báo phối hợp không kích lực lượng Houthi tại Yemen để đáp trả các vụ tập kích liên tục nhằm vào tàu thuyền trong khu vực.
Một thành viên cấp cao Hamas cho biết không có tiến triển nào đạt được tại vòng đàm phán mới về lệnh ngừng bắn ở Gaza diễn ra tại Ai Cập.
Venezuela chỉ trích Anh 'khiêu khích thù địch' và tổ chức diễn tập gần biên giới với Guyana, sau khi London thông báo điều tàu chiến đến bờ biển Guyana.
Phòng không Ai Cập đánh chặn vật thể khả nghi gần bờ, trong khi chiến hạm Anh trên Biển Đỏ bắn hạ một UAV đang nhắm vào tàu hàng.
Tổng thống Macron đã chấp nhận đơn từ chức của Thủ tướng Attal và chính phủ, nhưng yêu cầu họ giữ chức vụ đến khi nội các mới được thành lập.
Ngày 21/6, Hàn Quốc đã triệu Đại sứ Nga tại Seoul Georgy Zinoviev để bày tỏ thái độ về hiệp ước Đối tác chiến lược toàn diện Nga-Triều Tiên tại hội nghị thượng đỉnh giữa các nhà lãnh đạo hai nước này hôm 19/6 ở Bình Nhưỡng.
Tòa Singapore tuyên án 11 tháng tù một sinh viên Việt Nam với cáo buộc lấy trộm máy tính xách tay và máy tính bảng trị giá hơn 31.100 USD.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc, Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á, Hội nghị Ngoại trưởng G7... là những sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần.